Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH NN&PTNT VN chi nhánh bắc hà nội (Trang 57 - 62)

- chi nhánh Bắc Hà Nội giai đoạn 2012 2014.

2.3.2.Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

Thứ nhất, sự mất cân đối giữa doanh số thanh toán L/C nhập và xuất của chi

nhánh.

Tổng giá trị L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giao dịch hoạt động thanh toán XNK. Sự mất cân bằng này xảy ra có thể do nguyên nhân chi nhánh vẫn chưa có đủ uy tín đối với khách hàng và các ngân hàng nước ngoài. Điều này dẫn tới tình trạng một số khách hàng thực hiện mở L/C nhập tại chi nhánh nhưng khi xuất khẩu họ lại chọn một ngân hàng khác tham gia thanh toán cho họ.

Sự mất cân đối giữa thanh toán XK và NK cũng như sự mất cân đối giữa thanh toán xuất, nhập khẩu theo phương thức thanh toán TDCT sẽ tạo ra sự mất cân đối giữa việc cho vay tài trợ XK và cho vay tài trợ NK. Trong khi cho doanh số tài trợ NK có doanh số đáng kể thì con số này đối với hoạt động tài trợ XK vẫn còn khá khiêm tốn.

Thứ hai, sự thiếu đa dạng trong các sản phẩm dịch vụ tài trợ XNK theo

phương thức TDCT.

Hiện tại, chi nhánh mới chỉ thực hiện tốt và thường xuyên được các hình thức tài trợ XNK truyền thống như cho vay hỗ trợ sản xuất hàng xuất khẩu, phát hành L/C, cho vay thanh toán L/C cùng các hình thức tài trợ đi kèm trong quá trình thanh toán. Việc triển khai các hình thức tài trợ như phát hành L/C đặc biệt, bảo lãnh nhận hàng.. .tại chi nhánh còn nhiều hạn chế. Khi mà các sản phẩm tài trợ truyền thống đã quá quen thuộc và có nhiều ngân hàng cùng khai thác, để mở rộng được

doanh số tài trợ, thu hút thêm khách hàng chi nhánh cần tăng cường các hình thức tài trợ mới khác nhằm đáp ứng những nhu cầu của khách hàng và bắt kịp với sự thay đổi của thị trường.

Thứ ba, tỷ trọng doanh số thanh toán theo phương thức TDCT trong hoạt động

TTQT có xu hướng giảm sút.

Mặc dù doanh số thanh toán XNK theo phương thức TDCT có tăng trong thời gian từ 2012 - 2014, tuy nhiên tỷ trọng của phương thức này trong tổng hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh lại có xu hướng giảm. Điều này thể hiện sự thu hẹp về hoạt động tài trợ XNK theo phương thức TDCT tại chi nhánh Bắc Hà Nội.

Thứ tư, thị phần tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT còn thấp

Thị phần tài trợ XNK của Ngân hàng NNo&PTNT nói chung và của chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng vẫn còn tương đối thấp so với các ngân hàng lớn khác.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a). Nguyên nhân khách quan

> Tình hình kinh tế trong nước và quốc tế

Trong những năm vừa qua, mặc dù đã vượt qua được giai đoạn khủng hoảng toàn cầu, tuy nhiên nền kinh tế thế giới vẫn đang trong quá trình phục hồi chậm chạp. Thêm vào đó là những bất ổn chính trị xảy ra trên nhiều khu vực trên thế giới dẫn đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp cũng như xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng rất mạnh

Trở lại với nền kinh tế trong nước, mặc dù Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có những nỗ lực nhằm ổn định lại thì trường tiền tệ, ngoại hối, bảo đảm kiểm soát lạm phát tuy nhiên sự tăng trưởng của nền kinh tế vẫn chưa cao. Mặc dù các mức lãi suất điều hành và trần lãi suất huy động được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm tạo điều kiện cho các TCTD giảm các mức lãi suất huy động và cho vay xuống mức thấp nhất từ trước tới nay, tuy nhiên các ngân hàng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc cho vay ra nền kinh tế. Điều nay thể hiện khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn chưa cao, các doanh nghiệp còn dè dặt trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Mặc dù đã có sự cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian vừa qua theo hướng sáp nhập, mua lại các ngân hàng yếu kém, tuy nhiên hiện nay số lượng các ngân hàng vẫn là rất đông đảo, mà hầu hết đều cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế thì môi trường cạnh tranh là khá khó khăn cho các ngân hàng nói chung và chi nhánh Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng. Hơn nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài nhảy vào thị trường trong nước với các công nghệ và dịch vụ hiện đại thì chi nhánh Bắc Hà Nội nói riêng cũng như cả hệ thống Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh.

