Thực hiện các chính sách phù hợp với thực tế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh sở giao dịch 405 (Trang 73 - 74)

8. Bố cục của khóa luận

3.2.1.Thực hiện các chính sách phù hợp với thực tế

- Mở rộng mạng lưới khách hàng

Hiện nay, tại Hà Nội thì Sở Giao Dịch đang ở một vị trí có thể nói là trọng điểm của thành phố, các phòng giao dịch có độ phủ sóng khá rộng. Tuy nhiên quy mô của chi nhánh vẫn còn hạn chế là chưa thực sự tiếp cận được một số đối tượng khách hàng như các doanh nghiệp SMEs. Điều này có thể thấy rõ trong phần phân tích ở chương 2. Chi nhánh nên tập trung không chỉ với các doanh nghiệp nhà nước mà còn các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đây hầu hết là những doanh nghiệp có quy mô không quá lớn nhưng họ rất năng động, linh hoạt và thích nghi nhanh hơn với sự biến động của thị trường. Khi đó chi nhánh sẽ mở rộng, đa dạng mạng lưới của mình và phân tán rủi ro tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý và đánh giá kỹ lưỡng để có thể chọn ra được những khách hàng có tiềm năng và đáng tin cậy.

Đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì đây lại là một lợi thế của chi nhánh do có nhiều các chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều nơi trên thế giới và ngân hàng cũng có mối quan hệ với nhiều các TCTC lớn trên nhiều quốc gia. Vì vậy chi nhánh có thể hỗ trợ rất tốt cho những doanh nghiệp này trên thị trường quốc tế.

Sản phẩm tín dụng là một trong những sản phẩm chủ lực, quan trọng đối với ngân hàng, chi nhánh cần liên tục cải thiện, nâng cao chất lượng những dịch vụ hiện có. Dựa vào việc phân tích, đánh giá nhu cầu của khách hàng thông qua những ý kiến đóng góp và khảo sát để từ đó biết được điểm yếu đang tồn tại trong sản phẩm từ đó có những giải pháp nhằm khắc phục, loại bỏ. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, ngân hàng cũng nên đề cao nhiệm vụ xây dựng, phát triển những sản phẩm mới để đón đầu thị trường, tạo ra xu hướng thu hút khách hàng sử dụng nhiều hơn nữa các dịch vụ, tiện ích của chi nhánh.

- Giảm thiểu các điều kiện về tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là điều kiện không thể thiếu đối với mỗi khoản vay đặc biệt là với các khách hàng là doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định có cho vay hay không và nếu vay thì hạn mức sẽ được bao nhiêu. Để khắc phục tình trạng này, chi nhánh có thể xem xét linh hoạt giảm các điều kiện liên quan đến thương mại về tài sản bảo đảm. Điều này không đồng nghĩa với việc buông lỏng các chính sách, quy định, mà tập trung vào việc tăng tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo giúp doanh nghiệp có nguồn vốn tốt hơn trong kinh doanh. Có như vậy thì các khách hàng trong nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ mới được đầu tư nhiều hơn để phát triển trong tương lai, đồng thời tăng tỷ trong dự nợ cho doanh nghiệp SMEs của chi nhánh lên và giảm phụ thuộc quá nhiều vào các doanh nghiệp lớn hay các tập đoàn nước ngoài. Ngoài ra, ngân hàng có thể nghiên cứu và bổ sung thêm chỉ tiêu kiểm soát về tỷ lệ cho vay không yêu cầu tài sản đảm bảo vào bộ chỉ tiêu quản lý hoạt động song song với các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh sở giao dịch 405 (Trang 73 - 74)