Định hướng công tác xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 72)

Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn.

Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, mở rộng tín dụng đi đôi với đảm bảo an toàn, hiệu quả trên cơ sở kết hợp với hệ thống XHTD nội bộ trong quá trình cho vay nhằm hạn chế rủi ro. Tuân thủ tuyệt đối quy trình, quy chế, nâng cao chất lượng thông tin cho công tác XHTD để nâng cao chất lượng XHTD. Tiếp tục ứng dụng kết quả XHTD để ra quyết định cho vay với chủ trương lựa chọn khách hàng có loại A trở lên, không tăng dư nợ và thực hiện giảm dư nợ đối với khách hàng xếp loại B trở xuống đồng thời sử dụng kết quả xếp hạng để thực hiện hiệu quả chính sách khách hàng.

4.2. Giải pháp đề xuất hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank

4.2.1. Đề xuất hoàn thiện mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Agribank

Do đối tượng xếp hạng của mô hình XHTD doanh nghiệp hiện tại chưa đầy đủ nên tác giả đề xuất mô hình XHTD doanh nghiệp mới sẽ áp dụng cho 2 đối tượng là: Doanh nghiệp có BCTC từ 2 năm trở lên và doanh nghiệp có BCTC chưa đủ 2 năm.

4.2.1.1. Đối với doanh nghiệp có BCTC từ 2 năm trở lên

54

Theo mô hình XHTD doanh nghiệp hiện tại thì quy trình xếp hạng gồm 7 bước như trình bày trong phần 3.2.5. Sau quá trình nghiên cứu tác giả đề xuất mô hình mới có những thay đổi ở các bước sau:

Bước 3: Xác định quy mô doanh nghiệp: Thay thế chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước bằng chỉ tiêu tổng tài sản.

Tổng tài sản của doanh nghiệp phản ánh tài sản hiện có của doanh nghiệp như thế nào, giá trị lớn hay nhỏ để đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng sử dụng tài sản để ứng phó với những biến động thị trường trong trường hợp cần thiết, nó phản ánh được giá trị hiện có của doanh nghiệp. Đây cũng là chỉ tiêu được xem xét khi đánh giá quy mô doanh nghiệp của một số tổ chức xếp hạng trên thế giới.

Khi thay thế như vậy quy mô doanh nghiệp sẽ được xác định như sau: Kết quả số liệu thống kê của mỗi chỉ tiêu được lập thành khoảng giá trị từ mức nhỏ nhất đến mức cao nhất, được chia thành 08 (tám) khoảng giá trị. Tương ứng với 08 (tám) khoảng giá trị này là 08 (tám) mức điểm của khách hàng từ 1 đến 8 điểm của chỉ tiêu đó.

8 Trên 100 Trên 500 Trên 250 Trên 250 7 Tư 70 - 100 Từ 425 - 500 Từ 210 - 250 Từ 215 - 250 6 Từ 50 - 70 Từ 350 - 425 Từ 170 - 210 Từ 180 - 215 5 Từ 40 - 50 Từ 275 - 350 Từ 130 - 170 Từ 140 - 180 4 Từ 30 - 40 Từ 200 - 275 Từ 90 - 130 Từ 105 - 140 3 Từ 20 - 30 Từ 125 - 200 Từ 50 - 90 Từ 65 - 105 2 Từ 10 - 20 Từ 50 - 125 Từ 10 - 50 Từ 30 - 65

1 Dưới 10 Dưới 50 Dưới 10 Dưới 30

Điểm Quy mô

Từ 22 - 32 điểm Lớn Từ 12 - 21 điểm Vừa Từ dưới 11 điểm Nhỏ

Nguồn: Đề xuất của đề tài nghiên cứu

Căn cứ vào thang điểm trên, các doanh nghiệp được xếp loại thành: quy mô lớn, vừa và nhỏ:

Nguồn: Đề xuất của đề tài nghiên cứu

Bổ sung Bước xác định loại hình sở hữu doanh nghiệp vào quy trình XHTD

Loại hình sở hữu doanh nghiệp vẫn xác định như mô hình XHTD doanh nghiệp cũ bao gồm: DNNN, DN ngoài quốc doanh trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

- Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN): bao gồm doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước; doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh giữa bên Việt Nam và bên nước ngoài theo quy định của pháp luật (DN Nước ngoài)

- Doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu khác (DN khác): bao gồm các doanh nghiệp không thuộc hai loại hình doanh nghiệp nêu trên. ❖Bước 4: Chấm điểm chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp

Do những hạn chế của mô hình hiện nay (đã trình bày trong phần tồn tại), đề tài nghiên cứu đề xuất sửa đổ, bổ sung một số chỉ tiêu đánh giá, chấm điểm tài chính của các doanh nghiệp.

Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, sử dụng các bảng 7.1, 7.2, 7.3, 7.4 (Phụ lục 7) để chấm điểm tài chính.

Nguyên tắc cho điểm từng chỉ tiêu là chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì cho điểm theo trị số đó, nếu chỉ số thực tế nằm giữa hai trị số thì lấy loại thấp hơn thay vì lấy loại cao hơn theo mô hình cũ.

Các chỉ tiêu tài chính bao gồm:

V Chỉ tiêu thanh khoản: Bổ sung chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời

Nguồn thanh khoản tốt nhất là tiền và các khoản tương đương tiền. Hơn nữa khi xem xét tới chỉ tiêu thanh khoản, doanh nghiệp có thể có hệ số thanh khoản hiện hành, thanh khoản nhanh tốt thì chưa chắc khả năng thanh khoản của doanh nghiệp đã tốt vì có thể tiền của doanh nghiệp đang đọng trong khâu dự trữ hoặc lưu thông, và rất có thể doanh nghiệp mất khả năng thanh toán do không thu hồi được công nọ từ khách hàng. Như vậy khi xem xét đến chỉ tiêu thanh khoản phải tính tới chỉ tiêu thanh khoản tức thời:

ʃ ʃ l Tien và các khoản tương đương tiền Khả nang thanh toán tức thời=---—----—- ---

Nợ ngăn hạn

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tiền và chứng khoán dễ bán của DN. Thực tế cho thấy, hệ số này ≥0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, nếu hệ số này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt là vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng.

V Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động: Bổ sung chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động

Vốn lưu động là chỉ số liên quan mật thiết đến lượng tiền của một DN cần để suy trì hoạt động thường xuyên, hay nói cách khác vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động của DN. Thay đổi vốn lưu động của DN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền của DN. Vì vậy khi xem xét tời chỉ tiêu hoạt động, nên bổ sung thêm chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động.

- Vòng quay vốn lưu động

Doanh thu thuần

Vong quay von lưu động = —————S— ---;—;----—— — ■ ■ ■ TSLD đâu tu ngấn hạn binh quan

Cho biết cứ bình quân sử dụng một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.

- Vòng quay các khoản phải thu: Thay đổi chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quâ nhành chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu.

. „ . .. Doanh thu thuần

Vong quay các khoăn phãi thu = ————:- - - ———---—

- ■ Các khoan phai thu binh quan

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ chuyển các khoản phải thu ra tiền mặt. Hệ số này là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hoạt động của DN.

S Chỉ tiêu về đòn cân nợ: Bổ sung chỉ tiêu Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu, đồng

thời bỏ bớt chỉ tiêu Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu và Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ ngân hàng

Chỉ tiêu Nợ dài hạn/ Vốn chủ sở hữu cho biết cứ sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu thì tương ứng có bao nhiêu đồng nợ dài hạn. Hệ số này quá lớn thì rủi ro tài chính sẽ cao. Mục đích của việc sử dụng tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ các khoản nợ ngắn hạn. Ví dụ, đối với SN trong lĩnh vực công nghiệp nặng thì phải phân biệt tín dụng trung, dài hạn và tín

dụng ngắn hạn. Mặc dù hệ số nợ của DN có thể thấp nhưng tỷ trọng nợ dài hạn cao so với vốn chủ sở hữu thì đó là một bất cập trong cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn. Điều này cho thấy có hai khả năng: một là DN dùng vốn ngắn hạn (vốn lưu động) đầu tư vào tài sản cố định, trong trường hợp tài sản cố định lớn hơn vốn chủ sở hữu và vốn vay trung dài hạn. Hai là, vốn lưu động không được sử dụng hiệu quả vì thừa vốn lưu động, thực tế DN hoạt động trong ngành công nghiệp nặng thì tỷ trọng vốn lưu động rất thấp so với vốn trung và dài hạn. Khi tính chung hệ số nợ/ tổng tài sản thì tình hình tài chính DN đó rất tốt nhưng nếu tính về khả năng thanh toán thì lại có vấn đề.

S Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: thay thế Lợi nhuận trước thuế bằng Lợi nhuận sau thuế khi tính khả năng sinh lời

- Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần

Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận đầu tiên sau khi trừ đi các chi phí cơ bản tạo nên hàng hóa. Lãi gộp càng lớn, DN có giá vốn càng nhỏ, cho thấy DN có nguồn cung cấp tốt, hoặc có biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả.

