KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 021 (Trang 34)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNGVIỆT NAM VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) là tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu, giữ vai trò trụ cột trong hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. Được thành lập năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Vietinbank luôn khẳng định được vị thế ngân hàng đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, là chủ lực trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, cho vay, huy động, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.

Vietinbank có hệ thống phát triển mạnh mẽ, với 1 Sở giao dịch, 3 văn phòng đại diện, 152 chi nhánh, 2 công ty liên doanh, 7 công ty con, 4 đơn vị sự nghiệp và hơn 900 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm. Hơn nữa, Vietinbank còn tự hào khi có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng tại hơn 90 quốc gia trên thế giới. Với sự ra đời của Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về mức vốn pháp định đối với các ngân hàng Việt Nam thì việc mở rộng các ngân hàng cũng như gia tăng về số lượng chi nhánh, phòng giao dịch cũng bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Do vậy, việc có mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp cả trong và ngoài nước, Vietinbank đặc biệt có lợi thế trong việc chiếm lĩnh thị phần so với các ngân hàng khác. Theo báo cáo tài chính quý III năm 2014 của Vietinbank được công bố, thị phần của Vietinbank chiếm 11.7% về cho vay, huy động vốn chiếm 10.1%, chuyển tiền 15%, thanh toán quốc tế 12.9% và 21% là thị phần về dịch vụ thanh toán thẻ. Như vậy, Vietinbank đều chiếm hơn 10% thị phần trên các mảng hoạt động, trong khi đó số lượng của các ngân hàng tại Việt Nam hiện tại là trên 30 ngân hàng đang hoạt động. Điều này càng chứng tỏ tiềm lực vững mạnh của Vietinbank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

26

Vietinbank luôn giữ vững vị thế dẫn đầu ngành ngân hàng, là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, lợi nhuận và nộp thuế cao nhất, chất luợng tài sản tốt nhất và nợ xấu thấp nhất ngành ngân hàng. Cho tới năm 2014, Vietinbank là thuơng hiệu duy nhất của Việt Nam 3 năm liên tiếp (từ 2012-2014) đuợc tạp chí Forbes bình chọn Top 2000 doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Đồng thời Vietinbank cũng là một trong hai ngân hàng của Việt Nam lọt Top 500 Thuơng hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới năm 2015 theo xếp hạng của hãng tu vấn định giá thuơng hiệu hàng đầu thế giới Brand finance, 10 năm liên tiếp vào Top 10 Thuơng hiệu mạnh Việt Nam. Hơn nữa, trong 5 lần xếp hạng của Vietnam report thì 3 năm liền (2012-2014) Vietinbank có mặt trong Top 500 doanh nghiệp tăng truởng mạnh nhất Việt Nam và đều nằm trong Top 50. Điều này đã cho thấy sự phát triển nhanh, mạnh mẽ và bền vững của Vietinbank trong giai đoạn 2009-2014.

Có đuợc kết quả kinh doanh nhu vậy là nhờ vào cơ cấu tổ chức vững mạnh với hệ thống công nghệ lành mạnh, ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm cùng với đội ngũ nhân viên Vietinbank chuyên nghiệp. Hơn nữa, Vietinbank còn có sự trợ giúp của hai cổ đông chiến luợc nuớc ngoài là Tổ chức tài chính Quốc tế uy tín IFC và ngân hàng lớn nhất Nhật Bản Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ. Nhờ vậy, trong những năm qua Vietinbank luôn giữ vững đuợc vị thế là ngân hàng số 1 Việt Nam, là tổ chức tài chính ngân hàng có sức ảnh huởng lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Nguồn: BCTC của Vietinbank năm 2014

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam

Sau khoảng thời gian dài chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bức tranh toàn cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đã bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên tốc độ còn thấp, chưa ổn định, và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong bối cảnh đó, toàn bộ hệ thống ngân hàng Vietinbank đã nỗ lực triển khai các chính sách mới bám sát các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và NHNN và đã đạt được những kết quả rất khách quan, giữ vững vị thế của đơn vị đứng đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các kết quả kinh doanh đó được thể hiện qua một số chỉ tiêu tài chính sau:

