- Đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang chỉ đạo các sở ban ngành trong tỉnh: Sở tài nguyên , Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư... xây dựng trung tâm thông tin khách hàng tại tỉnh Bắc Giang cũng như các thông tin về quy hoạch, đất đai, tình hình cấp sổ đỏ cho người dân trên địa bàn tỉnh. Đây là kho thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Với kho dữ liệu này có thể cung cấp thông tin cho các TCTD để có cái nhìn khách quan nhất đối với việc cấp tín dụng của Ngân hàng. Đây cũng là cách để giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Đặc biệt UBND tỉnh Bắc Giang cần có sự quan tâm và hỗ trợ tốt hơn nữa cho các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh trong việc giải quyết, xử lý các khoản nợ xấu thông qua việc chỉ đạo các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước như Công an, Tòa án, thi hành án. hỗ trợ một cách hiệu quả nhất việc thu hồi nợ xấu cho ngân hàng. Thực tế cho thấy việc xử lý được một tài sản để thu hồi nợ phải qua rất nhiều các thủ tục pháp lý, hành chính tốn rất nhiều thời gian và chi phí.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Đây không còn là một vấn đề mới nữa nhưng vẫn thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều chuyên gia tài chính trong và ngoài nước. Hoạt động tín dụng trong môi trường kinh tế còn nhiều biến động như Việt Nam còn chứa đựng nhiều rủi ro. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải tìm ra những biện pháp thích hợp để quản lý và hạn chế rủi ro tới mức thấp nhất, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Chính vì vậy ngân hàng cần phải thực hiện những biện pháp kết hợp đồng bộ giữa NH với sự hỗ trợ của Nhà nước, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và các ngành, các cấp...
Do thời gian tìm hiểu thực tế còn ngắn, năng thực và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế nên trong khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu xót, hạn chế nhất định. Do vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô, cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Bắc Giang, để bài viết này có thể phát huy được hiệu quả thiết thực.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến, “Quản trị ngân hàng thương mại” - NXB Thống kê 2. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, “Tín dụng ngân hàng”, Học viện Ngân hàng.
3. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 09/2014/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy đinh về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013) Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy đinh về việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
5. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Giang, báo cáo tổng kết các năm (2014-2016)
6. Ngân hàng nhà nước tỉnh Bắc Giang, báo cáo tổng kết các năm (2014-2016) 7. Luận văn “ Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hai Bà Trưng”, Đặng Thị Thu Hà(2016)
8. Bùi Đại Thắng (2014), “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển- Chi nhánh Hà Tĩnh”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế, trường Đại học Quốc gia.
9. http://ndh.vn .
10. www.Vietinbank.vn
11. http://www.bacgiang.gov.vn