Một số hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 64 - 71)

3.4.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chưa phù hợp

Đánh giá quy mô chưa phù hợp ở chỉ tiêu mức nộp ngân sách nhà nước

Agriabank chấm điểm quy mô căn cứ vào 4 chỉ tiêu: vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần, và mức nộp ngân sách nhà nước là chưa phù hợp với thực trạng hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam.

Ở các nước phát triển thường sử dụng các chỉ tiêu như quy mô tổng tài sản, quy mô doanh thu, giá trị thị trường tổng tài sản và giá trị thị trường vốn chủ sở hữu để đánh giá quy mô doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với Việt Nam, do thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh, các quy định về chế độ kế toán và báo cáo thống kê còn nhiều bất cập nên 4 chỉ tiêu mà NHNo&PTNT Việt Nam sử dụng để đánh giá quy mô doanh nghiệp thì chỉ có chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước là không còn phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay. Bởi hiện có nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn nhưng lại đang lâm vào tình trạng khó khăn trong nộp thuế, và có những doanh nghiệp được ưu đãi thuế.

Chưa đưa bước xác định loại hình doanh nghiệp trong quy trình XHTD DN

Mặc dù hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank có phân chia doanh nghiệp thành 3 loại hình doanh nghiệp nhưng bước này lại không được đưa vào quy trình xếp hạng. Điều này làm cho quy trình xếp hạng không được thống nhất, khi tiến hành xếp hạng cán bộ tín dụng đôi khi chủ quan phân loại doanh nghiệp không chính xác kéo theo kết quả xếp hạng cũng không đúng.

Một số chỉ tiêu tài chính không phù hợp

• Khả năng thanh toán: Thiếu chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời

Sử dụng hai chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh trong đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều có nội dung tương tự nhau, vì khả năng thanh toán nhanh chỉ đơn thuần là khả năng thanh toán hiện hành đã loại trừ bớt hàng tồn kho trong tổng tài sản lưu động. Như vậy, khi đánh giá khả năng thanh toán đã thiếu đi một chỉ tiêu quan trọng đó là khả năng thanh toán tức thời. Đây là chỉ tiêu thể hiện lượng tiền mặt và các khoản tương đương tiền để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán tức thời của doanh nghiệp.

• Chỉ tiêu hoạt động:

Vốn lưu động là một chỉ số liên quan đến lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động thường xuyên, cụ thể hơn đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hóa nguyên liệu thô thành thành phẩm ra thị trường. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khi đánh giá chỉ tiêu hoạt động đã bỏ qua chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu cho biết sự luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp đồng thời đây cũng là căn cứ để xác định hạn mức tín dụng cấp cho doanh nghiệp.

- Thay đổi chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân bằng chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu.

Đơn vị tính của chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân là ngày, trong khi của các chỉ tiêu khác trong nhóm chỉ tiêu hoạt động đều là vòng quay. Vì vậy, để thuận tiện trong việc đánh giá chỉ tiêu hoạt động nên thay thế chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân bằng chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu.

❖Chỉ tiêu đòn cân nợ:

- Cần thay thế chỉ tiêu nợ phải trả/ tổng nguồn vốn chủ sở hữu

Trong các chỉ tiêu đòn cân nợ có chỉ tiêu nợ phải trả/tổng tài sản. Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Như vậy chỉ tiêu này đã bao hàm cả chỉ tiêu nợ phải trả/ tổng nguồn vốn chủ sở hữu. Đây cũng là chỉ tiêu được S&P sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Hơn nữa, chỉ tiêu đòn cân nợ chưa phân biệt được tín dụng trung, dài hạn và tín dụng ngắn hạn của doanh nghiệp trong từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Vì vậy, cần thay thế chỉ tiêu nợ phải trả/ tổng nguồn vốn chủ sở hữu bằng một chỉ tiêu qua đó biết được cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn của doanh nghiệp.

