2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh NamĐịnh Định
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn
Có mạng lưới rộng khắp thành phố và tỉnh, Agribank chi nhánh Nam Định luôn là một trong những ngân hàng có thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng trên địa bàn với phương châm: “Không ngừng huy động nguồn vốn tại chỗ để cho vay”. Vốn cho vay mọi thành phần kinh tế được huy động từ hai nguồn: nguồn vốn huy động tại địa phương (trong dân cư và nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế) và huy động vốn ngoài địa bàn tỉnh hoặc vốn điều tiết của ngân hàng cấp trên; trong đó nguồn vốn tại địa phương có tính chất ổn định chiểm tỷ trọng lớn, còn nguồn vốn bên ngoài địa bàn cũng có vị trí quan trọng được hỗ trợ kịp thời khi thiếu vốn.
Từ một ngân hàng thương mại có số lượng cán bộ đông đảo do tồn tại của cơ chế tổ chức cũ để lại, nguồn vốn thấp, nợ quá hạn cao, dư nợ cho vay thấp, công nghệ tin học chưa được đổi mới, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế; Agribank chi nhánh Nam Định dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của NHNo&PTNT Việt Nam cùng với sự cố gắng nỗ lực của tất cả các cán bộ công nhân viên chức thời gian qua đã vươn lên làm ăn kinh doanh mang lại hiệu quả rõ rệt: nguồn
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Giá trị 0/
% Giá trị 0/% Giá trị 0/%
Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Nguồn vốn không kỳ hạn 838 11,75 918 10,3 828 8,1 Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng 4.639 65,05 5.24 3 59,1 5.763 47,4 Nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng 1.654 23,2 2.71 3 30,6 4.483 544, Tổng dư nợ
Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng
Tiền gửi Kho bạc Nhà nước 74 1,0 71 0,8 58 0,5
Tiền gửi bảo hiểm xã hội 118 2,6 102 1,2 32 0,3
Tiền gửi từ tổ chức kinh tế 432 9,7 503 5,8 397 3,5
Tiền gửi từ dân cư 6.186 86,7 7.91
4 92,2 10.588 795,
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn của Agribank chi nhánh Nam Định giai đoạn 2014 -2016
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Tổng nguồn vốn
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank chi nhánh Nam Định)
Agribank chi nhánh Nam Định luôn xác định công tác nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu, bởi nếu không huy động được vốn thì sẽ gây khó khăn trong việc cấp tín dụng. Chính vì thế chi nhánh đã đổi mới tác phong giao dịch, tìm giải pháp tiếp cận huy động nguồn tiền gửi có trong dân cư và nguồn vốn không kỳ hạn của các tổ chức, doanh nghiệp với mục tiêu đảm bảo cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2014- 2016 tốt, đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Agribank chi nhánh Nam Định đã cân đối giữa nguồn vốn huy động tại chỗ và chủ động đầu tư vốn vay đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế địa phương. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2015 đạt 8.874 tỷ đồng, tăng trưởng 24,4% so với năm 2014. Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 11.075 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm 2015, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu huy động vốn được giao.
Bảng 2.2. Cơ cấu huy động vốn tại Agribank chi nhánh Nam Định
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Giá trị % so với 2015
Tổng dư nợ cho vay 6.86
7 3 8.03 10.075 2 25.4
Dư nợ phân theo đối tượng khách hàng
Cho vay CN và HSX 5.91
7 9 7.16 8 8.75 6 22,1
Cho vay doanh nghiệp 95
0^
864 1.31
7
52,4 3
Dư nợ phân theo thời hạn cho vay
Vay ngắn hạn 4.89
0 8 5.63 5 6,93 23,0
Vay trung - dài hạn 1.97
7 2.39 6 3.14 0 31,0 5
Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh Agribank Nam Định các năm
Theo định hướng của toàn hệ thống, cơ cấu vốn của Agribank chi nhánh Nam Định tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực, bền vững, tăng dần tỷ trọng vốn ổn định, vốn trung dài hạn theo Đề án tái cơ cấu. Tổng nguồn vốn huy động năm 2016 tăng chủ yếu là do ngân hàng thu hút được vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 4.483 tỷ đồng với mức tăng trưởng 65,24% so với năm 2015. Trong khi đó, nguồn vốn không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Cụ thể đến năm 2016, mức tỷ trọng trên tổng nguồn vốn huy động chỉ còn 8,1%, con số này chưa đáp ứng được mục tiêu kế hoạch đề ra là chiếm 15% tổng nguồn vốn huy động. Đây là một trong những nguyên nhân đẫn đến chi phí đầu vào huy động vốn tăng cao.
