Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP đại dương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 034 (Trang 40 - 42)

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Mỹ:

Trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà nguyên nhân chính là khủng hoàng tín dụng nhà ở năm 2007 - 2008, các ngân hàng ở Mỹ có bề dày kinh nghiệm trong công tác quản trị RRTD, từ đó rút ra được những kinh nghiệm như sau:

- Đa số các ngân hàng Mỹ thường duy trì mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay, cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu tài chính của khách hàng. Qua đó, ngân hàng sẽ hiểu sâu hơn về tình hình tài chính của khách hàng, giảm thiểu các rủi ro phát sinh đồng thời có thể thu thêm lợi nhuận từ các sản phẩm tài chính đa dạng của mình, duy

trì được mối quan hệ với khách hàng lâu dài. Đồng thời, bên đi vay cũng sẽ có được một nguồn vốn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng tốt, ổn định.

- Tài sản thế chấp được xem trọng dù chỉ là nguồn trả nợ thứ cấp. Giá trị khoản vay được xác định tùy từng loại tài sản thế chấp, qua đó khách hàng có thể đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng để có được khoản tín dụng mong muốn. Các ngân hàng Mỹ cũng thường xuyên nắm vững và cập nhật thông tin về tài sản đảm bảo kịp thời để theo dõi, quản lý.

- Áp dụng hệ số tín nhiệm của khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này định kỳ trong suốt thời hạn vay, kịp thời phát hiện các dấu hiệu xấu. Do đó giữ mối liên hệ với khách hàng, liên tục cập nhật thông tin từ khách hàng là một khâu mấu chốt quan trọng.

- Các ngân hàng Mỹ rất nỗ lực trong việc thu hồi nợ, tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi nợ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ. Điều này giúp ngân hàng sớm giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh trong quá trình thu hồi nợ đồng thời tiết kiệm thời gian hơn.

- Các ngân hàng Mỹ áp dụng mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, số điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác...

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Hàn Quốc hiện đang là một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao, những kinh nghiệm từ điều hành và quản lý RRTD tại các ngân hàng Hàn Quốc đáng để Việt Nam phải quan tâm, đáng chú ý là:

- Các ngân hàng Hàn Quốc chú trọng áp dụng các tiến bộ về công nghệ tiên tiến nhằm xây dựng một hệ thống cân bằng quản lý rủi ro với cơ cấu và quy trình lý tưởng đối với việc quyết định rủi ro, qua đó đáp ứng được các chính sách về giám sát tín dụng và các kỳ vọng của khách hàng về an toàn. Họ thiết lập các cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin và quản lý khách hàng một cách khoa học, trật tự, tự động cập nhật và phân loại, xếp hạng tín dụng một cách nhanh chóng, giúp các cán bộ khi muốn tìm hiểu về khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được tất cả các thông tin cần thiết.

- Tuy nhiên, vấn đề về chính sách mở rộng tín dụng quá tham vọng trở thành nguy cơ gây thua lỗ của ngân hàng. Do áp lực về doanh số, các cán bộ phải mở rộng

quan hệ tín dụng bằng mọi cách, điều này dễ dẫn tới nguy cơ rủi ro đạo đức hoặc việc thực hiện sai các quy trình trong chính sách tín dụng.

1.3.1.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

Trung Quốc là một nền kinh tế lớn và đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, được dự đoán sẽ trở thành một trong ba trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Các nguyên nhân chính phát sinh các khoản nợ xấu chủ yếu là:

- Các ngân hàng Trung Quốc cho vay dựa trên tài sản đảm bảo với tỷ lệ quá cao. Các tài sản sử dụng làm tài sản đảm bảo có chất lượng thấp, mức độ rủi ro cao, thậm chí còn là cổ phiếu của chính ngân hàng mình, các khoản vay kém hiệu quả...

- Các ngân hàng Trung Quốc thực hiện khâu giám sát lỏng lẻo, không thỏa đáng, đặc biệt với các khoản cho vay xây dựng như đi thực địa, tiến độ rút vốn nhanh, việc giám sát khách hàng sử dụng vốn thiếu chặt chẽ.

- Việc cho vay dựa trên tài sản hình thành từ vốn tràn lan mang tới rủi ro lớn đối với các ngân hàng ở đây. Tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải làm sụt giảm giá bất động sản, các tài sản chưa hình thành bị giảm giá trị, dẫn tới nguy cơ không thu hồi được vốn, kể cả khi xử lý tài sản đảm bảo.

- Trình độ chuyên môn của cán bộ còn thấp trong khi áp lực dư nợ tăng quá nhanh dẫn tới việc quản lý, giảm sát các khoản nợ và ngay trong khâu thẩm định có nhiều khúc mắc.

- RRTD còn xuất phát từ thói quen cho vay dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng - những nguồn trả nợ thứ cấp, trong khi đó không đánh giá thận trọng nguồn trả nợ chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP đại dương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 034 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w