- Cần loại chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ ra khỏi nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ

Chỉ tiêu nợ quá hạn/tổng dư nợ ngân hàng được xếp vào nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ trong bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính là không phản ánh chính xác sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, chỉ tiêu này nên được chuyển sang nhóm các chỉ tiêu phi tài chính.

❖Chỉ tiêu thu nhập:

- Thiếu chỉ tiêu ROA (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân), ROE (Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân)

Agribank sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế không phản ánh được hết tình 47

hình tài chính của doanh nghiệp. Khi đánh giá tình hình tài chính nên sử dụng lợi nhuận sau thuế bởi đây là chỉ tiêu phản ánh thu nhập thực tế của doanh nghiệp sau khi

đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Để đánh giá chỉ tiêu thu nhập có 2 chỉ tiêu quan trọng là ROA và ROE lại không được đề cập trong hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank. Đây là 2 chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi thực sự của tài sản và vốn chủ sở hữu, đồng thời nó cũng giúp đánh giá được đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Vì vậy, nên thay thế chỉ tiêu thu nhập trước thuế trên tổng tài sản và thu nhập trước thuế trên tổng nguồn vốn bằng chỉ tiêu ROA, ROE. Đồng thời chỉ tiêu thu nhập trước thuế trên doanh thu thuần cũng cần thay thế.

- Thiếu chỉ tiêu khả năng đảm bảo lãi vay

Đánh giá chỉ tiêu thu nhập cần bổ sung thêm tỷ lệ bảo đảm lãi vay hay khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp. Hệ số này giúp đánh giá cấu trúc vốn của doanh nghiệp có tối ưu hay không thông qua đánh giá kết cấu lợi nhuận cho Trái chủ (người cho vay), chính phủ (thuế) và Cổ đông. Từ đó đánh giá xem nên vay thêm, giảm tỷ trọng nợ hay tỷ trọng nợ đã là tối ưu cần duy trì.

Chỉ tiêu phi tài chính chưa đánh giá được đầy đủ rủi ro xảy ra với doanh nghiệp

Chỉ tiêu phi tài chính được đánh giá thông qua 5 nhóm, tuy nhiên các yếu tố trong mỗi nhóm mới chỉ đưa ra cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp chứ chưa phản ảnh thật sát với khả năng xảy ra nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp.

❖Khả năng trả nợ theo lưu chuyển tiền tệ

Đây là chỉ tiêu phi tài chính vì vậy một số chỉ tiêu nhỏ trong tiêu chí này như hệ số khả năng trả nợ gốc, lãi nên được thay thế, và chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền / vốn chủ sở hữu nên được xem xét trong phần chấm điểm tài chính.

❖Tiêu chí đánh giá năng lực và kinh nghiệm quản lý

Tiêu chí này mới chỉ đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá sơ bộ như kinh nghiệm, thành tựu của ban quản lý, môi trường kiểm soát nội bộ, chưa đưa ra được những chỉ tiêu khác như lý lịch tư pháp, bằng cấp, tầm nhìn của nhà quản lý,....

Chỉ tiêu tính khả thi của phương án kinh doanh đưa vào tiêu chí này là không hợp lý.

Tiêu chí này mới chỉ đưa ra một số chỉ tiêu về tình hình trả nợ, nợ quá hạn, số lượng giao dịch, số dư tiền gửi mà chưa xem xét tới các chỉ tiêu khác như tình hình cung cấp thông tin, tình hình nợ quá hạn tại các TCTD khác.

❖Tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh:

Tiêu chí này mới đưa ra được một số chỉ tiêu về triển vọng ngành, vị thế, đối thủ cạnh tranh mà chưa đưa ra được các chỉ tiêu ảnh hưởng đến đầu vào, đầu ra, chính sách ưu đãi của nhà nước,..

❖Tiêu chí đánh giá các đặc điểm hoạt động khác:

Tiêu chỉ này mới đưa ra một số chỉ tiêu về sự phụ thuộc vào các đối tác, vị thế công ty, tính đa dạng hóa mà chưa xem xét tới các yếu tố hoạt động khác như phạm vi doanh nghiệp, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh, uy tín thương hiệu.

