2.2.1. Thực trạng rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam thương Việt Nam
Là ngân hàng đứng thứ hai về quy mô tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng với mạng luới phân phối rộng 152 chi nhánh, đội ngũ nhân viên đông đảo cùng sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ, Vietinbank đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đặc biệt là RRHĐ. Trong những năm vừa qua, RRHĐ ở Vietinbank xảy ra khá thuờng xuyên với số luợng lớn các lỗi tiềm ẩn nguy cơ RRHĐ. Theo các báo cáo Quản lý RRHĐ và tuân thủ của Vietinbank, trong năm 2014, Vietinbank ghi nhận 105,093 lỗi trong đó tỷ lệ các lỗi đuợc khắc phục chỉnh sửa ngay trong kỳ là 85,1%. Các lỗi này có xu huớng tăng lên kể từ tháng 10/2014 tới nay, sau khi Công văn 1128/HĐQT-NHCT7 (CV1128) có hiệu lực vào ngày 21/08/2014. Theo đó, Vietinbank không xếp hạng KPI tuân thủ hàng tháng của các chi nhánh trên cơ sở tổng số lỗi ròng ghi nhận mà sẽ theo
34
dõi theo tổng số lỗi trọng yếu phát sinh. Điều này dẫn tới một số chi nhánh xuất hiện tình trạng trong công tác khắc phục chỉnh sửa các lỗi phát sinh. Chỉ trong tháng 10/2014, Vietinbank đã phát hiện 11,890 lỗi tăng đột biến 4,455 lỗi so với kỳ tháng 9/2014 chủ yếu do công tác tăng cuờng kiểm tra giám sát trong đó đã khắc phục sửa chữa đuợc 9,010 lỗi. Tới tháng 11/2014, tổng số lỗi phát sinh đã lên tới 13,144 lỗi tăng 1,254 lỗi so với tháng 10/2014. Điều này thể hiện Vietinbank đang đẩy mạnh công tác kiểm tra giám soát để kịp thời các lỗi RRHĐ, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ RRHĐ rất cao. Vietinbank xuất hiện hầu hết các nhóm dấu hiệu RRHĐ đã phân tích trong Chuơng 1. Cụ thể:
2.2.1.1. Các hành vi gian lận nội bộ
Trong những năm gần đây, Vietinbank ghi nhận khá nhiều truờng hợp lỗi liên quan tới đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Đây là các hành vi nguy hiểm có thể tổn hại lớn tới uy tín và tài chính của Vietinbank. Các hành vi gian lận nội bộ xảy ra chủ yếu ở nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, kho quỹ.. ..Sự kiện điển hình liên quan tới gian lận nội bộ của Vietinbank là vụ việc của Huỳnh Thị Huyền Nhu, nguyên phó phòng quản lý rủi ro của Vietinbank. Nhu và 17 bị can đã bị truy tố về các hành vi: lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cho vay nặng lãi, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái. Cụ thể từ năm 2007, khi còn là cán bộ tín dụng của Vietinbank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Nhu đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để đầu tu kinh doanh bất động sản. Tới năm 2010, do bị thua lỗ nặng nề nên Nhu đã lợi dụng chức vụ để kiếm tiền trả nợ. Từ tháng 3/2010 tới tháng 9/2011, Nhu lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh làm giả 8 con dấu của Vietinbank, của nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền lên tới 4,911 tỷ đồng. Đây là vụ việc RRHĐ nghiêm trọng, liên quan tới gian lận nội bộ của Vietinbank. Vụ án của Nhu đã gây tổn hại rất lớn về uy tín cũng nhu tài chính khi phải liên tục ra hầu tòa để giải quyết. Cho tới nay, đây vẫn là nghĩa vụ rủi ro tiềm ẩn đối với Vietinbank cho tới khi có quyết định chính thức của tòa án.
Một sự kiện RRHĐ khác cũng liên quan tới gian lận nội bộ đó là trường hợp một cán bộ tín dụng của Vietinbank đã lợi dụng các hồ sơ của khách hàng có quan hệ tín dụng sẵn có với ngân hàng để lập giả hồ sơ cấp tín dụng, giả Giấy nhận nợ (giả chữ ký khách hàng) hoặc dung Giấy nhận nợ khách hàng đã ký sẵn để chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự việc trên đã được Vietinbank phát hiện ra khi Giám đốc chi nhánh thấy cán bộ tín dụng chậm bàn giao hồ sơ tín dụng nên đã yêu cầu gọi điện xác minh độc lập với khách hàng và xác nhận số dư nợ bị lệch giữa hệ thống và do khách hàng xác nhận.
