khác nhau tài trợ doanh nghiệp, thương mại và bán hàng bán lẻ, ngân hàng thương mại, thanh toán, dịch vụ đại lý, quản lý tài sản, môi giới bản lẻ. Tương ứng với mỗi mảng là một hệ số β phản ánh tương quan giữa các tổn thất từ RRHĐ, quy mô lợi nhuận gộp của ngành so với phạm vi toàn ngành:
KTSA= Σ ?ỉ = ?n 1 - 3 ỈỈĨÍIX I Gỉ ■ B 3 Trong đó:
KTSA: Tổng chi phí vốn theo phương pháp chuẩn hoá
GI1-8: tổng thu nhập hàng năm cho mỗi loại hình kinh doanh
Β1.8: Nhân tố vốn cho mỗi dòng kinh doanh, liên hệ mức độ vốn yêu cầu với mức độ tổng thu nhập của mỗi dòng kinh doanh.
(iii) Phương pháp đo lường tiên tiến AMA: Phương pháp này cho phép các ngân hàng tự tính toán, đánh giá và phân bổ mức vốn thích hợp để đối phó với các SKRRHĐ trên cơ sở đo lường RRHĐ bằng các chỉ tiêu định tính hoặc định lượng. AMA là phương pháp đo lường vốn dự phòng chiếm ưu thế trong ba phương pháp, các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới hiện nay đang tiến tới thực hiện tính toán, phân bổ vốn dự phòng theo phương pháp này. Phần 1.3 dưới đây sẽ mô tả chi tiết hơn về thực tiễn áp dụng phương pháp AMA của các ngân hàng hàng đầu Mỹ và Châu Âu, từ đó rút ra một số bài học để ứng dụng phương pháp này cho các ngân hàng, tổ chức tài chính tại Việt Nam.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT SỐ NGÂNHÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM HÀNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới về quản trị rủi ro hoạtđộng động
Trên thế giới đã từng xảy ra rất nhiều sự kiện rủi ro hoạt động nghiêm trọng, điển hình là sự sụp đổ của ngân hàng Barings do vi phạm của Nicolas Neeson - nhân viên phụ trách chi nhánh Barings bank tạo Singapore khi đầu cơ mua hợp đồng tương lai chỉ số Nickie của Nhật Bản ngay cả khi chỉ số này liên tục sụt giảm sau khi động đất xảy ra. Từ lỗi vi phạm của một cá nhân trong ngân hàng đã dẫn tới sự phá sản của một ngân hàng hàng đầu nước Anh tại thời điểm đó. Điều này minh chứng cho tác động khủng khiếp mà rủi ro hoạt động có thể gây ra cho các tổ chức tài chính, ngân hàng.
1. Tổ chức
2.Chuơng trình giảm thiểu rủi
ro
18
Trong những năm gần đây, các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới ngày càng quan tâm tới việc quản lý RRHĐ đặc biệt là huớng tới thực hiện quản lý rủi ro theo các nguyên tắc của Basel II để giảm thiểu rủi ro tại chính ngân hàng mình.
Basel II không ra đời không chỉ đặt ra yêu cầu các ngân hàng duy trì một luợng vốn an toàn tối thiểu mà còn nhấn mạnh tới cách thức các ngân hàng kiểm soát các rủi ro đó. Trong đó, theo Basel II, quản lý RRHĐ là một trong ba trụ cột của khung quản trị rủi ro tổng thể của các ngân hàng bên cạnh quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thị truờng. Nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế đã áp dụng khung quản lý rủi ro theo đề nghị của Basel II:
Hình 1.1: Khung quản trị rủi ro hoạt động cơ bản theo Basel II.
