Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Xep hạng tín dụng khách hàng trên thế giới đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm tại Mỹ và các nước Châu Âu. Còn ở Việt Nam, hoạt động này mới bắt đầu được phát triển từ năm 2002 và được đánh dấu bằng Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN. Trước năm 1988, thời kỳ còn ngân hàng một cấp, ngân hàng là một trong ba cơ quan xét duyệt quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp. Thời kỳ này các nghiệp vụ phân tích báo cáo rất được coi trọng trong hoạt động ngân hàng, tuy nhiên còn mang nặng tính bao cấp, kế hoạch hóa tập trung nên việc phân tích cũng thiếu khách quan.
Đầu những năm 90, sau khi tách ngân hàng từ một cấp thành ngân hàng 2 cấp, các NHTM kinh doanh theo cơ chế thị trường. Để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng, Thống đốc NHNN đã cho triển khai làm thí điểm để rút kinh nghiệm về hoạt động thông tin tín dụng, đây là cơ sở tiền đề để hình thành hoạt động xếp hạng tín dụng như hiện nay.
Năm 2002, Thống đốc ngân hàng đã ban hành quyết định số 57/2002/QĐ- NHNN về việc cho phép Trung tâm thông tin tín dụng CIC triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng DN. Quyết định này đã đặt nền móng chính thức đầu tiên cho hoạt động XHTD tại Việt Nam, ban đầu phương pháp xếp hạng chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá dựa trên các chỉ tiêu tài chính của DN.
Agribank là một trong các ngân hàng thực hiện thí điểm XHTD DN theo quyết định của NHNN, ngân hàng đã ban hành văn bản hướng dẫn phân loại khách hàng. Ở bước đầu, quy trình XHTD mà ngân hàng đưa ra rất đơn giản, việc xếp hạng được đánh giá theo 5 tiêu chí tài chính được ghi trên “Phiếu phân loại khách hàng”:
29
4 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/
Tổng nguồn vốn >30%...'...2... . 10.... 10-30%... .5... <10%... .0... 5 Doanh thu Doanh thu lớn hơn hoặc = năm trước
liền kề... 10
Doanh thu nhỏ hơn năm trước liền kề .5...
Nguồn: Phòng tín dụng Agribank
Sau khi thí điểm thành công, ngày 28/4/2004, Quyết định số 473/2004/QĐ- NHNN được ban hành cho phép chính thức triển khai đề án phân tích, XHTD DN. Từ đây, báo cáo phân tích XHTD DN đã được chính thức cung cấp cho các TCTD, góp phần giúp các TCTD đưa ra các quyết định cấp tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Sau khi quyết định này ra đời, Agribank đã thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng bao gồm quy trình 7 bước xếp hạng tín dụng doanh nghiệp và được ban hành trong cuốn “Sổ tay tín dụng” nhằm đánh giá xác suất của một khách hàng tín dụng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với NH cho vay như không trả được lãi và nợ gốc khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác. Hệ thống chấm điểm khách hàng và XHTD này vẫn được Agribank áp dụng thực hiện đến hiện nay.
Năm 2008, Agribank đã hoàn thành và thử nghiệm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ RMS (Risk Management System). Hệ thống này có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản trị tín dụng, hỗ trợ phân loại nợ. Ngoài việc đánh giá xếp hạng khách hàng theo đúng quy định của NHNN Việt Nam, phù hợ với các tiêu chuẩn quốc tế mà các tổ chức tài chính lớn như S&P, JP Morgan... đang sử dụng, Agribank cũng đã hoàn thành xây dựng module phân loại nợ trên hệ thống Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS), đáp ứng yêu cầu của quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN và Thông tư số 18/NHNN. Module này đã góp phần tích cực trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng nhờ vào việc phân loại nợ được thực hiện hàng ngày và thông tin phân loại nợ được tham chiếu tự động đối với tất cả các khách hàng có quan hệ với nhiều chi nhánh của Agribank. Hệ thống mã ngành kinh tế cũng được Agribank xác lập khá hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu theo dõi, quản trị danh mục khoản vay theo từng ngành nghề kinh tế. Hệ thống XHTD nội bộ của Agribank đã chính thức được NHNN chấp nhận tại quy định 5811/NHNN-TTGSNH ngày 27/02/2011. Theo đó mọi khách hàng là rổ chức kinh tế đều được Agribank thực hiên phân loại nợ và sử dụng dự phòng rủi ro theo Điều 7 của quyết định 493 trên cơ sở báo cáo tài chính đơn vị cung cấp kết hợp với thông tin mà Agribank thu thập.
