Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nam định khoá luận tốt nghiệp 030 (Trang 30 - 33)

• Môi trường pháp lý: Các quy định, quy chế của Chính phủ, NHNN giúp định hướng cho các ngân hàng thương mại hoạt động đúng đắn và lành mạnh. Môi trường

pháp lý thông qua các chính sách như: chính sách cho vay,chính sách thuế, chính sách

xuất nhập... luôn có tác động đến việc hạn chế rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, các quy

định của pháp luật cũng là cơ sở pháp lý để giải quyết việc khiếu nại, tố cáo khi có

tranh chấp tín dụng xảy ra. Tuy nhiên, nếu các văn bản quy định không rõ ràng, chồng

chéo sẽ tạo khe hở dẫn đến xảy ra rủi ro tín dụng, làm cho chất lượng tín dụng không

được đảm bảo an toàn, hiệu quả.

• Môi trường kinh tế - xẫ hội: Môi trường kinh tế - xã hội tác động đến các doanh nghiệp theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động đầu tư và sản xuất kinh

doanh, từ

đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Một môi trường kinh tế xã hội ổn

định sẽ

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo khả

năng chi trả trong hoạt động tín dụng với ngân hàng, hạn chế rủi ro xảy ra trong công

tác thu hồi nợ gốc và lãi.

1.3.3.2. Nhân tố bên trong ngân hàng

• Chính sách tín dụng: Là hệ thống các chủ trương, định hướng chi phối hoạt động tín dụng do ngân hàng đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho

các doanh nghiệp, hộ sản xuất và các cá nhân, đồng thời thiết lập môi trường nhằm

giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính sách tín dụng được xây dựng khoa

ra những công cụ quản trị hữu hiệu, thích hợp với đặc điểm của từng ngân hàng. Trong trường hợp rủi ro đã xảy ra, chính sách quản lý rủi ro tín dụng cũng quy định cách thức giải quyết sao cho thu hồi được nợ nhiều và nhanh nhất, giảm tổn thất với ngân hàng. Có thể nói, nếu ban hành được chính sách quản lý rủi ro tín dụng đầy đủ, cụ thể bằng văn bản, ngân hàng đã thành công bước đầu trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.

• Tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng: phần lớn các ngân hàng đều thành lập tổ chức quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng như trung tâm thông tin tín dụng và

phòng ngừa rủi ro (CIC), trung tâm giám sát và kiểm tra tín dụng, công ty quản

lý nợ

và xử lý tài sản đảm bảo (VAMC). Các tổ chức này có chức năng cung cấp những

thông tin thiết yếu cho cán bộ tín dụng về khách hàng, trợ giúp cán bộ trong quá trình

ra quyết định cho vay; đồng thời giám sát, kiểm tra tình hình những khoản vay

sau giải

ngân để sớm phát hiện những dấu hiệu của rủi ro. Khi rủi ro xảy ra thì có biện

pháp xử

lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ.

• Công nghệ thông tin: là một trong những nhân tố có ảnh hưởng khá nhiều đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Một ngân hàng mà ứng dụng nhiều

Chương 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nam định khoá luận tốt nghiệp 030 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w