Định hướng phát triển chung của chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH NN&PTNT VN chi nhánh bắc hà nội (Trang 62 - 64)

- CHI NHÁNH BẮC HÀ NỘ

3.1.1.Định hướng phát triển chung của chi nhánh.

Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa...

Đối với chi nhánh Bắc Hà Nội, thực hiện tinh thần chỉ đạo chung của Ban lãnh đạo Agribank, yêu cầu đội ngũ lãnh đạo cũng như cán bộ trong chi nhánh phải thay đổi về tư duy và phương pháp quản trị điều hành. Đổi mới cơ chế quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt từ các đơn vị trực thuộc. Tập thể cán bộ nhân viên tại chi nhánh đã xác định cần phải nỗ lực hết mình, năng động sáng tạo và chủ động triển khai các nhiệm vụ ngay từ giai đoạn đầu, duy trì hoạt động ổn định, phát triển vững chắc, có hiệu quả, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có, triển khải phát triển các sản phẩm mới và dịch vụ tiện ích mới.

> Công tác nguồn vốn

Tiếp tục tập trung nguồn lực để huy động và phát triển nguồn vốn, phấn đấu đạt mục tiêu vừa duy trì tăng trưởng quy mô nguồn vốn vừa tạo ra nguồn thu từ phí điều vốn để bù đắp tạm thời cho nguồn thu tín dụng; coi trọng nguồn vốn từ dân cư, mở rộng và tìm kiếm các khách hàng là các tổ chức kinh tế, nâng cao tính ổn định của nguồn vốn; đặc biệt quan tâm và chú trọng đến công tác khách hàng, từ việc phục vụ tốt khách hàng đến xử lý tác nghiệp. Thường xuyên theo dõi sát diễn biến lãi suất trên thị trường, đặc biệt là lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần trên cùng địa bàn để có biện pháp ứng phó linh hoạt, kịp thời đảm bảo huy động được nguồn vốn nhưng vẫn có hiệu quả trong kinh doanh.

> Công tác tín dụng

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng và tập trung xử lý nợ đã bán cho VAMC, nợ đã xử lý rủi ro, lãi tồn đọng:

- Tăng cường công tác phát triển khách hàng mới, tăng dư nợ mới để bù đắp nợ đã xử lý rủi ro, nợ bán cho VAMC và dư nợ giảm của Công ty TNHH Dệt Hà Nam theo hướng tập trung mở rộng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhân hộ sản xuất có tài sản bảo đảm đầy đủ, khả năng thanh khoản cao, có tình

hình sản xuất kinh doanh ổn định; đồng thời cần chủ động, tích cực chăm sóc và giữ ổn định khách hàng tốt, truyền thống đang có quan hệ với chi nhánh

- Tâp trung đôn đốc và thực hiện kiên quyết các biện pháp xử lý đẻ thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro và nợ bán cho VAMC. Chủ động rà soát và phân tích nợ tiềm

ẩn rủi ro, nợ có nguy cơ nhảy nhóm (nhóm 1, nhóm 2) để có giải pháp xử lý kịp thời, không để nợ xấu phát sinh trong năm 2015

- Điều chỉnh phiếu giao việc của cán bộ theo hướng xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, giao kế hoạch cụ thể từng tháng/quý/năm, giao việc đi đôi với đôn đốc, kiểm

- Thường xuyên tổ chức và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH NN&PTNT VN chi nhánh bắc hà nội (Trang 62 - 64)