Quy trình xếp hạng và chấm điểm tín dụng khách hàng doanh nghiệp vẫn được thực hiện theo 7 bước và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng, xác định thông qua đánh giá bằng thang điểm dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính do khách hàng cung cấp và ngân hàng thu thập được tại thời điểm chấm điểm tín dụng. Agribank cũng xếp hạng khách hàng theo 10 mức hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D giống như quy định trong Sổ tay tín dụng đã ban hành.
3.2. Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
3.2.1. Hệ thống các văn bản và quy định hướng dẫn công tác xếp hạng tín
dụng tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng và triển khai ứng dụng XHTD khách hàng bằng hai phương pháp chấm điểm theo hướng dẫn của NHNN và tư vấn của các chuyên gia tài chính thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank). Đến nay, hệ thống xếp hạng nội bộ này đã được chỉnh sửa nhiều lần nhằm phù hợp hơn với điều kiện kinh tế xã hội đã thay đổi và các hiệp ước quốc tế mà Việt Nam cam kết. Mô hình XHTD khách hàng của Agribank đang sử dụng là mô hình một biến số dử dụng các chỉ tiêu tài chính theo phân tích định lượng và phi tài chính theo phân tích định tính để đánh giá nhằm bổ dung cho những hạn chế về số liệu thống kê của phương pháp định lượng. Agribank mới chỉ áp dụng mô hình chấm điểm và xếp hạng cho khách hàng cá nhân và
Theo các văn bản quy định của NHNN ban hành, NHNo&PTNT cũng đang thực hiện công tác XHTD dựa trên một số căn cứ như:
- Căn cứ đầu tiên phải kể đến là quyết định 57/2002/QĐ-NHNN về việc “ triển khai thí điểm phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp” đối với CIC và chỉ thị 01/NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “ xây dựng chiến lược kinh
doanh và sổ tay tín dụng” ban hành tháng 9/2003
- Căn cứ Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng.
- Căn cứ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ban hành ngày 18/03/2014 nhằm sửa đổi Thông tư 02
về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc
sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD. Văn bản này thay
đế chỉ thị 05/2005/CT-NHNN ngày 26/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của Ngân
hàng Nhà nước.
- Quyết định 493 xuất phát từ hiệp ước Basel II. Theo điều 7 của Quyết định 493 thì NHNN đã có định hướng khuyến khích các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai hệ thống XHTD nội bộ làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng. Căn
cứ vào đó, Agribank đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản mà trước
hết là xây dựng hệ thống tín dụng theo mô hình đánh giá theo các chỉ tiêu tài chính
và phi tài chính.
3.2.2. Nội dung hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Agribank
- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay..
- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ. - Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn. - Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn
thất tín dụng.
3.2.2.3. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
❖Phân tích các yếu tố định tính và định lượng
❖Việc phân tích được tiến hành theo các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính ❖Chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc sau:
Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng.
- Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng cán bộ tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó.
- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số - Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài
chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng.
Trong quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, cán bộ tín dụng sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc:
- Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì
ưu tiên nghiêng về phía loại cao hơn.
- Trong trường hợp khách hàng có bảo lãnh của một tổ chức có năng lực tài chính mạnh hơn, thì khách hàng đó có thể được xếp hạng tín dụng tương đương hạng tín dụng của bên bảo lãnh. Quy trình chấm điểm tín dụng của bên bảo lãnh cũng giống như quy trình áp dụng cho khách hàng.
3.2.2.4. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Phương pháp XHTD DN mà Agribank sử dụng là kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê, trong đó chấm điểm theo 2 nhóm: Chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính.
Các CBTD sẽ tìm kiếm thông tin thông qua các báo cáo của doanh nghiệp, thông tin thị trường và thông tin từ phỏng vấn hay thảo luận với các thành viên Ban33
Điểm Quy mô
Từ 70 - 100 điểm Lớn
điều hành, thành viên Hội đồng quản trị. Họ sử dụng những thông tin này để đánh giá tình trạng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, các chính sách và chiến lược quản trị rủi ro của toàn doanh nghiệp thông qua 2 bảng chỉ tiêu đánh giá:
- Bảng các chỉ số tài chính: đây là một công cụ để chấm điểm tín dụng dựa trên một số chỉ tiêu tài chính. Bảng chỉ số và giá trị chỉ số khác nhau cho mỗi loại khách
hàng khác nhau.
- Bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí phi tài chính: bảng này dựa trên các tiêu chuẩn định tính bao gồm: lưu chuyển tiền tệ, năng lực và kinh nghiệm quản lý, tình
hình và uy tín guao dịch với Agribank, môi trường kinh doanh, các đặc điểm hoạt
động khác.
3.2.2.5. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Quy trình chấm điểm và XHDN được áp dụng chung cho toàn hệ thống Agribank Việt Nam theo các bước sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư các nguồn:
-Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý và báo cáo tài chính -Phỏng vấn trực tiếp khách hàng
-Đi thăm thực địa khách hàng
-Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác
-Báo cáo nghiên cứu thị trường của các tổ chức chuyên nghiệp
-Phòng Thông tin kinh tế tài chính ngân hàng của NHNo&PTNT Việt Nam -Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam
-Các nguồn khác
Bước 2: Xác định ngành nghề lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
NHNo&PTNT Việt Nam áp dụng biểu điểm khác nhau cho bốn loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm:
- Nông, lâm và ngư nghiệp - Thương mại và dịch vụ
34
Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh chính thức đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/ lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.
Bước 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp cần được xác định dựa vào các tiêu chí: Vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước. CBTD tiền hành chấm điểm quy mô doanh nghiệp theo bảng hướng dẫn tại phụ lục 4 (Bảng 4.1)
Căn cứ vào thang điểm , các doanh nghiệp được xếp loại thành: quy mô lớn, vừa và nhỏ:
Từ 30 - 69 điểm’ Vừa
STT Tiêu chí DNNN (trong nước)DNNQD DNĐTNN
1 Lưu chuyển tiền tệ_____________ 20% 20% 27% 2 Năng lực và kinh nghiệm quảnlý
____________________________
27% 33% 27%
3 Tình hình & uy tín giao dịch vớiAgribankVN 33% 33% 31% 4 Môi trường kinh doanh_________ 7% 7% 7% 5 Các đặc điểm hoạt động khác 13% 7% 8%
_____________Tổng cộng_____________ 100% 100% 100%
Thông tin tài chính
không được kiểm toán Thông tin tài chínhđược kiểm toán DNN N DNNQD DNĐTNN DNNN DNNQ D DNĐTNN Các chỉ số TC 25% 35% 45% 35% 45% 55% Các chỉ số PTC 75% 65% 55% L~T---7--- 65% 55% 45%
(Nguồn: Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT)
Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính
Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, CBTD chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các hướng dẫn tại phụ lục 4:
Các chỉ số tài chính được xác định theo số liệu báo cáo tài chính (BCTC) năm của doanh nghiệp.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
CBTD chấm điểm theo 5 tiêu chí: Lưu chuyển tiền tệ, năng lực và kinh nghiệm quản lý, uy tín trong giao dịch, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác. Mỗi chỉ tiêu có năm khoảng giá trị tương ứng với mức điểm 4,8,12,16,20. Các tiêu chí phi tài chính của doanh nghiệp theo bảng mẫu được trình bày tại phụ lục 4.
Trong đó, các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm:
(1) Hệ số khả năng trả lãi = (Lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay)/ Chi phí trả lãi vay
(2) Hệ số khả năng trả lãi gốc = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh / (Tiền trả nợ gốc vay + Tiền trả nợ thuê tài chính)
35
(3) Xu hướng lưu chuyển tiền tệ thuần trong quá khứ (tính 3 năm liền kề) (4) Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh
(5) Tiền và các khoản tương đương tiền / Vốn chủ sở hữu
Khách hàng không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ được chấm điểm 0
Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các bảng trên, CBTD tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm ở trên và bảng trọng số áp dụng cho các chỉ tiêu phi tài chính.
Bảng 3.3: Bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính
(Nguồn: So tay tín dụng NHNo&PTNT Việt Nam)
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp
CBTD cộng tổng số điểm tài chính và điểm phi tài chính đã nhân với trọng số. CBTD cần xem xét đến loại hình sở hữu doanh nghiệp và báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không để xác định điểm tổng hợp.
Điểm của khách hàng = Điểm Tài chính x Tỷ trọng tài chính + Điểm phi tài chính x Tỷ trọng phi tài chính
Bảng 3.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chấm điểm XHTD theo các loại hình doanh nghiệp của Agribank