Tài trợ nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH NN&PTNT VN chi nhánh bắc hà nội (Trang 26 - 28)

Tài trợ phát hành L/C: L/C do ngân hàng lập ra theo đề nghị, yêu cầu của

khách hàng là nhà NK. Theo đó, ngân hàng cam kết trả một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định cho người XK với điều kiện người XK phải xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp. Do đó, khi ngân hàng đồng ý mở L/C đồng nghĩa ngân hàng đã cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ là phù hợp với quy định của L/C. Ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro trong trường hợp nhà NK không có khả năng thanh toán, đồng thời cũng là người đứng ra thay mặt cho nhà NK, cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình đối với nhà XK. Như vậy việc ngân hàng mở L/C là chính một hình thức tài trợ về uy tín và tài chính cho nhà XK.

Tài trợ bằng cho vay ký quỹ mở L/C: Ký quỹ là một quy định của ngân hàng

phát sinh trong trường hợp khách hàng xin được bảo lãnh, ví dụ như khi khách hàng đề nghị ngân hàng phát hành thư tín dụng. Giá trị ký quỹ của các thương vụ thường rất lớn do vậy ngân hàng có thể cho khách hàng vay để ký quỹ. Tuy nhiên, cho vay ký quỹ là một hình thức tài trợ có rủi ro rất cao bởi phần tiền ký quỹ của khách hàng chính là “tấm đệm” giúp giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng hoàn trả. Trong thực tế, hầu hết các ngân hàng hiện nay đã không còn cung cấp hình thức tài trợ này.

Bảo lãnh nhận hàng: Trong thương mại quốc tế quốc tế có thể xảy ra trường

hợp hàng hóa đến trước bộ chứng từ giao hàng. Nếu không nhận được hàng ngay nhà NK sẽ phải tốn chi phí lưu kho, bảo quản hàng hóa.. .Để nhận được hàng sớm, nhà NK phải yêu cầu NHPH phát hành bảo lãnh nhận hàng để đi nhận hàng trước. NHPH phát hành bảo lãnh nhận hàng với điều kiện người NK phải cam kết không có bất cứ khiếu nại nào nếu bộ chứng từ có sai sót. Với hình thức tài trợ này, rủi ro cho ngân hàng là rất lớn nên nhìn chung các ngân hàng thường rất thận trọng khi quyết định phát hành bảo lãnh nhận hàng.

Tài trợ cho vay thanh toán bộ chứng từ giao hàng: Sau khi NHPH nhận được

bộ chứng từ xuất trình phù hợp thì ngân hàng sẽ trích khoản tiền ký quỹ từ tài khoản tiền gửi thanh toán của nhà NK để thanh toán cho nhà XK. Nếu số tiền ký quỹ không đủ hoặc nhà NK không có đủ vốn lưu động thì nhà NK sẽ cần đến nguồn vốn vay từ ngân hàng. Trên cơ sở xem xét và phân tích, thẩm định ngân hàng sẽ ra quyết định tài trợ và hạn mức tài trợ cho khách hàng.

Cho vay bắt buộc: Việc cho vay bắt buộc phát sinh khi nhà nhập khẩu không

thanh toán hoặc không tập trung đủ tiền để thanh toán khi đến hạn. Ngân hàng khi đó sẽ cho vay trên giá trị tiền hàng còn thiếu để thanh toán đúng hạn cho ngân hàng nước ngoài và trong trường hợp này khách hàng sẽ phải chịu lãi suất vay tương ứng với lãi suất vay quá hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Ký hậu vận đơn: Trong thực tế, L/C thường quy định vận đơn theo lệnh của

NHPH. Do đó, khi hàng hóa đến nơi, người NK muốn nhận hàng thì phải thanh toán cho ngân hàng và sau đó ngân hàng sẽ ký hậu vận đơn để nhà nhập khẩu đi nhận hàng. Đối với hình thức này, ngân hàng thường không thu phí dịch vụ.

Chấp nhận hối phiếu kỳ hạn theo L/C: Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết

trả tiền của người có nghĩa vụ trả tiền khi hối phiếu đến thời hạn thanh toán. Trong phương thức thanh toán TDCT, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu tức là ngân hàng đã tài trợ cho nhà nhập khẩu. Việc tài trợ này chỉ là một hình thức đảm bảo về tài chính bởi thực chất ngân hàng chưa phải xuất tiền ngay. Khi đến hạn, nếu nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ đứng ra thực hiện nghĩa vụ thanh toán hối phiếu.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH NN&PTNT VN chi nhánh bắc hà nội (Trang 26 - 28)