Với cơ cấu vốn huy động theo đối tượng, nguồn tiền gửi huy động từ các tổ chức kinh tế, bảo hiểm xã hội liên tục giảm trong giai đoạn 2014-2016. Trong khi đó, nguồn vốn huy động từ dân cư tiếp tục tăng và chiếm tỷ trọng cao, luôn chiếm trên 80% trong tổng nguồn vốn huy động. Đây là nguồn tiền gửi có tính ổn định cao và được các ngân hàng ưa thích.
32
2.2.1.2. Thực trạng về hoạt động tín dụng
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có 18 chi nhánh của các Tổ chức tín dụng cùng hoạt động cạnh tranh gay gắt trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, đầu tư tín dụng... Tuy vậy, Agribank chi nhánh Nam Định không nới lỏng điều kiện vay vốn mà đưa ra các gói sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng như: cho vay không có bảo đảm theo Nghị định 55 của Thủ tướng Chính phủ, cho vay theo hạn mức tín dụng dành cho hộ sản xuất đến 200 triệu đồng trong 3 năm, cho vay hộ sản xuất thông qua tổ vay vốn, cho vay hỗ trợ lãi suất theo quy định của Chính phủ. Hàng năm, chi nhánh tổ chức các hội nghị kết nối, tọa đàm giữa ngân hàng và doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc khi vay vốn, từ đó giúp quy mô tín dụng của chi nhánh tăng trưởng mạnh và an toàn.
Hoạt động tín dụng cũng luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu (cả về nhiệm vụ chính trị và kinh tế) đối với Agribank chi nhánh tỉnh Nam Định. Tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 31/12/2016 đạt 10.075 tỷ đồng, tăng 25,42% so với năm 2015. Dư nợ năm 2015 là 8.033 tỷ đồng, tăng 16,98% so với năm 2014. Dư nợ năm 2014 là 6.867 tỷ đồng, tăng so với năm 2013 là 567 tỷ đồng, tương đương tăng 9%.
Bảng 2.3. Tình hình cho vay tại Agribank chi nhánh Nam Định giai đoạn 2014-2016
0 2014 2015 2016
■ Dư nợ cho vay trực tiếp 2947 2802 3493
■ Dư nợ cho vay qua tổ vay
vốn 3920 5232 6582
Nguồn: Báo cáo thường niên của Agribank chi nhánh Nam Định qua các năm
Những năm vừa qua, Agribank mở rộng cho vay tín chấp đối với hộ sản xuất theo Nghị định 41, nay là Nghị định 55. Theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ, khách hàng có nhu cầu vay vốn không phải có tài sản đảm bảo mà chỉ phải nộp cho ngân hàng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Theo đó, hạn mức cho vay của mỗi khoản vay được nâng lên từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng mà không cần thế chấp, thuận lợi cho hoạt động của các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện nay tại địa phương. Qua bảng số liệu có thể thấy, đối tượng khách hàng được cấp tín dụng phần lớn là cá nhân và hộ sản xuất với tỷ trọng chiếm đến 86,97% tổng dư nợ năm 2016. Đối với khách hàng doanh nghiệp, dư nợ năm 2016 chỉ đạt 1.317 tỷ đồng, với 265 khách hàng doanh nghiệp còn dư nợ, tăng so với năm 2015 là 28 doanh nghiệp, chiếm 9,43% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Bình quân doanh nghiệp có dư nợ là 4,97 tỷ đồng/doanh nghiệp.
