* Hoàn thiện chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của Vietinbank cần phải hoàn thiện những nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng quy trình cấp tín dụng theo từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, trong đó kết hợp toàn bộ các giai đoạn từ cung ứng tín dụng đến bảo lãnh, phát hành L/C, trong đó quy trình phải phù hợp với từng lĩnh vực, gắn liền với nhu cầu của khách hàng, yêu cầu về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, tính đặc thù trong kinh doanh của từng ngành nghề.
- Tín dụng và dịch vụ là hai hoạt động gắn kết với nhau, để khai thác toàn diện các tiềm năng hợp tác với khách hàng doanh nghiệp, cần xây dựng cơ chế, quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ - tín dụng trọn gói bao gồm cung ứng tín dụng và các dịch vụ bảo hiểm, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế... Đồng thời triển khai việc áp dụng lãi suất cho vay và phí dịch vụ linh hoạt theo nguyên tắc gói sản phầm, dịch vụ thu về. Trên cơ sở sản phẩm, dịch vụ khách hàng sẽ sử dụng của Vietinbank như tín dụng, tiền gửi, thanh toán quốc tế, trong nước, mua bán ngoại tệ...đồng thời với việc triển khai áp dụng các loại phí cam kết, phí trả nợ trước hạn, phí đầu mối, phí thẩm định dự án, phí cấp hạn mức tín dụng...Vietinbank cần xây dựng chính sách định giá tiền vay linh hoạt đảm bảo mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhất để thu hút khách hàng.
- Đối với tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank chưa chú trọng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Đây là lĩnh vực ngày càng phát triển khi Việt Nam tham gia nhiều các hiệp định thương mại, vì vậy, Vietinbank nên tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu, xây dựng chính sách cụ thể theo từng nhóm khách hàng và lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng cơ chế khuyến khích các Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Kiến nghị Vietinbank xây dựng tổ chức Hội nghị khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu theo từng khu vực, bao gồm cả khách hàng hiện có và các khách hàng tiềm năng.
- Đối với tín dụng bán lẻ: Vietinbank xây dựng, đánh giá hiệu quả và hoàn thiện cơ chế cho vay mua nhà ở, cho vay mua ô tô, cho thuê tài chính, tín dụng tiêu dùng... Việc ban hành sản phẩm phải gắn liền với thực tiễn, theo đó các sản phẩm khi đưa ra phải được Chi nhánh triển khai và được khách hàng chấp nhận. Đối với mỗi sản phẩm khi đưa ra cần có kế hoạch nghiên cứu lựa chọn địa bàn để triển khai, lựa chọn khách hàng và đánh giá hiệu quả. Việc mở rộng các sản phẩm phải được triển khai và cụ thể hoá từng bước, gắn liền với kiểm soát, đánh giá tiện ích và chất lượng.
*Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cấp tín dụng, quản lý chất lượng cấp tín dụng.
Việc áp dụng công nghệ trong cấp tín dụng, đây là phần mềm quản lý và thanh toán giúp cho trụ sở chính giám sát được toàn bộ hoạt động và quy trình nghiệp vụ của tất cả các Chi nhánh, giám sát việc cấp hạn mức tín dụng, và các quyết định phê duyệt.
Xuất phát vì rủi ro tín dụng phát sinh trong cả quá trình hoạt đọng cấp tín dụng bắt đầu từ khâu xử lý thu thập thông tin, củng cố tài liệu cho đến khi khoản vay đqợc tất toán. Đây là quá trình tác nghiệp do yếu tố con người vận hành thực hiện, nên nếu xử lý bằng biện pháp thủ công sẽ bị chi phối theo ý chí chủ quan của từng khâu ( nảy sinh việc cấp tín dụng trước sau đó mới hoàn thiện hồ sơ, nên việc thẩm định không thực chất và dễ xẩy ra rủi ro pháp lý ). Nên việc ứng dụng công nghệ cấp tín dụng, thì từ khâu cập nhật toàn bộ thông tin chính xác đầy đủ, tài liệu bị số hóa không thay đổi được, nên từ khâu đề xuất đến khâu xét.
* Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian vừa qua, nghiên cứu nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây sẽ là tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, từ đó có thể áp dụng phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo chuẩn quốc tế.
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro áp dụng chung cho toàn hệ thống.
Thứ tư, để năng cao tính độc lập của các bộ phận kiểm tra nội bộ tại các khu vực của NHTMCP công Thương VN, Phòng kiểm soát nội bộ kết hợp với việc tăng cường tính chủ động của các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm soát ở khu vực qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và quản lý theo chiều dọc.