Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank-Sở

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh sở giao dịch 405 (Trang 36 - 48)

8. Bố cục của khóa luận

2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank-Sở

- Chức năng của các phòng giao dịch chủ yếu khá giống với chi nhánh là nhận tiền gửi từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, huy động vốn từ người dân và một số các loại hình dịch vụ khác theo sự chỉ đạo của ban giám đốc.

2.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank- SởGiao Dịch Giao Dịch

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 2. 1: Tình hình huy động von giai đoạn 2018-2020

Bán lẻ 25.495,20 40 25.924,00 38 428,8 27.619,20 38 21.695, Theo loại tiền Ngoạ i tệ 23.923,84 38 25.357,25 37 1.433,4 1 25.890,48 35 533,23 Nội tệ 39.401,76 62 43.122,75 63 3.720,99 47.719,57 65 4.596,82 Theo kỳ hạn KK K 14.974,91 24 14.997,12 22 22,21 14.662,47 2Õ (334,65) CK K 48.350,69 76 53.482,88 78 5.132,1 9 58.947,59 80 5.464,71

Nguồn: Phòng tổng hợp- Vietcombank Sở Giao Dịch

Qua bảng trên cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Sở Giao Dịch có một số đặc điểm như sau:

ra để đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động cao và liên tục cho sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức gửi tiền ngắn hạn với thời gian dưới 12 tháng.

Bên cạnh đó, mặc dù tỷ lệ huy động từ khách hàng bán lẻ chiếm tỷ trọng không quá cao nhưng xét trên giá trị tuyệt đối thì nguồn huy động vốn này lại tăng khá tốt trong 3 năm gần đây( Năm 2019 tăng 429 tỷ; Năm 2020 tăng 1695 tỷ). Đây cũng là nguồn vốn qua trọng đối với ngân hàng bởi các lý do sau. Thứ nhất, bản chất của nguồn vốn này là lượng tiền nhàn rỗi của người dân, các hộ gia đình làm ăn nhỏ lẻ, họ tích trữ lại cho những nhu cầu trong tương lai, họ cũng là lực lượng đông nhất trên thị trường vì vậy nếu thu hút được triệt để nguồn vốn này thì ngân hàng sẽ tối đa hóa được lợi nhuận của mình. Thứ hai, khác với doanh nghiệp hay các TCKT thì tiền gửi từ cư dân thường mang tính ổn định cao, có kế hoạch rõ ràng vì vậy ngân hàng có thể dễ dàng cân đối được thời điểm tăng giảm nguồn vốn. Cuối cùng thì các khoản tiền gửi của cá nhân thường có thời gian dài từ 12 tháng đến 36 tháng và ít khả năng rút ra đột ngột nên ngân hàng có thể dùng để đầu tư, cho vay các dự án trung dài hạn. Những điều này được thể hiện qua biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2. 1: Tỷ lệ huy động vốn theo phân loại khách hàng giai đoạn 2018- 2020

Đơn vị: %

* Theo loại tiền gửi

Có thể thấy nguồn tiền huy động từ ngoại tệ thấp hơn đáng kể so với nội tệ khi chỉ xấp xỉ bằng một phần ba tổng nguồn huy động. Lượng tiền gửi bằng VND có xu tăng dần đều qua các năm khi ở năm 2020 là gần 48000 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 65% (Năm 2018 tỷ trọng là 62% và năm 2019 là 63%), tăng về số tuyệt đối là 4596 tỷ tương đương 11% so với năm 2019 và năm 2019 tăng 3721 tỷ tương đương 9,5% so với năm 2018. Lượng tiền gửi nội tệ cao như vậy chủ yếu là do nhà nước đã hạ lãi suất huy động của ngoại tệ xuống rất thấp như đối với USD là 0% trong khi đó lãi suất nội tệ ở mức khá tốt 5,5%. Do vậy khách hàng gửi nội tệ vẫn chiếm đa số và khách hàng gửi ngoại tệ thường chỉ cho mục đích thanh toán hay mua bán hàng hóa sản xuất với các công ty nước ngoài.