Như vậy, Agribank chi nhánh Nam Định đã hoàn thành nhiệm vụ NHNo&PTNT Việt Nam đề ra là đẩy mạnh cho vay cá nhân, hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và hộ nông dân làm ăn nhỏ có nguồn vốn ít; bên cạnh đó đẩy mạnh đầu tư đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có dự án, phương án khả thi, khả năng tài chính tốt.
Biểu đồ 2.2. Dư nợ cho vay phân theo phương thức cho vay
Dư nợ cho vay phân theo phương thức cho vay
Đơn vị: tỷ đồng 12000 10000 8000 6000 4000 2000
Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank chi nhánh Nam Định qua các năm
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Nợ nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 6.959 8.094 9.968
Nợ nhóm 2 - Nợ cần chú ý 66,2 9Ũ 94,4
Nợ nhóm 3 - Nợ dưới tiêu chuẩn 2,28 0,3 54
Nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ mất vốn 19,7 19 ũ
Cho vay tại Agribank chi nhánh Nam Định được chuyển tải bằng hai hình thức: cho vay trực tiếp và cho vay qua tổ vay vốn. Trong sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý, NHNo&PTNT Việt Nam xác định hộ sản xuất là đơn vị kinh tế tự chủ và đã tích cực mở rộng cho vay đối tượng khách hàng này với sản phẩm iiCho vay hộ nông dân theo
Nghị định 55” của Chính phủ. Theo đó, khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng, cần có
vốn tự có tham gia tối thiểu 10% tổng nhu cầu vốn vay ngắn hạn và 20% tổng nhu cầu vốn vay trung - dài hạn, không cần có đảm bảo bằng tài sản.
Với hình thức cho vay trực tiếp, đây là hình thức cho vay an toàn nhất, cán bộ tín dụng trực tiếp đến tận hộ sản xuất. Tuy nhiên hình thức này đòi hỏi tốn nhiều công sức, chi phí cho vay cao, phần nào hạn chế sự tăng trưởng tín dụng. Hình thức cho vay qua tổ vay vốn đã phần nào giải quyết vấn đề này với việc triển khai mở rộng cho vay thông qua tổ nhóm thông qua: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên,... ở các huyện trên toàn tỉnh. Mặt khác, hình thức này giúp người nông dân không mất thời gian đi lại làm thủ tục vay vốn với ngân hàng mà còn góp phần nâng cao mối quan hệ gắn kết giữa Agribank với cấp ủy, chính quyền địa phương. Đến nay Agribank chi nhánh Nam Định có 2.351 tổ vay vốn, dư nợ qua các năm tăng trưởng đều và ổn định. Dư nợ cho vay qua tổ vay vốn năm 2015 chiếm 65,12% tổng dư nợ, tăng 33,47% so với năm 2014. Năm 2016, mức dư nợ này đạt 6.582 tỷ đồng, chiếm 65,33% tổng dư nợ cho vay và tăng trưởng 25,8% so với năm 2015. Có thể nói đây là kênh cho vay hiệu quả và tăng trưởng ổn định trong thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trên toàn tỉnh. Mặt khác cũng giúp một bộ phận người dân vay vốn vươn lên làm giàu, thay đổi nhận thức và phát huy tinh thần tự lực trong cộng đồng, từng bước loại bỏ tình trạng đi vay nặng lãi, vay nóng, bán lúa non. góp phần ổn định an ninh xã hội.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Định có bước tăng trưởng vượt bậc năm sau so với các năm trước.
