Đánh giá kết quả quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nam định khoá luận tốt nghiệp 030 (Trang 63 - 65)

Nam Định

2.4.1. Những kết quả đạt được

Agribank là ngân hàng thương mại chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn và hộ nông dân, đóng vai trò hàng đầu thực hiện chính sách tam nông - chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng và Chính phủ. Thực hiện theo sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nam Định, Agribank chi nhánh Nam Định tiếp tục chú trọng triển khai các chương trình, chính sách tín dụng trọng điểm theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho phát triển kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Đến năm 2016, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh ổn định, tăng trưởng tín dụng ở mức khá và phù hợp với khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, chất lượng tín dụng tiếp tục được đảm bảo.

S Hoạt động tín dụng theo mô hình quản trị phân quyền được thực hiện đúng theo chỉ đạo của ban giám đốc chi nhánh. Việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng được phân bổ cho những cấp bậc cán bộ có đủ kinh nghiệm, khả năng phán xét và tính nhất quán nhằm đánh giá chuẩn xác mức độ rủi ro.

S Chi nhánh thường xuyên rà soát hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quy trình thẩm định và phê duyệt, quy trình xử lý tài sản bảo đảm song song với việc cải tiến quy trình giám sát tín dụng, xây dựng cơ chế thu hồi nợ, từ đó cải thiện chất lượng tín dụng ngày càng chặt chẽ hơn.

S Công tác trích lập dự phòng rủi ro đúng và sát với tình hình thực tế, đủ để bù đắp tổn thất đối với từng nhóm nợ, đảm bảo mức nợ xấu nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng, góp phần giảm thiểu, hạn chế xảy ra rủi ro.

S Công tác phân loại nợ quá hạn, kiểm tra đối chiếu nợ được tiến hành thường xuyên. Hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch đối với nợ đã xử lý rủi ro. Nợ xấu chiếm tỷ trọng nhỏ (0,12%) trong tổng dư nợ.

S Thực hiện tốt, nghiêm túc và đầy đủ các quy định của NHNN về hoạt động kinh doanh ngân hàng như quy định về dự trữ bắt buộc, dự phòng tín dụng, hạn mức cho vay...

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Những hạn chế, tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản trị rủi ro của Agribank chi nhánh Nam Định vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục:

> Chất lượng công tác tín dụng cần phải tiếp tục củng cố. Tuy tỷ lệ nợ xấu luôn nằm dưới mức cho phép của Agribank nhưng mức nợ xấu năm 2016 của Agribank chi nhánh Nam Định đã tăng 7,3 tỷ đồng so với năm 2015, hoạt động tín

dụng còn chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro: nợ tiềm ẩn thuộc nhóm 1, nhóm 2 chiếm

6,65% dư nợ doanh nghiệp (dư 87,535 triệu đồng, tăng 4,622 triệu đồng so với 31/12/20152), lãi phải thu nội bảng, ngoại bảng lớn và phát sinh tăng so với đầu năm.

Nếu không có biện pháp xử lý ngăn chặn kịp thời thì nguy cơ chuyển thành nợ xấu

trong năm 2017 rất lớn.

> Tại chi nhánh mặc dù chịu trách nhiệm chính về quản lý rủi ro song chưa có bộ phận quản lý rủi ro mà chủ yếu nằm ở Phòng tín dụng, có hiện tượng vừa đá bóng

vừa thổi còi hiệu quả không cao.

> Một số khách hàng doanh nghiệp vay nhiều tổ chức tín dụng, khó quản lý và giám sát khoản vay. Khi bị chuyển nhóm nợ do tổ chức tín dụng khác thì tại Agribank cũng bị chuyển nhóm theo CIC.

> Tại địa bàn nông thôn, nhiều cán bộ tín dụng chưa năng động trong việc khai thác thị trường, thụ động trong việc cho vay, còn ỉ lại việc giới thiệu khách hàng

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ 15%

Tỷ lệ dư nợ trung - dài hạn trên tổng dư nợ Tối đa 35%

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ Duy trì như năm 2016

Số lượng khách hàng vay vốn Tăng 5%-7% so với năm 2016 Tỷ lệ thu hồi nợ bán cho VAMC 50% giá bán

> Công tác tự kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng chưa thực sự sâu sát,

hầu hết các tồn tại được phát hiện thông qua công tác Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Cán bộ làm công tác quản lý rủi ro còn thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý rủi ro.

2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

(1) Trình độ thao tác nghiệp vụ còn nhiều bất cập, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng chưa năng động trong

việc khai thác thị trường. Thụ động trong việc cho vay, trông chờ ỉ lại việc giới thiệu

khách hàng của Tổ vay vốn.

(2) Việc thu thập thông tin còn gặp nhiều khó khăn. Hệ thống thông tin không đầy đủ, không kịp thời ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định của các cán bộ tín dụng,

từ đó đưa ra những quyết định tín dụng không chính xác.

(3) Công tác giám sát khoản nợ sau khi cho vay được tiến hành nhưng chưa hiệu quả. Ngân hàng thường chú trọng đến công tác trước khi cho vay hơn việc giám sát

sau khi cho vay dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc hoạt

động kinh doanh không hiệu quả nên không có khả năng trả nợ ngân hàng. (4) Nền kinh tế - xã hội trong nước tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng chất

lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Hoạt động kinh

doanh vẫn

đứng trước nhiều khó khăn, thách thức; khả năng tài chính và khả năng trả nợ

gốc lãi

tiền vay ngân hàng bị giảm sút.

(5) Công tác điều hành, cho vay còn theo lối cũ: chạy chỉ tiêu vào các ngày cuối

54

Chương 3

GIẢI PHÁP CHO HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nam định khoá luận tốt nghiệp 030 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w