Nhóm giải pháp tổ chức hoạt động quản lý danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP quốc dân khoá luận tốt nghiệp 018 (Trang 74 - 75)

Ngành ngân hàng đã chứng kiến nhiều sự sụp đổ của các định chế tài chính lớn trên thế giới, một trong những nguyên nhân này xuất phát từ việc nhận thức không đầy đủ hoặc cố tình xem nhẹ công tác quản lý danh mục cho vay dẫn đến những hậu quả xảy đến vượt quá khả năng chịu đựng của ngân hàng. Qua những bài học từ những ngân hàng đi trước, NCB cần phải xây dựng cho ngân hàng mình văn hóa quản lý danh mục cho vay xuyên suốt từ Hội sở đến chi nhánh, từ ban lãnh đạo cho đến đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc tại NCB, khiến cho việc nhận thức về tầm quan trọng của quản lý danh mục trở thành một phần của văn hóa doanh nghiệp. NCB cần tổ chức nhiều hơn những buổi tọa đàm giữa cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo, những cuộc họp mang tính thảo luận và các buổi hội thảo, chuyên đề để văn hóa quản lý danh mục đi sâu vào nhận thức của toàn bộ đội ngũ nhân sự trong ngân hàng. Từ đó, tất cả các bộ phận đều ý thức chấp hành quy định trong mọi hành động để giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng chống đỡ những tổn thất có thể xảy ra khi ngân hàng luôn ở thế chủ động.

b, Áp dụng biện pháp quản lý danh mục cho vay có chủ động

Như đã phân tích ở phần thực trạng quản lý danh mục của NCB, hiện nay ngân hàng vẫn đang áp dụng phương pháp quản lý danh mục thụ động và đang bộc lộ rõ tính bị động và dễ dàng bị xu hướng thị trường tác động, tạo điều kiện cho rủi ro tập trung danh mục xảy ra. Đến đây, em xin đề xuất giải phát giúp hoàn thiện hoạt động quản lý danh mục của NCB bằng việc thay đổi phương pháp quản lý, từ thụ động sang chủ động. Theo đó, NCB sẽ đánh giá các hồ sơ tín dụng không chỉ ở mức độ đảm bảo các yêu cầu riêng đối với một khoản cho vay riêng lẻ mà còn đặt hồ sơ tín dụng đó trong những tiêu chí đánh giá để đáp ứng được giới hạn tín dụng về ngành, lĩnh vực kinh doanh và khu vực địa lý đã được ngân hàng đặt ra trước. Một danh mục cụ thể được xây dựng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, giám sát và đưa ra những điều chỉnh danh mục khi cần thiết. Rủi ro được đo lường

và tính toán trên một danh mục có sẵn sẽ giúp cho ngân hàng đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý rủi ro danh mục.

Để đạt được điều này, trước tiên NCB cần phải ban hành một quy định cụ thể về quy trình quản lý danh mục cho vay bao gồm các nội dung và các giai đoạn thực hiện quy trình. Điều này sẽ nâng cao tính chuyên nghiệp cho công tác quản lý danh mục tại NCB, mọi hoạt động được diễn ra một cách bài bản, có hệ thống và đúng quy trình.

c, Xây dựng mô hình tổ chức quản lý rủi ro độc lập

Ngân hàng cần tiến hành đánh giá và sắp xếp bộ máy phòng ban trong khối QLRR. Phân rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng phòng ban để tránh tình trạng chồng chéo nghĩa vụ, tạo sự minh bạch trong hoạt động của các phòng ban và bộ phận trong ngân hàng. Không để tình trạng hoạt động tạo rủi ro của TT thẩm định nằm trong khối QTRR, làm giảm tính độc lập và hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro cũng như quản lý danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản lý danh mục cho vay tại NHTMCP quốc dân khoá luận tốt nghiệp 018 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w