3.4.2.2. Mô hình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp chưa tính tới yếu tố định lượng về nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp.

Có hai mô hình hiện có theo nghiên cứu của đề tài là mô hình chỉ số Z của Altman và mô hình ước lượng tổn thất tín dụng theo Basel II.

Hệ thống XHTD DN của Agribank chưa tính tới nguy cơ xảy ra rủi ro vỡ nợ của DN theo mô hình chỉ số Z của Altman với năm chỉ số tài chính từ X1 tới X5.

Mô hình XHTD DN của Agribank xếp hạng dựa trên việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính giống với việc tính xác xuất không trả được nợ PD của mô hình IRB theo Basel II. Tuy nhiên 2 mô hình này có sự khác nhau là: XHTD DN của Agribank tính theo phương pháp rời rạc còn việc tính PD theo Basel II theo phương pháp liên tục dựa trên mô hình toán học. Còn các chỉ tiêu LGD, EAD theo Basel II thì mô hình XHTD của Agribank chưa tính được. Việc tính các chỉ tiêu này đòi hỏi phải có một sơ sở dữ liệu đầy đủ, khoa học, phần mềm xử lý dữ liệu hiện đại.

Vì vậy, theo đề tài nghiên cứu nên bổ sung mô hình chỉ số Z của Altman để lượng hóa nguy cơ rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp trong quy trình XHTD doanh nghiệp của NHNo&PTNT Việt Nam.

3.4.2.3. Hệ thống XHTD DN chưa cập nhật biến động của khách hàng

Hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank chỉ quy định 6 tháng cán bộ tín dụng đánh giá lại khách hàng một lần rồi căn cứ vào đó để xếp hạng mới cho khách hàng và tiến hành biện pháp giám sát sau khi vay. Điều này là không phù hợp với thực tế vì hoạt động của doanh nghiệp là một hoạt động mang tính chất động, thường xuyên

biến đổi trong khi hệ thống XHTD doanh nghiệp của Agribank lại chỉ xem xét kết quả xếp hạng ban đầu và định kỳ 6 tháng một còn trong suốt quá trình cho vay những thay đổi, biến động của doanh nghiệp không được cập nhật trên hệ thống.

Thực tế có những doanh nghiệp khi mới đặt quan hệ tín dụng tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của họ rất tốt và kết quả xếp hạng khi đó của họ là A tương đương với nợ nhóm 1. Tuy nhiên, sau hơn 6 tháng quan hệ tín dụng do nguyên nhân nào đó mà tình hình tài chính của họ xấu đi khi đó doanh nghiệp này chuyển sang nợ nhóm 2 nhưng trên hệ thống xếp hạng vẫn thể hiện là nợ nhóm 1. Qua đó cho thấy hệ thống xếp hạng tín dụng đã đánh giá khách hàng chưa sát với thực tế kinh doanh, chưa phát huy được hết tính hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

> Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan

-I- Trình độ và năng lực của CBTD

Trước khi thực hiện cấp vốn cho khách hàng, Agribank thực hiện một quy trình chấm điểm khá phức tạp. Mỗi doanh nghiệp lại mang những đặc tính ngành nghề khác nhau, đòi hỏi người chấm phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực mà mình đảm nhiệm. Để có được vốn kiến thức này cần có sự tích lũy qua nhiều năm kinh nghiệm, trong khi đội ngũ cán bộ của Agribank ngày càng được trẻ hóa, tuy có trình độ cao nhưng kinh nghiệm thực tế ít nhiều còn non kém và hầu hết dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp. Các chỉ tiêu phi tài chính được chấm điểm hầu hết dựa vào sự đánh giá chủ quan của CBTD. Ngân hàng cũng thiếu các CBTD có đủ năng lực để xây dựng các mô hình tính toán để lượng hóa các yếu tố rủi ro trong việc xây dựng hệ thống XHTD theo chuẩn Basel II.

