Hiện nay, Vietinbank mới chỉ thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, vẫn chưa có các biện pháp phân bổ vốn dự phòng RRHĐ. Điều này là do việc trích lập dự phòng rủi ro hoạt động sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận trong ngắn hạn của ngân hàng. Ngược lại, trong những năm gần đây, Vietinbank đang tích cực tập trung giảm nợ xấu theo chỉ đạo của NHNN nên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, lợi nhuận ngân hàng đang có xu hướng giảm từ năm 2012 tới nay. Mặt khác, RRHĐ khó đo lường dự đoán được và không theo một quy luật nào nên công tác phân bổ vốn dự phòng RRHĐ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên RRHĐ lại tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng nên việc dự phòng vốn cho loại hình rủi ro này là điều vô cùng cần thiết. Trên cơ sở các báo cáo tự đánh giá mức độ RRHĐ nội tại của đơn vị và hệ thống dữ liệu tổn thất của ngân hàng, Vietinbank có thể xác định được các lỗi thường xuyên xuất hiện, và gắn trọng số với các loại rủi ro hoạt động đó. Kết hợp với việc xác định mức tổn thất thường gặp để tính lượng vốn cần thiết dự phòng cho RRHĐ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Như vậy trong chương 3, tác giả đã trình bày những định hướng về hoạt động chung cũng như về quản trị RRHĐ của Vietinbank trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, tác giả cũng khuyến nghị một số giải pháp về quy trình, chính sách, về nhân sự, công nghệ thông tin...để giúp Vietinbank hoàn thiện hơn quy trình quản trị RRHĐ góp phần giảm thiểu RRHĐ cùng với những tổn thất mà chúng gây ra cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
73
KẾT LUẬN
Trước bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng hội nhập sâu và rộng với thể giới, các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đang ngày quan tâm tới công tác quản trị RRHĐ và coi đây như một trong ba trụ cột trong quản trị rủi ro tổng thể của ngân hàng. Việc quản trị RRHĐ không chỉ góp phần giảm thiểu các tổn thất về mặt tài chính mà còn giữ vững hình ảnh, nâng cao uy tín, thương hiệu của các ngân hàng. Nhận thức được vấn đề đó, Ngân hang Công thương Việt Nam đã rất sát sao trong việc quản trị RRHĐ để nhận diện, đo lường và kiểm soát chúng một cách nhanh chóng, kịp thời. Vietinbank đã áp dụng linh hoạt khung quản trị RRHĐ của Basel II vào hệ thống ngân hàng mình và đang nỗ lực chuẩn bị các điều kiện, tiền đề cần thiết để tuân thủ theo các quy tắc vàng Basel II đã đưa ra. Với mô hình ba vòng kiểm soát, Vietinbank đã quản lý RRHĐ tập trung tại TSC trên cơ sở các đơn vị tự nhận diện, đánh giá rủi ro và gửi các báo cáo về trung tâm. Mô hình đã đạt được các kết quả rất khả quan trong việc giảm thiểu, kiểm soát RRHĐ, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như chưa xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm, các dữ liệu tổn thất do RRHĐ gây ra chưa được cập nhật thường xuyên..Từ những tồn tại đó, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp giúp cho việc quản trị RRHĐ tại Vietinbank đạt kết quả tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
A. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Kim Hương , 2014, iiNang cao hiệu quả quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam'”, Luận văn thạc sỹ kinh tế
2. Hà Phương, 2014, “Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng
3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2014, “Báo cáo thường niên năm 2014”
4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2014, “Quyết định về khung quản lý rủi ro hoạt động của hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ”
5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2013, “Quy định khẩu vị rủi ro hoạt động trong hệ thống ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ”.
6. Võ Thị Hoàng Nhi, 2014, “Xây dựng mô hình ba lớp phòng vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam””, Tạp chí công nghệ ngân hàng 7. Trần Thị Minh Trang, 2014, “Xây dựng khuôn khổ quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả tại ngân hàng thương mại Việt Nam ”, Tạp chí ngân hàng
8. Nguyễn Thị Lan Chi, 2014, “Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam ” Luận văn thạc sỹ kinh tế
9. Phạm Tiến Thành và Dương Thanh Hà, “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam ”.
10. Peter S,Rose, 2004, Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại ” NXB tài chính 11. Nguyễn Văn Tiến, 2012, Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại” NXB thống kê.
12. Phương Ngọc, 2014, “Thu thập dữ liệu tổn thất trong quản lý rủi ro hoạt động”
Nội dung Không bao giờ Rất ít Thi thoảng Thường xuyên
ĩ Chi nhánh anh/chị làm việc có thường xuyên xảy ra rủi ro hoạt động không?
3% 9% 70% 18% ^2 Các lỗi RRHĐ được khắc phục chỉnh sửa
không?
0% 0% ĩ3.7% 87.3%
3 Anh chị có mua bảo hiểm RRHĐ không? 80% 10% 8% 2%
4 Anh chị có đươc chi nhánh trang bị sổ tay
quản trị RRHĐ không? 1% 20% 25% 50%
5 Chi nhánh nơi anh chị làm việc có tổ chức tập huấn rút kinh nghiệm cho
cán bộ không?
5% 15% 35% 45%
6 Các quy định, chính sách của Vietinbank thay đổi như thế nào?
0% 30% 70% 0%
<https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/14/thu-thap-du-lieu-ton-that-trong-
quan-ly-rui-ro-hoat-dong >
B. Tài liệu Tiếng Anh.
13. KPMG, 2014, “Operational risk management excellent- get to strong survey””
14. KPMG, 2007, “Managing operational risk beyond Basel”
15. Basel committee on Banking supervision, Basel II, 2010, “Hanbook”
16. Ali Samad-Khan, 2006, “Stress testing operational risk”, imf.org. < https://www.imf.org/external/np/seminars/eng/2006/stress/pdf/ask.pdf>
PHỤ LỤC
Tên khảo sát: Khảo sát về rủi ro hoạt động và quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.
Mục đích khảo sát: Khảo sát được thực hiện nhằm đánh giá về RRHĐ và quản trị RRHĐ tại Vietinbank được khách quan hơn từ đó đưa ra những mặt ưu/hạn chế của việc quản trị RRHĐ tại ngân hàng Công thương Việt Nam.
Mau nghiên cứu: Khảo sát được thực hiện dựa trên mẫu gồm 200 cán bộ ngân hàng đang làm việc trực tiếp tại các chi nhánh của Vietinbank.
Phương pháp thực hiện: Khảo sát được thực hiện dựa trên việc xây dựng một bảng hỏi gồm 11 câu hỏi. Các bảng hỏi được tác giả chuyển tới các cán bộ ngân hàng, sau đó thực hiện thu thập, tổng hợp các kết quả khảo sát.
8 Hệ thống có thuờng xuyên bị treo không? 5% 90% 5% 0% 9 Nơi anh chị làm việc có xảy ra tình trạng
cán bộ gian lận không? 10% 85% 5% 0%
10 Các lỗi tác nghiệp có thuờng xuyên xảy ra không?
5% 5% 50% 40%
11. Đánh giá của anh/chị về quy trình quản trị RRHĐ của Vietinbank?
Ket quả có 60% nguời đánh giá quy trình quản trị RRHĐ của Vietinbank rất tốt, 23% đánh giá tốt, 15% nguời đuợc hỏi đánh giá bình thuờng trong khi chỉ có 2% đánh giá kém và không có nguời nào đánh giá rất kém.