chỉnh danh mục cho vay
a, Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng tín dụng
Không thể phủ nhận nỗ lực của NCB trong năm vừa qua đã hoàn thành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng. Sau gần một năm hoạt động, hiệu quả mà hệ thống này mang lại chưa thực sự rõ rệt, dư nợ gia tăng kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh năm 2018, điều này cho thấy việc sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng chưa thực sự mang lại ý nghĩa cho ngân hàng trong việc ra quyết định cho vay, hỗ trợ đánh giá rủi ro và điều chỉnh danh mục cho vay. Một phần đến từ các chỉ tiêu đưa ra còn thể hiện sự thiếu hợp lý và mang nặng ý chí chủ quan của người lập. Trên cơ sở này, em đề xuất một số vấn đề mà ngân hàng NCB cần lưu ý trong việc sử dụng và nâng cao chất lượng của hệ thống xếp hạng tín dụng:
- Học hỏi từ các ngân hàng đi trước về những tiêu chí để đánh giá khách hàng, xây dựng hệ thống tiêu chí phù hợp với hoạt động của ngân hàng mình và phân loại các tiêu chí theo đối tượng khách hàng một cách khoa học, tránh trùng lặp. Thường xuyên đánh giá lại tính hợp lý của từng chỉ tiêu sao cho phù hợp với thực tiễn nền kinh tế cũng như danh mục cho vay mà ngân hàng đang thực hiện.
- Đối với các chỉ số đánh giá doanh nghiệp như chỉ số hiệu quả hoạt động, chỉ số khả năng thanh toán, chỉ số khả năng sinh lời, ngoài việc dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính để đưa ra kết quả, ngân hàng cần phải có những chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính bổ sung để nắm bắt rõ tình hình thực tế của khách hàng. Bên cạnh
đó, thang điểm cho các tiêu chí về chỉ số tài chính cần phải được giám sát và thay đổi định kỳ hàng năm để bắt kịp với tốc độ, xu thế phát triển chung của ngành, lĩnh vực kinh doanh. Dựa vào việc đánh giá những khó khăn, thuận lợi và biến động của từng ngành, ngân hàng sẽ xây dựng một thang điểm chuẩn cho từng ngành kinh tế.
- Hệ thống dữ liệu của khách hàng phải đảm bảo tính chính xác và cập nhật. Đây là dữ liệu đầu vào quan trọng để hệ thống xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng có thể đưa ra những phân tích, kết quả chính xác nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến những quyết định tín dụng của ngân hàng. Những thông tin cần được đảm bảo cập nhật thường xuyên bao gồm tình hình pháp lý, quy mô của doanh nghiệp, tình hình tài chính...
b, Nghiên cứu sử dụng các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay
Hiện nay, các NHTM có nhiều sự lựa chọn để điều chỉnh danh mục cho vay của mình sao cho hợp lý. Đó có thể là những biện pháp tác động vào nội bảng làm thay đổi cơ cấu danh mục cho vay hoặc ngân hàng cũng có thể sử dụng các công cụ điều chỉnh ngoại bảng như chứng khoán hóa các khoản cho vay, các công cụ phái sinh tín dụng. Hiện nay, NCB đang chủ yếu thực hiện điều chỉnh danh mục cho vay bằng công cụ FTP tác động vào nội bảng, chưa sử dụng các biện pháp giúp chuyển dịch một cách linh hoạt rủi ro tín dụng như đồng tài trợ hoặc các công cụ ngoại bảng như chứng khoán hóa các khoản cho vay và sản phẩm phái sinh tín dụng.
Nhận thấy rằng trong những năm cuối của giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý danh mục cho vay phải được chú trọng hơn bao giờ hết nếu ngân hàng muốn đạt được mục tiêu phát triển đã đề ra, trong đó việc điều chỉnh danh mục cho vay phải được thực hiện một cách hợp lý, phù hợp với chiến lược cho vay và xu thế thị trường, do đó ngân hàng phải sử dụng một cách linh hoạt các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay. Để làm được điều này, NCB cần bắt tay nghiên cứu những công cụ đem lại sự hiệu quả và tính linh hoạt cao trong quá trình sử dụng, một trong số đó là:
- Bán các khoản cho vay. Thay vì quan niệm chỉ bán các khoản nợ xấu cho VAMC hay các công ty mua bán nợ như NCB vẫn đang thực hiện, để điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay, ngân hàng có thể bán các khoản cho vay này để tránh rủi ro
tập trung danh mục. Công ty con AMC của ngân hàng cũng cần phải thực hiên tốt chức năng đàm phán, lương lượng và mua bán nợ với mọi đối tác trên thị trường.
- Chứng khoán hóa các khoản cho vay. Đây là công cụ mà ngân hàng có thể thực hiện nếu muốn chuyển giao rủi ro tín dụng từ mình sang cho bên thứ ba. Để biến các khoản cho vay của mình trở thành chứng khoán và có khả năng giao dịch trên thị trường thông qua các nhà đầu tư, ngân hàng cần phải đáp ứng được những điều kiện của tổ chức trung gian phát hành chứng khoán trong đó có quy mô, thời hạn, lãi suất ban đầu và điều kiện đảm bảo chất lượng khoản vay trước khi được tổ chức này đồng ý phát hành chứng khoán dựa trên khoản cho vay đó.
- Các công cụ chứng khoán phái sinh. Điển hình cho các công cụ này là sản phẩm phái sinh tín dụng như quyền chọn tín dụng, hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập TRS, hợp đồng hoán đổi rủi ro vỡ nợ tín dụng CDS... đang được sử dụng phổ biến ở nhiều ngân hàng trên thế giới bởi tính linh hoạt và những lợi ích của nó trong việc điều chỉnh cơ cấu danh mục cho vay. Hiện nay không có nhiều ngân hàng sử dụng các công cụ này, tuy nhiên NCB có thể khẳng định năng lực của mình trong lĩnh vực quản lý danh mục bằng việc xây dựng một đội ngũ nhân viên trình độ cao thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm các công cụ này. Bên cạnh đó, NCB còn phải đưa ra các văn bản, quy định cụ thể về việc sử dụng sản phẩm tín dụng phái sinh đặt dưới sự kiểm soát của NHNN và môi trường pháp lý tại Việt Nam.