Hiện nay, các ngân hàng đang tích cực nâng cao tỷ trọng các hoạt động dịch vụ khiến tỷ trọng hoạt động tín dụng có xu hướng giảm nhưng nó vẫn chiếm một phần lớn nhất so với các hoạt động còn lại, theo đó rủi ro tín dụng xảy ra là điều không tránh khỏi. Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.
Theo Ủy ban Basel, quản lý RRTD là việc thiết lập cơ chế nhận biết, đo lường quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận được điều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ RRTD trong phạm vi chấp nhận được.
Hiện nay, mô hình quản lý rủi ro tín dụng phổ biến đang được áp dụng tại các NHTM Việt Nam là mô hình quản lý RRTD tập trung và mô hình quản lý RRTD phân tán.
a) Mô hình quản lý RRTD phân tán: Công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân
hàng chi nhánh riêng biệt mà không tập trung ở Trung ương. Mỗi giám đốc chi nhánh
tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Mô hình này chưa
tách bạch giữa 3 chức năng: kinh doanh, tác nghiệp và quản lý rủi ro, mà mọi quyết
định đều do phòng tín dụng ở các cơ sở chịu trách nhiệm.
- Ưu điểm: Mô hình quản lý RRTD phân tán có ưu điểm là gọn nhẹ, cơ cấu tổ chức đơn giản, thích hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ, hoặc các ngân hàng có mạng
lưới dày đặc với nhiều chi nhánh phụ thuộc. - Nhược điểm:
+ Công việc tập trung ở một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác chưa cao.
+ Thông tin không tập trung tại HĐQT nên các chính sách và chiến lược quản trị rủi ro không sát với tình hình thực tế tại ngân hàng.
b) Mô hình quản lý RRTD tập trung: Công tác quản lý rủi ro tín dụng tập trung ở
hội sở chính, quyền lực tập trung tại HĐQT. Các chức năng kinh doanh, tác
nghiệp và
quản lý rủi ro được tách bạch, do đó có sự chuyên môn hóa kỹ năng của từng
cán bộ
tín dụng, phân chia trách nhiệm rõ ràng tránh tình trạng thông đồng giữa cán bộ và
khách hàng. - Ưu điểm:
+ Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.
+ Quản trị rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài.
+ Xây dựng chính sách quản trị rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. - Nhược điểm:
+ Việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian, thích hợp với các ngân hàng có quy mô lớn. Nếu không vận hành tốt, mô hình sẽ trở nên cồng kềnh, mang nặng tính hành chính, mất nhiều thời gian và công sức trong việc phê duyệt các khoản vay.
+ Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn.
Tùy thuộc vào năng lực tài chính, hệ thống thông tin, trình độ nhân lực, hệ thống quản trị... của từng ngân hàng mà có sự lựa chọn sử dụng mô hình phù hợp riêng cho mình.