Ngoài 2 sự việc trên, Vietinbank còn rất nhiều gian lận nội bộ khác như cán bộ thay đổi dữ liệu, giả mạo chứng từ, tạo các giao dịch giả, cung cấp rò rỉ thông tin của ngân hàng qua email và các thiết bị lưu trữ di động... Như vậy tình trạng gian lận nội bộ tại Vietinbank khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn.
2.2.1.2. Dấu hiệu rủi ro liên quan tới các sai sớt trong tác nghiệp của cán bộ
Hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình dịch vụ yêu cầu cán bộ ngân hàng phải thực hiện nhanh, chính xác, hiệu quả. Vì vậy, với cường độ làm việc cao, khối lượng công việc nhiều thì việc sai sót trong tác nghiệp của cán bộ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên đây là loại rủi ro lớn nhất và nguy cơ gây tổn thất cao nhất mà Vietinbank phải chịu. Một số vụ việc điển hình liên quan tới sai sót trong tác nghiệp của cán bộ ngân hàng:
Sai sớt trong nghiệp vụ huy động vốn:
Nghiệp vụ huy động vốn của Vietinbank xuất hiện khá nhiều sai sót trong tác nghiệp của cán bộ như: Mở tài khoản của khách hàng khi chưa đủ thông tin hay cập nhật, thay đổi chữ ký/mẫu dấu của khách hàng khi chưa có đầy đủ/ không đúng theo hồ sơ của chủ tài khoản, sai sót của giao dịch viên trong khi nhập số liệu vào hệ thống, hạch toán nhầm tài khoản, sai phí, hay việc không phát hiện ra tiền giả khi thực hiện thu ngân (năm 2010 có 40 trường hợp cán bộ thu ngân không phát hiện ra tiền giả, năm 2011 số này là 25 vụ, năm 2013 là 20 trường hợp và năm 2014 là 24 trường hợp). Tuy nhiên tất cả các trường hợp này cán bộ thu ngân đều phải bồi thường thiệt hại cho ngân hàng.
36
Sai sớt trong nghiệp vụ tín dụng:
Nghiệp vụ tín dụng là luôn là nghiệp vụ có số lượng lỗi chiếm tỷ trọng chủ yếu. Theo báo cáo quản lý RRHĐ và tuân thủ của Vietinbank thì số lượng lỗi tín dụng thường chiếm khoảng 68% tổng số lượng lỗi ghi nhận, còn lại 32% tập trung chủ yếu ở các giao dịch hủy, huy động, thẻ, chuyển tiền.. ..Các lỗi tập trung chủ yếu ở khâu giải ngân và kiểm tra sau giải ngân lặp đi lặp lại qua các tháng với tần suất lớn: Hồ sơ giải ngân thiếu, không phù hợp với điều khoản hợp đồng, thiếu hóa đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, chưa có biên bản kiểm tra sử dụng vốn trong thời gian quy định. Đặc biệt trong tháng 2/1015 tại một số chi nhánh, cán bộ ngân hàng đã không gắn Dealer mã sản phẩm dẫn tới cho vay lãi suất dưới sàn làm mất lợi nhuận chi nhánh. Đây là lỗi nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng tới mặt tài chính mà còn ảnh hưởng tới uy tín, giảm tính chuyên nghiệp của ngân hàng khi phải thỏa thuận lại với khách hàng. Hay một trường hợp khác, cán bộ ngân hàng đã tạm xuất 5 Quyền sử dụng đất để bán đấu giá qua Trung tâm bán đấu giá. Tuy nhiên, khi đấu giá thành công, Trung tâm đã làm các thủ tục chuyển nhượng cho người mua tài sản trong khi vẫn đang ở trạng thái tạm xuất. Đồng thời, số tiền thu từ bán đấu giá được chuyển trực tiếp vào tài khoản của một cá nhân tại ngân hàng mà không thực hiện thu nợ từng phần. Vụ việc này liên quan tới rủi ro tác nghiệp trong khâu tạm xuất tài sản sai quy định, khi tài sản trong tình trạng tạm xuất nhưng đã được bàn giao cho người mua. Hơn nữa, nó còn có thể gây ra gian lận nội bộ khi chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản của cá nhân mà không hạch toán thu hồi nợ ngay.