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nam Định
2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu
Bảng 2.4. Cơ cấu nhóm nợ của Agribank chi nhánh Nam Định
Nợ quá hạn 101,68 95,4 106
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 1,48% 1,19% 1,05%
Nợ xấu 35,48 43 11,6
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Dự phòng chung 2.624 8.535 14.11
9
Dự phòng cụ thể 21.470 10.759 13.00
6
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2016
Bảng 2.4 cho thấy tình hình nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Nam Định được cải thiện rõ rệt qua các năm. Năm 2014 nợ quá hạn là 101,68 tỷ đồng, chiếm chủ yếu là nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý). Năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giảm thêm 0,29%, chủ yếu là do sự giảm của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), giảm từ 13,5 tỷ đồng xuống còn 2,1 tỷ đồng. Đến năm 2016, tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ giảm còn 1,05%.
Tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3+4+5) tại Agribank chi nhánh Nam Định luôn ở mức cho phép. Giai đoạn 2014-2016, nợ xấu giảm đáng kể từ 35,48 tỷ đồng xuống chỉ còn 4,3 tỷ đồng. Lý giải điều này là do chi nhánh đã thực hiện bán hơn 26 tỷ đồng cho VAMC. Đến 31/12/2016, tỷ lệ nợ xấu đạt mức 0,12%, điều này cho ngân hàng đã quan tâm đến chất lượng tín dụng, thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tín dụng và tích cực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu, kiên quyết đôn đốc, xử lý thu hồi nợ xấu và không cho nợ xấu phát sinh tăng.
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nợ xấu của 4 ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định
—BIDV
M Agribank AVietcombank
)( Vietinbank
Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay ở các TCTD của NHNN chi nhánh Nam Định Có thể thấy vào năm 2014 Agribank là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong 4 ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh Nam Định, đạt mức 0.49% trong khi đó của BIDV chỉ ở mức 0.06%, của Vietcombank là 0.16% và Vietinbank là 0.24%. Tuy nhiên đến năm 2015, Agribank lội ngược dòng ấn tượng khi đưa tỷ lệ nợ xấu về 0.05%, giảm 0.44%, xấp xỉ với tỷ lệ của BIDV. Con số đã nói lên chiến lược quản trị rủi ro của Agribank đã có những hiệu quả đáng kể. Điều này càng được khẳng định vào cuối năm 2016 khi Agribank đã trở thành ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu thấp nhất toàn tỉnh với tỷ lệ nợ xấu chỉ còn 0,12%.
2.2.2.2. Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
Bảng 2.5. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Nam Định giai đoạn 2014-2016
Xử lý rủi ro 16.838 18.031 12.56 6
Tỷ lệ dự phòng RRTD 0,35% 0,24% 0,26
%
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Nam Định
Dự phòng chung có chiều hướng tăng tương ứng với sự tăng trưởng của dư nợ tín dụng qua các năm. Năm 2015 dự phòng chung tăng mạnh từ 2.624 tỷ đồng lên 8.535 tỷ đồng, tăng 2,25 lần so với năm 2014. Năm 2016 mức trích lập dự phòng chung tăng 1,7 lần so với năm 2015, đạt 14.119 tỷ đồng. Sự tăng này chủ yếu là do dư nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) tăng.
Mức trích lập dự phòng cụ thể năm 2014 giảm xuống từ 21.470 tỷ đồng xuống còn 10.759 tỷ đồng vào năm 2015 tương đương với mức giảm 49,9% cho thấy tình hình nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mức trích lập dự phòng này lại tăng lên 2.247 tỷ đồng vào năm 2016. Điều này xảy ra là do năm 2016 dư nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng lên từ 2,1 tỷ đồng lên 5 tỷ đồng, những năm qua chi nhánh đã thực hiện trích lập dự phòng theo đúng quy định của ngân hàng cấp trên.
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng luôn được duy trì ở mức thấp. Năm 2015, công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh khá hiệu quả khi đạt tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thấp nhất trong giai đoạn 2014-2016. Tuy nhiên, mức tỷ lệ này đều tăng lên vào năm 2016 cho thấy công tác quản lý rủi ro tín dụng vẫn có những vấn đề cần phải tăng cường xử lý trong thời gian tới.
Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay (Đơn vị: tỷ đồng) 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 0 2014 2015 2016
■ Cho vay ngắn hạn ■ Cho vay trung - dài hạn
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank chi nhánh Nam Định