Nguồn: KPMG international 2007
Biểu đồ trên cho thấy để xây dựng khung quản trị RRHĐ cho ngân hàng, các cấp quản trị sẽ phải xây dựng chiến luợc hay khẩu vị rủi ro và cấu trúc tổ chức quản lý rủi ro hoạt động từ cấp trung uơng tới các cấp đơn vị. Trên cơ sở đó, các đơn vị sẽ xác định, đo luờng rủi ro hoạt động qua các chỉ số RRHĐ chính (KRIs), đồng thời thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro và phân bổ vốn dự phòng đối với RRHĐ. Ngân hàng sẽ thực hiện đánh giá, xây dựng hệ thống dữ liệu tổn thất do RRHĐ gây ra và báo cáo lên ban lãnh đạo để có biện pháp điều chỉnh và xử lý, giảm thiểu rủi ro kịp thời. Theo kết quả của cuộc khảo sát năm 2006 của Ernst and Young - công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, 89% các ngân hàng tham gia khảo sát cho rằng một ngân hàng với khung quản trị rủi ro hiệu quả sẽ tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác và thực hiện theo các quy tắc của Basel II giúp các ngân hàng quản lý RRHĐ tốt hơn. Các
19
quốc gia, ngân hàng trên thế giới đã vận dụng linh hoạt khung quản trị RRHĐ của Basel II vào quản trị RRHĐ và thu đuợc các kết quả khả quan. Ngân hàng DBS của Singapore đã cụ thể hoá khung quản trị RRHĐ trên nhu sau:
Tần suất xuất hiện (P)
Quy trình; Con nguời; Hệ thống; Sự kiện bên ngoài
! Xác định RRHĐ/ Quản trị/ Chính sách
Kiểm soát nội bộ________________________ ' Chuơng trình bảo hiểm quốc tế
3. Công cụ và kỹ thuật Kiểm soát tự đánh giá
Quản lý vấn đề rủi ro và báo cáo Các chỉ số rủi ro chính (KRIs) Phân tích rủi ro và báo cáo Sản phấm, quy trình, dịch vụ mới 4. Định luợng Chiến luợc rủi ro Xác định truớc Các chi phí dự tính
Hình 1.2: Khung quản trị rủi ro của ngân hàng DBS (Singapore)
Nguồn: www.dbs.com.sg
Biểu đồ trên cho thấy, ngân hàng DBS đã dựa trên mối tuơng quan giữa tần suất xảy ra RRHĐ và mức tác động của nó để đua ra các biện pháp xử lý khác nhau. Ngân hàng đã tự kiểm soát, đánh giá, phân tích rủi ro, xây dựng các chỉ số KRIs để đo luờng RRHĐ. Đồng thời, đua ra các sản phấm, dịch vụ quy trình mới để giảm thiểu RRHĐ kết hợp với việc mua bảo hiểm quốc tế để đảm bảo an toàn khi có sự kiện RRHĐ xảy
ra.
Bên cạnh DBS, rất nhiều ngân hàng ở Châu Âu và Australia cũng ứng dụng khung quản lý rủi ro hoạt động của Basel II, đặc biệt là khi tính toán vốn dự phòng RRHĐ
20
theo phương pháp tiên tiến AMA (advanced measurement approaches) tức là các ngân hàng tự đánh giá, phân tích RRHĐ để tính toán mức vốn dự phòng hợp lý. Theo kết quả khảo sát của KPMG năm 2013 trên 200 ngân hàng, tổ chức tài chính hàng đầu Mỹ và Châu Âu, 57% ngân hàng đang và bắt đầu quản lý RRHĐ theo phương pháp tiên tiến AMA của Basel II 13% ngân hàng được khảo sát sẽ tiến hành triển khai phương pháp này trong 1-2 năm tới và chỉ có 30% các ngân hàng cho biết chưa có kế hoạch gì cho việc ứng dụng AMA vào quản lý RRHĐ tại tổ chức mình. Kết quả cũng cho thấy, các ngân hàng áp dụng phương pháp tiên tiến (AMA banks) quản lý RRHĐ tốt hơn so với các ngân hàng không áp dụng AMA (non-AMA banks). Hình 1.3 cho thấy mức độ hiệu quả của khung quản trị RRHĐ của các ngân hàng ứng dụng và không áp dụng phương pháp đo lường AMA.
Hình 1.3: Hiệu quả của khung quản lý RRHĐ của các ngân hàng năm 2013
Nguồn: KPMG, 2013
Như vậy kết quả khảo sát của KPMG đã cho thấy việc áp dụng phương pháp AMA của Basel II một mặt có thể giúp các ngân hàng quản lý tốt RRHĐ, mặt khác, AMA cũng giúp nâng cao giá trị, uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Các ngân hàng, tổ chức kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng đang hướng theo sử dụng phương pháp tiên tiến AMA vào quản lý RRHĐ của tổ chức mình.
Một biện pháp khác cũng được nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng đó là sử dụng
tối đa
nguồn lực bên ngoài để quản trị RRHĐ như ING đã thuê IBM để quản trị rủi ro hoạt động,
hay Citibank sử dụng phần mềm CLS (continous linked settlement).. .Phương pháp này giúp
các ngân hàng tối đa hoá được các nguồn lực vào hoạt động kinh doanh nhưng chi phí lớn và
ngân hàng phải chia sẻ các thông tin về rủi ro đối với bên đối tác, điều này có thể ảnh hưởng
tới bí mật trong kinh doanh ngân hàng.