Sai sót trong nghiệp vụ tài trợ thương mại:
Các giao dịch tài trợ thương mại thường là các giao dịch có giá trị lớn nên việc xảy ra RRHĐ tại nghiệp vụ này sẽ có nguy cơ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Tại Vietinbank đã xảy ra một số vụ RRHĐ điển hình trong nghiệp vụ tài trợ thương mại như sau:
Tháng 10/2014 cán bộ ngân hàng trong khâu cất giữ giấy tờ đã làm mất 02 bộ chứng từ nhờ thu laoij trả tiền ngay của ngân hàng nước ngoài gửi cho người nhập khẩu là khách hàng tại chi nhánh để nhận hàng. Sự việc này hiện vẫn chưa gây ra ảnh hưởng tài chính cho ngân hàng nhưng có thể ảnh hưởng tới uy tín của Vietinbank khi
khách hàng hoặc các bên liên quan khiếu nại. Vì vậy, Vietinbank đã phải thực hiện cam kết bảo lãnh nhận hàng với giá trị bằng 200% lô hàng trong thời gian 02 năm hoặc cho tới khi tìm thấy bộ chứng từ đã thất lạc. Tổng giá trị của 02 bộ chứng từ là 327,974.62 USD. Nhu vậy nguyên nhân ở đây là do bộ phận văn thu của ngân hàng đã bất cẩn trong việc nhận, bảo quản hồ sơ tài liệu nhung lại có thể gây tổn hại rất lớn cho ngân hàng.
Sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền bao gồm:
Các sai sót trong việc tính và thu các loại phí không đúng theo quy định của Vietinbank xảy ra rất thuờng xuyên nhung đang có xu huớng giảm dần. Năm 2011có tới gần 2000 truờng hợp tính nhầm phí cho khách hàng, con số này ở năm 2012, 2013 đã giảm xuống lần luợt là 1500 và 1300 vụ. Tuy nhiên sang năm 2014, khi công tác kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn, đồng thời thực hiện chấm điểm KPI theo lỗi trọng yếu nên số vụ RRHĐ liên quan tới tính nhầm phí cho khách hàng là 1600 vụ. Các sai sót trong hồ sơ khách hàng nhu số tiền bằng chữ và bằng số trên lệnh chuyển tiền không giống nhau cũng xuất hiện khá nhiều. Năm 2010 xảy ra 645 truờng hợp, 2011 là 532 truờng hợp và năm 2013, 2014 đã giảm xuống lần luợt là 420 và 394 truờng hợp. Nguyên nhân của các sai sót trong nghiệp vụ chuyển tiền này chủ yếu là do sự sơ suất, cẩu thả của cán bộ ngân hàng khi không thực hiện kiểm tra kỹ truớc khi hạch toán cho khách hàng, cũng nhu sự lới lỏng trong công tác kiểm soát đối với các bộ phận phụ trách.