2.1.2.1. Tăng trưởng quy mô

Là ngân hàng chủ lực trong hệ thống ngân hàng, Vietinbank luôn tự hào là ngân hàng có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu cao nhất và tổng tài sản (661,132 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2014) đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng Việt Nam sau ngân hàng

28

Agribank (762,869 tỷ đồng). Hình 2.2 thể hiện quy mô của ngân hàng Vietinbank so với một số ngân hàng khác trong hệ thống tại thời điểm 30/09/2014:

Hình 2.2. Quy mô hoạt động của một số ngân hàng tại thời điểm 30/09/2014

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổng hợp của tác giả

Biểu đồ trên cho thấy Vietinbank luôn dẫn đầu các ngân hàng khác về vốn điều lệ, VCSH và đặc biệt là số luợng chi nhánh. Vietinbank có tới 1092 chi nhánh bao phủ cả trong và ngoài nuớc nhiều hơn BIDV 367 phòng giao dịch và nhiều hơn 3 lần số luợng phòng giao dịch của Vietcombank. Hơn nữa, với vốn điều lệ và VCSH cao nhất trong hệ thống giúp Vietinbank luôn chủ động về vốn, giảm sự phụ thuộc vào biến động thị truờng, tạo điều kiện cho các sản phẩm dịch vụ của Vietinbank cạnh tranh hơn, thu hút khách hàng hơn. Mặt khác, quy mô tổng tài sản của Vietinbank cũng cao thứ 2 trong hệ thống ngân hàng và không ngừng tăng lên qua các năm. Hình 2.3 thể hiện tăng truởng về quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Vietinbank qua các năm.

Hình 2.3: Tăng trưởng tài sản và VCSH của Vietinbank giai đoạn 2010-2014

Nguồn: BCTC ngân hàng Vietinbank năm 2014

2.1.2.2. Tình hình huy động vốn

Dưới sự chỉ đạo của NHNN thực hiện các biện pháp hỗ trợ khó khăn nền kinh tế, cứu cánh doanh nghiệp, mặt bằng lãi suất trên thị trường đã liên tục giảm từ năm 2012 tới nay. Từ tháng 10/2014 tới nay, trần lãi suất đối với tiền gửi đã xuống rất thấp, tiền gửi VNĐ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1%/năm, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5.5%, và tiền gửi bằng USD, lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi của tổ chức là 0.25%/năm và tiền gửi của cá nhân từ 1% xuống mức 0.75%/năm (Quyết định số 2173/QĐ-NHNN). Mặc dù lãi suất ở mức rất thấp, nhưng với niềm tin của khách hàng với Vietinbank trong bối cảnh các kênh đầu tư khác vẫn chưa ổn định, lượng vốn huy động của Vietinbank vẫn tăng trưởng ổn định và có tính thanh khoản cao.

30

Cơ cấu vốn huy động tại 31/12/2014

Hình 2.4: Quy mô và cơ cấu vốn huy động của Vietinbank

Nguồn: BCTC Vietinbank năm 2014

Như vậy vốn huy động của Vietinbank liên tục tăng lên qua các năm. Neu như tổng vốn huy động năm 2010 của Vietinbank ở mức 339,699 tỷ đồng, thì con số này đã tăng 255,395 tỷ đồng tương đương 75.18% vào năm 2014 ở mức 595,094 tỷ đồng. So với thời điểm 31/12/2013 thì năm 2014, vốn huy động đã tăng lên 16.3%, đạt 104% kế hoạch của Đại hội cổ đông. Mặt khác, tốc độ tăng trưởng qua các năm khá đồng đều và ổn định, cơ cấu vốn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn nên Vietinbank dễ lên kế hoạch sử dụng vốn và tái tạo nguồn một cách hợp lý.

2.1.2.3. Tăng trưởng tín dụng

Hoạt động tín dụng là một trong những loại hình dịch vụ truyền thống của Vietinbank. Trong những năm gần đây, mặt bằng lãi suất huy động thấp giúp ngân hàng cho vay với lãi suất thấp hơn, tạo điều kiện hỗ trợ khó khăn cho các doanh nghiệp. Mặc dù kinh tế chưa có nhiều dấu hiệu phục hồi nhưng Vietinbank với vị thế của ngân hàng dẫn đầu ngành vẫn luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tín dụng cao và ổn định. Hình 2.5 thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2010- 2014.