2018 2019 2020 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng dư nợ 21.259,52 100 22.933,63 100 26.714,40 100 * Theo kì hạn

Biểu đồ 2. 2: Tỷ lệ huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: %

■KKK ■CKK

Bảng 2.1 và biểu đồ 2.2 đã cho thấy tiền gửi không kì hạn không quá thu hút được khách hàng khi tăng trưởng âm từ năm 2018 đến năm 2020( Năm 2019 tăng 22 tỷ; năm 2020 giảm 335 tỷ). Bên cạnh đó thì tiền gửi có kì hạn lại tăng mạnh và đạt mức gần 59000 tỷ trong năm 2020 tương đương 80%. Việc các khoản tiền gửi không kì hạn giảm sẽ làm tăng mức phí trả lãi của ngân hàng và giảm tỷ suất sinh lời trên mỗi đồng vốn vay. Nhưng khi các khoản tiết kiệm có kì hạn gia tăng thì ngân hàng cũng sẽ có được một nguồn vốn ổn định để đầu tư và có thể dễ dàng kiểm soát sự tăng giảm dòng tiền qua từng thời điểm. Do đó để đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng thì ngân hàng nên cơ cấu tỷ lệ nguồn vốn theo kì hạn một cách hợp lý.

2.1.4.2. Tình hình cấp tín dụng

Bảng 2. 2: Tình hình cấp tín dụng giai đoạn 2018-2020

Theo phân loại KH Bán buôn 13.134,57 62 13.160,94 57 15.548,80 58 SME 1.042,69 5 947,24 4 813,60 3 Thể nhân 7.082,26 33 8.825,45 39 10.351,20 39 Theo kì hạn Ngắn hạn 7.056,81 33 9.013,58 39 10.980,07 41 Trung dài hạn 14.202,71 67 13.920,05 61 15.734,33 59

Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank-Sở Giao Dịch

Trong những năm vừa qua, khi sự biến động của thị trường là liên tục, các ngân hàng TMCP liên tục giảm lãi suất và đưa ra các gói vay vô cùng ưu đãi cho khách hàng thì mức độ cạnh tranh là cực kì gay gắt. Tuy nhiên, tổng dư nợ tín dụng của 3 năm gần đây luôn tăng đều và ổn định, đặc biệt là trong năm 2020 có sự tăng trưởng khá tốt ở

mức xấp xỉ 27000 tỷ đồng. Phân tích theo các tiêu chí cụ thể thì ta có tình hình dư nợ như sau:

* Theo phân loại khách hàng

Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ tỷ lệ cấp tín dụng theo phân loại khách hàng

Qua biểu đồ trên có thể thấy được rằng trong những năm gần đây thì khách hàng bán buôn vẫn là đối tượng chủ yếu có dư nợ tín dụng cao nhất chiếm khoảng 60% tổng dư nợ và đạt mức 15500 tỷ trong năm 2020. Tuy tăng đều về mặt giá trị tuyệt đối qua các năm nhưng tỷ trọng của mảng bán buôn lại giảm nhẹ và đang có sự dịch chuyển sang nhóm khách hàng thể nhân trong 3 năm qua. Nhóm khách hàng này có sự tăng trưởng khá tốt, dư nợ tín dụng trong năm 2020 là hơn 10000 tỷ đồng, tương

Chỉ tiêu

2018 2019 2020

So sánh 2019/2018 Số tiền So sánh 2020/2019

thêm nhiều khách hàng tiềm năng mới trong tương lai. Cuối cùng là nhóm khách hàng SME, đây là tập khách hàng mà chi nhánh đang chưa làm tốt trong việc tiếp cận và phát triển dư nợ tín dụng .Bởi đây hầu hết là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ hoặc các Start- up và vì vậy họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh dẫn đến kế hoạch kinh doanh chưa hiệu quả, chưa phù hợp với các điều kiện mà ngân hàng đưa ra đồng thời rủi ro cũng là tương đối lớn khi nhóm khách hàng này có thể phá sản bất cứ lúc nào. Do đó, dư nợ tín dụng của đối tượng khách hàng này liên tục giảm từ năm 2018-2020.