2.2.1.3. Các rủi ro liên quan tới quy trình nội bộ
Trong những năm gần đây, Vietinbank luôn không ngừng đổi mới hệ thống quản lý dữ liệu khách hàng để nâng cao năng lực quản lý, phát hiện sớm những lỗi và nguy cơ rủi ro ngân hàng có thể mắc phải. Tuy nhiên, việc cập nhật các chuơng trình mới đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đào tạo lại nhân viên sử dụng, cập nhật chuơng trình, nhung trong thời gian đầu triển khai, cán bộ Vietinbank đã mắc phải khá nhiều lỗi. Cụ thể, năm 2013, 2014 Vietinbank sử dụng phần mềm INCAS để quản lý thông tin, hồ sơ khách hàng. Các giao dịch chủ yếu đuợc thực hiện trên hệ thống BDS từ tạo lập thông tin khách hàng, thiết lập khoản vay, các thông tin về tài khoản, du nợ.. .Vì vậy các lỗi hệ thống xảy ra rất ít. Từ cuối năm 2014 tới nay, Vietinbank đã thay đổi
38
chương trình quản lý khách hàng, vẫn sử dụng phần mềm INCAS nhưng màn hình BDS chỉ được dung để vấn tin, tạo tài khoản cho khách hàng. Các thông tin khách hàng, hồ sơ khoản vay được thực hiện trên màn hình LOS và CLIM và trải qua nhiều chốt kiểm soát hơn. Việc chuyển đổi quy trình thao tác trên máy qua nhiều khâu hơn, phức tạp hơn khiến nhiều nhân viên ngân hàng đã phạm nhiều lỗi khi tạo lập khoản vay. Theo thống kê của Vietinbank, chỉ trong tháng 3/2015 hệ thống đã ghi nhận 1135 lỗi liên quan tới thao tác trên máy của cán bộ ngân hàng. Quy trình thao tác phức tạp hơn nên khi xảy ra lỗi có thể bị treo máy tính hoặc thực hiện lại từ đầu khiến tiến độ xử lý công việc kém hiệu quả hơn. Các nguyên nhân gây ra RRHĐ từ việc thay đổi quy trình chủ yếu là do sự nắm bắt nghiệp vụ chưa tốt của nhân viên khi cập nhật chương trình mới, đặc biệt là do sự phức tạp của quy trình trong giai đoạn đầu triển khai.
2.2.1.4. Các rủi ro bên ngoài
Đây là các sự kiện rủi ro bất thường, ngân hàng khó có thể dự đoán, lường trước được thời điểm xảy ra cũng như mức độ ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh của mình. Ở Vietinbank xảy ra một số sự kiện RRHĐ điển hình xuất hiện từ các nguyên nhân bên ngoài như sau:
Ngày 4/11/2014, tại một phòng giao dịch của Vietinbank đã xảy ra một vụ trộm cắp nghiêm trọng. Nhóm đối tượng đã cắt đường truyển camera và phá khóa cửa sau để đọt nhập trộm tài sản. Tổng tài sản bị lấy cắp là 3 chiếc xe máy của nhân viên, một két sắt (trong két sắt không có tài sản và con dấu của phòng, chỉ cso 2 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 500,000đ, đứng tên giao dịch viên tiền mặt của phòng). Sự việc trên không chỉ gây thiệt hại về mặt tài chính cho cá nhân nhân viên ngân hàng mà còn tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng tới danh tiếng của Vietinbank khi phát sinh những tin đồn thất thiệt về việc mất trộm tài sản.
Ngày 22/10/2014 một sự kiện RRHĐ đã xảy ra liên quan tới việc máy ATM của Vietinbank bị cháy. Máy ATM của chi nhánh ngân hàng công thương đặt tại cụm công nghiệp Tam Quan, Hoài Nhơn bị bốc cháy, sự cố làm cháy toàn bộ cabin và máy móc thiết bị. Số tiền tồn quỹ trong máy không bị ảnh hưởng lớn (341,250,000đ), chỉ thiệt hại 1 tờ 50,000đ. Nguyên nhân của việc này nghi ngờ có yếu tố phá hoại từ bên ngoài
do phía bên ngoài bốc cháy trước sau đó lan vào máy ATM, hiện công an vẫn đang điều tra làm rõ nguyên nhân.
Các sự việc này xảy ra bất ngờ, nhưng có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Vietinbank nên phòng ngừa bằng cách tăng cường kiểm tra, giám sát, duy trì, đảm bảo an ninh, an toàn phòng chống chữa cháy cho tài sản của ngân hang...
Như vậy, nhìn chung tình trạng xảy ra RRHĐ ở Vietinbank là rất thường xuyên, phổ biến và xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Rất nhiều sự kiện RRHĐ đã xảy ra ảnh hưởng rất lớn tới tài chính và uy tín của Vietinbank trong những năm gần đây đặc biệt là sau vụ trọng án siêu lừa đảo của Huỳnh Thị Huyền Như năm 2014. Vietinbank rất cần nâng cao công tác kiểm tra giám sát, thực hiện các biện pháp quản lý RRHĐ, và coi RRHĐ là một trong ba mục tiêu quản trị rủi ro trọng yếu của ngân hàng để giảm thiểu các tác động tiêu cực của nó tới hoạt động kinh doanh liên tục của ngân hàng.