Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh sở giao dịch 405 (Trang 72 - 73)

8. Bố cục của khóa luận

3.1.2.Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng

- Thường xuyên rà soát đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Tiếp tục tái cấu trúc danh mục khách hàng theo hướng phát triển an toàn, hiệu quả. Đề ra lộ trình và tập trung cấp giải pháp tăng tỷ trọng khách hàng nhóm A (nhóm khách hàng tăng trưởng) lên 65%, giảm tỷ trọng khách hàng nhóm B (nhóm duy trì), rút giảm mạnh khách hàng nhóm C (nhóm khách hàng định hướng rút giảm), tăng cường áp dụng các biện pháp rút giảm, chấm dứt tín dụng nhóm D (nhóm khách hàng nguy cơ chuyển nợ xấu).

- Rà soát, đánh giá đúng thực trạng khách hàng có dư nợ cơ cấu lại nợ theo Thông tư 01 của NHNN. Kiểm soát chất lượng tín dụng một cách chặt chẽ, kịp thời có các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng. Áp dụng các biện pháp bổ sung tài sản bảo đảm, quản lý chặt chẽ nguồn thu, tập trung thu nợ sớm đối với các khoản nợ cơ cấu tiềm ẩn rủi ro, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

- Tăng cường kiểm tra chéo tín dụng, chú trọng tín dụng bán lẻ, tín dụng tại phòng giao dịch. Phân tích, đánh giá khả năng thu hồi nợ, biện pháp và tiến độ thu nợ đổi với các khoản nợ xấu, nợ ngoại bàng. Ban Giám đốc, Trường, Phó phòng và cán bộ phải được phân công trách nhiệm cụ thể trong việc thu hồi đối với từng khoản vay. Áp dụng các biện pháp kiên quyết trong việc thu hồi nợ. Trường hợp khách hàng cố tình chây ỳ, thiếu hợp tác tiến hành khởi kiện/chuyển hồ sơ sang các cơ quan pháp luật đề nghị hỗ trợ thu hồi nợ. Những chi nhánh có nợ có vấn đề lớn phải thành lập ban xử lý thu hồi nợ do Giám đốc chi nhánh là Trưởng ban, tập trung nguồn lực có chất lượng, kinh nghiệm cho công tác thu hồi nợ xấu. TSC cử cán bộ lãnh đạo phòng và

phân công cán bộ trực tiếp đôn đốc, phối hợp, hỗ trợ các chi nhánh thu hồi các khoản nợ xấu, nợ ngoại bảng có giá trị lớn.

- Thường xuyên tăng cường công tác tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Kịp thời phát hiện những sai sót, tồn tại, vi phạm. Kịp thời chấn chỉnh, khắc phục ngay các tồn tại, vi phạm qua kiểm tra và phát hiện của các Đoàn kiểm tra trong hệ thống VCB và của các cơ quan bên ngoài.

- Tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các tồn tại, sai phạm qua thanh tra, kiểm tra. Xây dựng kế hoạch, tiến độ, phân công trách nhiệm khắc phục các tồn tại, sai sót, vi phạm được nêu tại kết luận của Thanh tra NHNN, Kết luận của Kiểm toán Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh sở giao dịch 405 (Trang 72 - 73)