-I- Công tác thu thập và xử lý thông tin

Rất nhiều thông tin cần thiết cho việc XHTD vẫn phải thu thập thủ công dẫn đến những khó khăn và chậm trễ trong quá trình phân tích. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Agribank mặc dù đã có nhiều cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác XHTD. Với nguồn thông tin chủ yêu dựa trên hồ sơ của khách hàng gửi đến trong khi các nguồn thông tin như Trung tâm thông tin tín dụng CIC, các nguồn thông tin bên ngoài (như cơ quan thuế, hải quan...) và thông tin đại chúng (sách, báo, tạp chí chuyên ngành.) chưa được khai thác đúng mức. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả chấm điểm của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng thiếu dữ

liệu cả về lượng (mẫu nghiên cứu) và về chất (dữ liệu sạch) để đưa vào mô hình lượng hóa nhằm thực hiện công tác XHTD theo chuẩn Basel II.

-I- Rủi ro đạo đức từ phía CBTD

Rủi ro này có thể xảy ra khi CBTD có quan hệ lợi lích với khách hàng, mặc dù khách hàng có thể chưa đủ điều kiện theo quy định nhưng vì một số lý do nào đó, CBTD có thể thay đổi các thông tin khi nhập vào hệ thống chấm điểm dẫn đến những kết quả không chính xác

Nguyên nhân khách quan

-I- Khách hàng cung cấp thông tin chưa đầy đủ và thiếu chính xác

Tài liệu và thông tin mà doanh nghiệp cung cấp không phải lúc nào cũng đáng tin cậy và hầu hết chưa được kiếm tra, kiểm toán. Chất lượng thông tin kém do trình độ và năng lực của bản thân doanh nghiệp: chưa chuyên nghiệp, chưa có kỹ năng lập các phương án, kế hoạch kinh doanh, tổng hợp thống kê xây dựng BCTC...

Doanh nghiệp có thể không thực hện cung cấp đầy đủ hoặc thậm chí cung cấp không chính xác, giả mạo thông trong trong việc cung cấp hồ sơ vay vốn, điều này gây khó khan và mất nhiều thời gian cho NH trong việc thẩm định khoản vay và xếp hạng khách hàng.

Theo nguyên tắc bảo mật thông tin, nhiều doanh nghiệp không muốn tiết lộ thông tin mang tính cạnh tranh với các DN khác hoặc những thông tin về phương thức và bí quyết kinh doanh. Vì thế, tài liệu họ cung cấp thường thiếu chính xác và không đầy đủ, nhất là các thông tin định tính. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng DN gặp khó khăn.

-I- Khung pháp lý liên quan đến xếp hạng tín dụng chưa hoàn thiện

Khung pháp lý liên quan đến xếp hạng tín dụng nội bộ đầu tiên là Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN. Dựa trên quyết định 57 mà các TCTD bắt đầu tiến hành xây dựng sổ tay tín dụng và đặc biệt là hướng dẫn cụ thể về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay các chỉ tiêu đánh giá theo quyết định 57 không phản ánh hết những đánh giá về mức độ rủi ro của doanh nghiệp trước những biến động thị trường.

Một khung pháp lý rất quan trọng là sự ra đời của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN

sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493.

Tuy nhiên, theo Điều 7 của Quyết định 493 thì NHNN chỉ định hướng khuyến khích các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai hệ thống XHTD nội bộ làm cơ sở phân loại nợ và trích lập dự phòng chứ chưa đưa ra một hệ thống quy chuẩn hướng dẫn các NHTM về việc xây dựng hệ thống XHTD. Vì vậy, mỗi NHTM đều xây dựng một hệ thống XHTD riêng. Điều này dẫn tới việc khi một khách hàng quan hệ tín dụng với nhiều ngân hàng nhưng kết quả XHTD ở mỗi ngân hàng lại khác nhau, do đó được phân loại nợ khác nhau. Qua đó gây xung đột giữa các ngân hàng khi tiến hành phân loại nợ theo định tính (cùng một khách hàng, ngân hàng này phân loại nợ nhóm nợ tốt nhưng ngân hàng kia phân loại nhóm nợ xấu).

-I- Trên thị trường chưa có nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam khoá luận tốt nghiệp 010 (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(175 trang)
w