Hình 2.5: Dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2010-2014 (tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank năm 2014

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhưng dư nợ tín dụng của Vietinbank tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn 2010-2014 trung bình khoảng 15% mỗi năm. Năm 2014 dư nợ tín dụng của Vietinbank đạt mức 542,685 tỷ đồng tăng 131.7% so với năm 2010 tương đương với mức tăng 308,480 tỷ đồng. Nếu so với cuối năm 2013, dư nợ tín dụng tăng khoảng 18%, đạt 105% kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông và tăng cao hơn so với mức trung bình ngành (292,860 tỷ đồng). Như vậy, Vietinbank là đơn vị chủ lực trong việc cung cấp vốn cho nền kinh tế, phù hợp với quy mô tài sản và thị phần dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

32

2.1.2.4. Các tỷ số tài chính.

Hình 2.6 Các chỉ số tài chính của Vietinbank giai đoạn 2010-2014

Nguồn: Báo cáo tài chính ngân hàng Vietinbank năm 2014

Nhìn chung các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời của Vietinbank (ROA, ROE) có xu huớng giảm, đạt đỉnh điểm ở năm 2011 khi các chỉ số này lần luợt là 2.03% và 26.74%. Tuy nhiên, tốc độ giảm đã chậm dần từ năm 2012 tới nay thể hiện kết quả kinh doanh của Vietinbank đã ổn định hơn. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm các nền kinh tế trên thế giới kiệt quệ, nhung nó chỉ thực sự ảnh huởng tới kinh tế Việt Nam kể từ năm 2012. Kinh tế khó khăn, cầu tiêu dùng thấp, hàng hóa sản xuất ra không bán đuợc khiến các doanh nghiệp phá sản hàng loạt năm 2012, 2013. Bởi vậy nhu cầu về vốn của nền kinh tế giảm mạnh, nên hoạt động tín dụng cũng cạnh tranh hơn. Truớc bối cảnh đó, kết hợp với mặt bằng lãi suất giảm, Vietinbank đã chủ truơng giữ vững thị phần, giúp đỡ doanh nghiệp tốt nên đua ra nhiều gói cho vay với lãi suất thấp. Mặt khác, để gia tăng uy tín hình ảnh của mình, Vietinbank đã rất tích cực thực hiện các hoạt động xã hội, từ thiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, lợi nhuận của Vietinbank từ năm 2012 tới nay có xu huớng giảm, nhung vẫn cao hơn so với trung bình ngành.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu của Vietinbank cũng có xu huớng giảm nhung vẫn đạt mức trên 10%, cao hơn mức tối thiểu do NHNN yêu cầu (8%). Điều này thể hiện Vietinbank vẫn đủ nguồn vốn dự phòng để đối phó với các tình huống bất lợi xảy ra.

Hơn nữa, công tác quản trị rủi ro của Vietinbank trong những năm gần đây luôn đạt kết quả tốt. Nợ xấu của Vietinbank liên tục giảm từ năm 2012 tới nay. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu trên tổng du nợ ở mức 0.9%, giảm 0.45% so với năm 2012 và đạt mức kế hoạch do Đại hội cổ đông đề ra (<=3%). Điều này đã thể hiện bộ máy quản trị rủi ro của Vietinbank hoạt động hiệu quả, ngân hàng đã chú trọng hơn tới chất luợng khoản vay, công tác quản lý khách hàng cũng đuợc quan tâm hơn.

Như vậy, hoạt động của Vietinbank từ năm 2011 tới nay là khá tốt, giữ vững được vị thế của tổ chức tài chính kinh tế hàng đầu Việt Nam, đóng vai trò chủ lực trong việc truyền dẫn vốn trong nền kinh tế. Vietinbank đã không ngừng tăng lên về quy mô và chất lượng hoạt động. Quy mô tài sản, hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch không ngừng được mở rộng, hoạt động huy động vốn và cho vay tăng trưởng ổn định, tính thanh khoản cao. Lợi nhuận trong những năm gần đây giảm dần nhưng đã bền vững hơn, ngân hàng ngày càng chú trọng tới công tác quản trị rủi ro.

