a) Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
- Hoàn thiện quy trình và chính sách tín dụng: Bao gồm hệ thống lại, bổ sung khắc phục những nhược điểm về chính sách, quy trình tín dụng: theo dõi, giám sát
quản lý tín dụng theo cấp độ từng khoản vay và theo cấp độ toàn danh mục. - Thực hiện chặt chẽ việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng: Ngân hàng
cần phân công trách nhiệm cụ thể trong quy trình cấp tín dụng, trong đó quy
định rõ
trách nhiệm, thẩm quyền của người phê duyệt cuối cùng đối với các khoản tín
dụng và
các thay đổi trong điều khoản tín dụng.
- Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng: Khi thẩm định các dự án thì phải thẩm định hai đối tượng là khách hàng và TSBĐ. Đối với khách hàng thì cần phải
thẩm định về những thông tin khách hàng đưa ra có chính xác hay không.
- Triển khai các phương pháp, kỹ thuật cho vay mới - hiện đại: Đa dạng hóa các phương pháp cho vay đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
- Xây dựng môi trường quản lý tín dụng theo các nguyên tắc Basel II: + Hoàn thiện cơ sở dữ liệu
+ Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ
+ Nâng cao khả năng dự báo rủi ro của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ + Nâng cao khả năng dự báo rủi ro của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ + Đào tạo, nâng cao trình độ nhân sự
kinh doanh cá thể, cho vay cán bộ công nhân viên mua nhà theo dự án, cho vay hỗ trợ sinh viên du học
c) Xây dựng hệ thống báo cáo quản lý rủi ro tín dụng có chất lượng
Cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lý rủi ro toàn diện, trong đó có rủi ro tín dụng; cần có phương pháp luận để định lượng rủi ro tương ứng với dư nợ của khách hàng vay hoặc đối tác. Cần có khả năng phân tích rủi ro tín dụng ở cấp độ khoản vay và cấp độ danh mục để có thể xác định mức độ nhạy cảm của danh mục.
d) Đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Thực hiện chuyển đổi mô hình bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hướng chịu sự quản lý của Hội đồng thành viên. Xem xét chú trọng việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ bằng cách chọn lọc hay đánh giá lại những kiểm tra viên có đủ năng lực, có nghiệp vụ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm.
e) Tăng cường công tác xử lý nợ quá hạn
Ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn nợ quá hạn như: chấn chỉnh lại những thiếu sót ở các khâu trong quá trình cho vay, thiết lập bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng vốn của từng khách hàng, từng khoản vay kết hợp đánh giá và phân loại nợ cụ thể.
Nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động xử lý nợ quá hạn, khai thác quỹ dự phòng có hiệu quả, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn và phát triển.
f) Hoàn thiện chính sách và quy trình xử lý nợ xấu
Ngân hàng cần có hệ thống phân loại nợ trên cơ sở rủi ro tín dụng để có biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ. Các khoản vay lớn cần được phân loại dựa trên hệ thống xếp hạng RRTD, các khoản vay còn lại được phân loại dựa trên hệ thống xếp hạng RRTD hoặc tình trạng trả nợ của khách hàng. Những khoản nợ xấu phát sinh cần được định nghĩa, xác định trách nhiệm rõ ràng và tìm các biện pháp tích cực thu hồi nợ.
g) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn liền với phòng ngừa rủi ro đạo đức của cán bộ trong hoạt động tín dụng
Thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động có trình độ cao, có sự đãi ngộ hấp dẫn để thu hút sự đóng góp của những người giỏi, có tâm huyết với nghề.
Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn để cán bộ ngân hàng am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ, nắm bắt kịp thời nhịp độ phát triển và biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường; đồng thời sắp xếp, bố trí công việc phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng.
h) Tăng cường khả năng ứng dụng, khai thác đồng bộ khoa học công nghệ
Triển khai nhanh, có hiệu quả các dự án khoa học công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao hiệu quả quản trị điều hành. Có chiến lược đầu tư và cập nhật công nghệ mới, máy móc tiên tiến, hiện đại sao cho phù hợp với thực tiễn của ngành, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và viễn thông để cải tiện cơ sở hạ tầng cho các sản phẩm ngân hàng.
i) Đổi mới chiến lược khách hàng và nâng cao hiệu quả marketing, đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của mọi đối tượng
Ngân hàng cần thực hiện đẩy mạnh nghiên cứu, phân loại khách hàng để có chính sách thích hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu cho từng đối tượng khách hàng khác nhau.
j) Tăng cường công tác thu thập thông tin
Cán bộ tín dụng cần thu thập thêm các thông tin thông qua việc gặp gỡ trực tiếp khách hàng bằng các hình thức như: phỏng vấn trực tiếp, khảo sát văn phòng, nhà xưởng..., hoặc liên hệ với những doanh nghiệp đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp của khách hàng để thấy được độ tin cậy, uy tín của họ cũng như nắm bắt được những vấn đề tiềm tàng có nguy cơ gây ra rủi ro. Cán bộ tín dụng cũng nên thường xuyên cập nhật thông tin từ báo chí, internet. đây là nguồn thông tin đa dạng, phong phú, phản ánh những sự kiện đang diễn ra trong đời sống xã hội.