* Theo kì hạn

Nhìn chung, về tỷ trong cấp tín dụng trong 3 năm, dư nợ cấp tín dụng ngắn hạn đang có tỷ trọng vừa phải trong tổng dư nợ và tăng đều qua các năm. Năm 2018, tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn chỉ đạt ở mức 33% nhưng 2 năm tiếp theo đã nhanh chóng bứt tốc và đạt lần lượt ở mức 39% và 41%. Theo bảng ta thấy, dư nợ ngắn hạn trong năm 2019 đạt xấp xỉ 9000 tỷ đồng, tăng 1957 tỷ so với năm 2018 tương đương gần 28%. Đến năm 2020, dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng trưởng 1966 tỷ đồng tương đương 22% so với năm 2019, con số này tuy chưa ấn tượng như ở năm 2019 nhưng đây cũng là điều dễ hiểu khi năm 2020 là một năm khó khăn, ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ thể nhân cho đến doanh nghiệp vì vậy để giữ được mức tăng trưởng tín dụng trên 20% là sự cố gắng nỗ lực của toàn chi nhánh Sở Giao Dịch.

Trái ngược với xu hướng tăng của tín dụng ngắn hạn thì dư nợ trung dài hạn lại theo chiều hướng giảm nhẹ qua từng năm. Trong năm 2018, cấp tín dụng trung dài hạn chiếm đến 66% thì trong năm 2019 giảm xuống 60% và năm 2020 chỉ còn 58%. Điều này phản ánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu dư nợ từ trung dài hạn sang ngắn hạn. Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân sau: thứ nhất là các dự án trung dài hạn thường là dự án đầu tư có chi phí lớn, đòi hỏi việc thẩm định đánh giá phải vô cùng khắt khe nhằm đảm bảo rủi ro ở mức thấp nhất. Thứ hai những dự án này diễn ra trong dài hạn nên bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố môi trường, thị trường... từ đó tác động tới tiềm năng phát triển của dự án. Vì vậy các doanh nghiệp đầu tư dài hạn khó tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng và làm giảm tăng trưởng dư nợ trung dài hạn của chi nhánh.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank-Sở Giao Dịch

Doanh thu 7.925,97 8.933,5 9 1.007,62 +12,71 9.031,3 4 97,75 +1,09 Chi phí 6.182,26 6.789,5 3 607,27 +9,8 6.806,9 2 17,39 +0, 2 Lợi nhuận 1.743,71 2.144,0 6 400,35 +22,9 2.224,4 2 80,36 +3, 7

Nguồn: Phòng tổng hợp Vietcombank-Sở Giao Dịch

Mọi hoạt động kinh doanh của bất cứ lĩnh vực nào cũng hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Với những nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ

Vietcombank-Sở Giao Dịch cùng với đó là sự lãnh đạo của ban giám đốc và những kế hoạch đúng đắn của trụ sở chính đã giúp cho chi nhánh có được kết quả kinh doanh ấn tượng qua các năm.

Biểu đồ 2. 4: Tỷ lệ lợi nhuận và chi phí qua các năm 2018-2020

■Chi phí ■Lợi nhuận

Qua bảng 2.3, ta có thể thấy tổng doanh thu của chi nhánh có sự tăng trưởng khá ổn định trong giai đoạn 3 năm từ 2018-2020( từ 7926 tỷ năm 2018 lên hơn 8900 tỷ trong năm 2019), tuy nhiên trong năm 2020 mức doanh thu vẫn tăng nhưng chỉ dừng lại ở mức khoảng trên 9000 tỷ. Xem xét nguyên nhân chi tiết ta thấy ngân hàng không chỉ làm tốt khi giữ cho thu nhập tăng trưởng dương mà còn giảm được tỷ lệ chi phí qua từng năm. Biểu đồ 2.4 cho thấy từ năm 2018 đến 2019, chi phí tăng hơn 600 tỷ nhưng tỷ lệ chi phí đã giảm còn 76% trên tổng thu nhập so với 78% của năm 2018 và ở năm 2020, tổng chi phí chỉ ở mức xấp xỉ 75% trên tổng doanh thu. Điều này cho thấy chi nhánh đang hoạt động rất hiệu quả khi giảm thiểu được những chi phí không cần thiết đồng thời vẫn tăng được lợi nhuận qua các năm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh sở giao dịch 405 (Trang 36 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w