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Thực trạng rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần Côngthương Việt Nam thương Việt Nam

Là ngân hàng đứng thứ hai về quy mô tổng tài sản trong hệ thống ngân hàng với mạng luới phân phối rộng 152 chi nhánh, đội ngũ nhân viên đông đảo cùng sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ, Vietinbank đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đặc biệt là RRHĐ. Trong những năm vừa qua, RRHĐ ở Vietinbank xảy ra khá thuờng xuyên với số luợng lớn các lỗi tiềm ẩn nguy cơ RRHĐ. Theo các báo cáo Quản lý RRHĐ và tuân thủ của Vietinbank, trong năm 2014, Vietinbank ghi nhận 105,093 lỗi trong đó tỷ lệ các lỗi đuợc khắc phục chỉnh sửa ngay trong kỳ là 85,1%. Các lỗi này có xu huớng tăng lên kể từ tháng 10/2014 tới nay, sau khi Công văn 1128/HĐQT-NHCT7 (CV1128) có hiệu lực vào ngày 21/08/2014. Theo đó, Vietinbank không xếp hạng KPI tuân thủ hàng tháng của các chi nhánh trên cơ sở tổng số lỗi ròng ghi nhận mà sẽ theo

34

dõi theo tổng số lỗi trọng yếu phát sinh. Điều này dẫn tới một số chi nhánh xuất hiện tình trạng trong công tác khắc phục chỉnh sửa các lỗi phát sinh. Chỉ trong tháng 10/2014, Vietinbank đã phát hiện 11,890 lỗi tăng đột biến 4,455 lỗi so với kỳ tháng 9/2014 chủ yếu do công tác tăng cuờng kiểm tra giám sát trong đó đã khắc phục sửa chữa đuợc 9,010 lỗi. Tới tháng 11/2014, tổng số lỗi phát sinh đã lên tới 13,144 lỗi tăng 1,254 lỗi so với tháng 10/2014. Điều này thể hiện Vietinbank đang đẩy mạnh công tác kiểm tra giám soát để kịp thời các lỗi RRHĐ, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ RRHĐ rất cao. Vietinbank xuất hiện hầu hết các nhóm dấu hiệu RRHĐ đã phân tích trong Chuơng 1. Cụ thể:

2.2.1.1. Các hành vi gian lận nội bộ

Trong những năm gần đây, Vietinbank ghi nhận khá nhiều truờng hợp lỗi liên quan tới đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng. Đây là các hành vi nguy hiểm có thể tổn hại lớn tới uy tín và tài chính của Vietinbank. Các hành vi gian lận nội bộ xảy ra chủ yếu ở nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, kho quỹ.. ..Sự kiện điển hình liên quan tới gian lận nội bộ của Vietinbank là vụ việc của Huỳnh Thị Huyền Nhu, nguyên phó phòng quản lý rủi ro của Vietinbank. Nhu và 17 bị can đã bị truy tố về các hành vi: lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cho vay nặng lãi, vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, thiếu trách nhiệm và cố ý làm trái. Cụ thể từ năm 2007, khi còn là cán bộ tín dụng của Vietinbank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, Nhu đã vay trên 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để đầu tu kinh doanh bất động sản. Tới năm 2010, do bị thua lỗ nặng nề nên Nhu đã lợi dụng chức vụ để kiếm tiền trả nợ. Từ tháng 3/2010 tới tháng 9/2011, Nhu lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh làm giả 8 con dấu của Vietinbank, của nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền lên tới 4,911 tỷ đồng. Đây là vụ việc RRHĐ nghiêm trọng, liên quan tới gian lận nội bộ của Vietinbank. Vụ án của Nhu đã gây tổn hại rất lớn về uy tín cũng nhu tài chính khi phải liên tục ra hầu tòa để giải quyết. Cho tới nay, đây vẫn là nghĩa vụ rủi ro tiềm ẩn đối với Vietinbank cho tới khi có quyết định chính thức của tòa án.

Một sự kiện RRHĐ khác cũng liên quan tới gian lận nội bộ đó là trường hợp một

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro hoạt động tại NHTMCP công thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 021 (Trang 34)