Lợi nhuận gộp tù bán hàng

τ . , .. .. , j1 .1 và cung Cấp dịch vụ jλλjb,

LỢInhuạn gộp Doanh Ihuthuan =---— ~^ s—zX 100% - Doanh thu Ihuan

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo được ra bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần là một chỉ số rất có ý nghĩa khi tiến hành so sánh các DN trong cùng một ngành. DN nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ DN đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần

Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Hệ số lợi nhuận thuần từ HĐKD/ Doanh thu thuần cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập từ HĐKD qua đó cho biết việc quản lý chi phí của DN tốt hay không.

Đánh giá hiệu quả qua lợi nhuận hoạt động cũng chính xác hơn lợi nhuận ròng, do không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế hay các khoản thu nhập khác nằm ngoài lĩnh vực chính. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận hoạt động cao cho thấy DN đang đi đúng hướng với ngành nghề kinh doanh cốt lỡi của mình.

- Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) 58

Các chỉ tiêu DNNN DN có vốn đầutư nước ngoài khácDN

1 Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ 6% 7% 5%

Lợi nhuận sau thuề

ROE=——; ^ '—- X100%

Von chủ sỡ hữu binh quân

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương tức là công ty làm ăn có lãi; nếu tỷ số mang giá trị âm tức là công ty làm ăn thua lỗ.

- Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế

ROA= -7——— ----XlOO %

Tong tài sân binh quan

Tỷ số này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của DN. Nếu tỷ số này lớn hơn 0 có nghĩa là DN làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy DN càng làm ăn hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0 chứng tỏ DN làm ăn thua lỗ.

- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

r. ; . Lợi nhuận trước thuể - Chi phí lãi vay Hệ sò khã nãng ,-trả lãi=---——— ---

Chi phí lài vay

Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể gây sức ép cho công ty, thậm chí dẫn tới phá sản. Khả năng trả lãi vay của DN thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi thấp của tài sản.

Hệ số này cón giúp đánh giá cấu trúc vốn của DN có tối ưu hay không thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận cho trái chủ (người cho vay), chính phủ (thuế) và cổ đông. Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã là tối ưu cần duy trì.

Bước 5: Sửa đổi một số chỉ tiêu trong chấm điểm phi tài chính

Dựa vào những hạn chế còn tồn tại của chỉ tiêu phi tài chính đã trình bày ở phần 3.3.2. Đề tài đề xuất bổ sung thêm một số chỉ tiêu phi tài chính theo 5 tiêu chí và 41

chỉ tiêu như sau:

- Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (3 chỉ tiêu) - Trình độ quản lý và môi trường nội bộ (9 chỉ tiêu) - Quan hệ với ngân hàng (11 chỉ tiêu)

- Các nhân tố bên ngoài (7 chỉ tiêu)

- Các đặc điểm hoạt động khác (11 chỉ tiêu)

Mỗi chỉ tiêu có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm: 100, 80, 60, 40, 20. Cách tính điểm được trình bày trong Bảng 7.5 (Phụ lục 7)

59

Điểm trọng số là tích giữa điểm ban đầu với trọng số tương ứng ở bảng sau:

2 Trình độ quản lý và môi trường nội bộ 28% 26% 28% 3 Quan hệ với ngân hàng______________ 37% 37% 37% 4 Các nhân tố bên ngoài_______________ 10% 10% 11% 5 Các đặc điểm hoạt động khác_________ 19% 20% 19% ______________Tổng số_____________ 100% 100% 100% Điểm Xếp loại 90 - 100 AAA 83 - 90 AA 77 - 83 A 71 - 77 BBB 65 - 71 BB 59 - 65 B 53 - 59 CCC 44 - 53 CC 35 - 44 C It hơn 35 D

Nguồn: Đề xuất của đề tài nghiên cứu

Điểm phi tài chính là tổng cộng điểm phi tài chính của từng tiêu chí. Tổng điểm tối đa đạt được đã quy đổi theo trọng số của các tiêu chí phi tài chính trong chấm điểm XHTD DN tại bước này là 100 điểm.

Bước 6: Sửa đổi thang điểm để xác định tổng điểm xếp hạng tín dụng

Sau khi tính điểm khách hàng, CBTD dựa vào bảng sau để xếp loại khách hàng:

Nguy cơ vỡ nợ

Mức XHTD An toàn Cảnh báo Nguy hiểm

AAA AA

_________A_________

Nợ đủ tiêu chuẩn

(Nhóm 1) Nợ cần chú ý(Nhóm 2) Nợ dưới tiêu chuẩn(Nhóm 3) _______BBB_______ Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn Nợ dưới tiêu chuẩn

BB

_________B_________ Nợ cần chú ý Nợ dưới tiêu chuẩn ______(Nhóm 4)Nợ nghi ngờ CCC

________CC______________chuẩn______Nợ dưới tiêu Nợ nghi ngờ Nợ có khả năng mấtvốn (Nhóm 5)

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w