Tình hình phân loại nợ theo mức độ rủi ro tại ngân hàng TMCP Công

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc giang khoá luận tốt nghiệp 032 (Trang 52 - 58)

Công Thương Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang.

Bảng 2.6 : Phân loại nợ theo các nhóm nợ

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 2.886 3.771 4.219 885 30,67 448 11,88 Nợ quá hạn 16 22 25 6 37,5 3 13,64 Tỷĩệ NQH/Tổng dư nợ (%) 0,55 0,58 0,59

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng dư nợ 2.886 3.771 4.219

Nợ xấu 2,65 3,676 2,388

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ

0,09 0ã 0,06

(Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Vietinbank Bắc Giang)

Theo thông tư 09/2014/TT-NHNH nợ của các ngân hàng được chia làm 5 nhóm: nợ nhóm 1 cho tới nợ nhóm 5 lần lượt là: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Cụ thể dư nợ phân theo chất lượng nợ của ngân hàng trong 3 năm qua như sau:

Nhìn chung hơn 99% tổng dư nợ của ngân hàng là nợ nhóm 1 tức là các khoản nợ có khả năng thu hồi được cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên tỷ trọng nhóm nợ này đang có xu hướng giảm nhưng giảm nhẹ vẫn cần phải chú ý.Bên cạnh đó nợ nhóm 4 năm 2014 là 1,213 tỷ đồng tăng lên 1,272 tỷ đồng vào năm 2016. Nguyên nhân có thể là do một phần nợ dưới tiêu chuẩn không thu hồi được nên được chuyển sang nhóm nợ nghi ngờ. Chính vì vậy mà nợ nhóm 3 có xu hướng giảm. Qua đó cho thấy đánh giá thẩm định khoản vay và công tác thu hồi nợ của ngân hàng vẫn còn yếu kém.

41

a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.7: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh trong giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Bắc Giang)

Qua bảng cho thấy nợ quá hạn của chi nhánh trong thời gian qua có sự gia tăng cùng với sự tăng trưởng của quy mô tín dụng, cụ thể là: năm 2015 nợ quá hạn là 25 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 37,5% so với năm 2014; năm 2016 tăng 13,64% so với năm 2015. Nguyên nhân là do hậu quả của việc mở rộng tín dụng đồng thời tuy tình hình kinh tế có dấu hiệu khởi sắc nhưng một số doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả .

b. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.8: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh qua các năm

(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank Bắc Giang)

Biểu đồ 2.3: Nợ xấu của Vietinbank Bắc Giang 0.12 0.1 0.08 0.06 0.04 0.02 0

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

_ Nợ xấu ■ Tỷ lệ nợ xấu/ Dư nợ

Nợ xấu gồm nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Trong đó nợ xấu năm 2015 tăng 38,72% so với năm 2014 .Nguyên nhân là do:

- Sau khi mở rộng nhà máy, thị trường urê cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà sản xuất trong nước, giữa urê trong nước với urê nhập khẩu, đặc biệt là hàng nhập tiểu ngạch từ Trung Quốc, giá ure giảm mạnh, cung nhiều hơn cầu khiến cho tình hình kinh doanh của công ty Đạm Hà Bắc gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp, khách hàng chay ỳ không trả nợ như Công ty cổ phần dược phẩm Bắc Giang...

- Bên cạnh đó, do tín dụng ngân hàng tăng như năm 2015 tăng 30,66 % so với năm 2014 và năm 2016 tăng 11,88 % so với năm 2015 cũng là nguyên nhân gây ra nợ xấu.

Bước sang năm 2016 nợ xấu của ngân hàng giảm 1288 tỷ đồng tương đương giảm 35,04% so với năm 2015. Vì đầu năm 2016 Chi nhánh cơ cấu lại khoản nợ và gia hạn tín dụng cho khoản vay của công ty Đạm Hà Bắc trước tình hình kinh doanh không được khả quan của doanh nghiệp do nguồn vốn vay của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ của ngân. Ngoài ra từ tháng 2/2016 Vietinbank áp dụng basel II với những tiêu chuẩn khắt khe hơn khiến cho ngân hàng cẩn trọng hơn trong việc cho vay. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời để giảm tỷ lệ nợ xấu ngân hàng cần có những biện pháp phù hợp để đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp thực chất hơn.

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền % Trích lập DPRR 33,77 45,25 50,48 11,48 33,99 5,23 11,55 Xử lý RR bằng nguồn DP 14,02 20,68 19,44 6,66 47,5 (1.24) (5,99)

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của một số chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của NHNN tỉnh Bắc Giang

Nhìn vào biểu đồ so sánh ta có thể thấy: Trong suốt giai đoạn 2014- 2016 tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank Bắc Giang đều ở mức thấp so với hai chi nhánh ngân hàng còn lại. Từ đó cho thấy chất lượng tín dụng của chi nhánh tốt nhất địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là thành tích của Chi nhánh trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, thể hiện sự hiệu quả của các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng mà Chi nhánh đang áp dụng.

c. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn và nợ xấu là hai chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng, nó luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng tránh rủi ro hơn xử lý rủi ro và theo quy định của NHNN, bản thân NHCT Bắc Giang luôn cố gắng chấp hành trích lập dự phòng tín dụng ở mức mà NH cho là an toàn và tuân thủ đúng theo quy định của NHNN.

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập theo TT09/2014/TT-NHNN để sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT - NHNN quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

44

Bảng 2.9: Tình hình trích lập và sử dụng quỹ DPRR tín dụng của Vietinbank Bắc Giang

Nguồn:Phòng tổng hợp Vietinbank Bắc Giang

Biểu đồ 2.5: Mức độ trích lập và xử dựng DPRR

Do tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn và tỷ lệ nợ xấu đều tăng nên Chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng, cụ thể cuối năm 2015 tăng 33,99% và tăng 11,55 % vào năm 2016. Việc tăng trích lập dự phòng đã tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận kinh doanh, tuy nhiên việc gia tăng này là hoàn toàn phù hợp với thực trạng rủi ro tín dụng đang có xu hướng gia tăng tại Chi nhánh. Ngoài ra tỷ lệ trích DpRR năm 2015 cao hơn so với năm 2016 là do trong thời gian từ tháng 10/2013 đến tháng 9/2014, Nguyễn Ngọc Thanh Tùng là nhân viên tín dụng kiêm tác nghiệp tại Phòng giao dịch Lạng Giang thuộc Vietinbank Bắc Giang. bằng các thủ đoạn gian dối Tùng đã dùng hồ sơ vay vốn của 07 khách hàng còn hạn mức tín dụng và còn thời hạn duy trì hạn mức rồi tự ý lập khống các chứng từ giải ngân, ký giả chữ ký của khách hàng để rút tiền của

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP công thương việt nam chi nhánh bắc giang khoá luận tốt nghiệp 032 (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w