> Hiểu biết của doanh nghiệp XNK về hoạt động thương mại quốc tế còn hạn chế

Hiện nay nhiều doanh nghiệp kinh doanh XNK Việt Nam chưa nắm vững các thông lệ, luật pháp quốc tế, tạo sơ hở khi ký kết hợp đồng và khi xảy ra tranh chấp không có cơ sở để khiếu nại.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn chưa có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài, chưa thông thạo về kỹ thuật kinh doanh đối ngoại nên chọn nhầm đối tác hoặc khi thương lượng ký hợp đồng thường dễ dàng đồng ý với các điều khoản bất lợi trong nội dung L/C, khả năng được thanh toán hay chiết khấu là rất thấp. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh.

b). Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

> Cán bộ ngân hàng còn hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức nghiệp vụ

Hoạt động thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ có tính phức tạp do nó không chỉ gói gọn trong phạm vi một quốc gia, do vậy nó sẽ chịu ảnh hưởng bởi những phong tục tập quán, luật pháp, chế độ chính trị khác nhau của các quốc gia liên quan. Điều này khiến cho hoạt động tài trợ XNK, đặc biệt là theo phương thức thanh toán TDCT trở nên rất phức tạp, đòi hỏi các nhân viên ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phải có trình độ kiến thức tốt về dịch vụ tài trợ này đồng thời có những kinh nghiệm trong thực tế. có sự nhạy bén trước sự thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tại Phòng kinh doanh ngoại hối, chi nhánh Ngân hàng

NNo&PTNT Bắc Hà Nội, đa số cán bộ nhân viên tuổi đời còn trẻ, vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm. Mặc dù chi nhánh luôn tạo điều kiện để nâng cao kiến thức về nghiệp vụ cho nhân viên, song đôi khi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của khách hàng.

> Hoạt động Marketing, thu hút khách hàng chưa đạt hiệu quả cao

Các khách hàng hiện nay của chi nhánh vẫn thường là các khách hàng truyền thống, khi có nhu cầu được tài trợ họ sẽ tự tìm tới chi nhánh để giao dịch. Điều này cho tháy chính sách marketing, quảng bá sản phẩm và các chính sách thu hút khách hàng của chi nhánh vẫn chưa hiệu quả, chi nhánh vẫn chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Qua quan sát trong thời gian vừa qua thì các chính sách thu hút khách hàng như ưu đãi cước phí, các sản phẩm khuyến mại đi kèm.. .vẫn còn chưa được triển khai nhiều tại chi nhánh.

> Hệ thống ngân hàng đại lý nước ngoài của chi nhánh nhiều nhưng chất

lượng còn chưa cao

Ngân hàng NNo&PTNT hiện nay có quan hệ đại lý với trên 1000 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng tại chi nhánh Bắc Hà Nội cũng như trên toàn hệ thống thì doanh số các sản phẩm tài trợ XNK là khá thấp. Ngoài nguyên nhân do khách hàng chưa tin tưởng vào uy tín của ngân hàng với vai trò là NHTB, NKCK thì nguyên nhân còn bắt nguồn từ việc tài khoản tiền gửi của Ngân hàng NNo&PTNT tại các ngân hàng đại lý nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu thanh toán và hạn mức tín dụng mà ngân hàng đại lý cấp cho Ngân hàng NNo&PTNT còn ở mức hạn chế, và khi phân chia hạn mức này tới từng chi nhánh thì con số này lại càng nhỏ hơn, không đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng.

> Chưa khai thác được tối đa tiềm năng của công nghệ ngân hàng

Mặc dù chi nhánh Bắc Hà Nội đã hoàn thành việc triển khai chương trình IPCAS tới các chi nhánh cấp II và phòng giao dịch; công nghệ đã được đầu tư, hệ thống dữ liệu đã được tập trung hóa, nhưng thực trạng công nghệ tại chi nhánh hiện nay vẫn còn một số hạn chế: chưa khai thác hết các tiện ích của công nghệ, chưa đa dạng hóa được các sản phẩm tài trợ dựa trên nền tảng công nghệ, tốc độ xử lý vẫn còn chậm. Hệ thống mới đã hỗ trợ rất nhiều trong việc khai thác các thông tin báo

cáo cũng như thông tin quản lý, tuy nhiên số liệu về tài trợ XNK theo phương thức tín dụng chứng từ khai thác trên hệ thống còn chưa hiệu quả, vẫn còn mất nhiều thời gian để tác nghiệp. Bên cạnh hạn chế của bản thân công nghệ, các cán bộ khi sử dụng đôi khi vẫn còn gặp khó khăn trong việc khai thác các tiện ích của hệ thống, do đó chưa khai thác triệt để lợi thế của công nghệ thông tin, chưa tạo ra được nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trên cơ sở lý luận đã trình bày ở Chương 1, Chương 2 của khóa luận đã phân tích thực trạng hoạt đông tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Bắc Hà Nội với các nội dung sau:

Thứ nhất, khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh

trong vài năm trở lại đây.

Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh

toán TDCT tại chi nhánh từ năm 2012 đến 2014.

Thứ ba, đánh giá những kết quả đạt được cùng những hạn chế còn tồn tại và

đưa ra nguyên nhân trong hoạt động tài trợ XNK theo phương thức TDCT tại chi nhánh.

Trên cơ sở những tồn tại và nguyên nhân của chúng, Chương 3 của khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu và đề ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tài trợ XNK theo phương thức thanh toán TDCT tại Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại NH NN&PTNT VN chi nhánh bắc hà nội (Trang 57 - 62)