Các biện pháp quản lý RRTD mà OceanBank Chi nhánh Hà Nội đã sử

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP đại dương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 034 (Trang 61 - 69)

chiều hướng suy giảm. Nợ quá hạn 2011 là 54.898 triệu đồng (chiếm 6,06% tổng dư nợ) và nợ xấu là 18.843 triệu đồng (tỷ lệ nợ xấu là 2,08%). Nợ quá hạn cho vay 2012 bị đẩy lên mức 82.263 triệu đồng (chiếm 6,43% tổng dư nợ cho vay), đồng thời nợ xấu cho vay trở nên đáng lo ngại hơn, mức nợ xấu là 32.240 triệu đồng (tỷ lệ nợ xấu là 2,52%).

Nguyên nhân: Trong giai đoạn 2011 - 2012, nền kinh tế thế giới phải gánh chịu tác động từ cơn bão suy thoái kép và nền kinh tế Việt Nam không phải là ngoại lệ. Lạm phát tăng cao, giá cả leo thang, chi phí, giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm, khiến năng lực tài chính suy giảm, vốn luân chuyển chậm, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, làm ăn thua lỗ, khả năng trả nợ bị suy giảm buộc các ngân hàng phải xem xét điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, thậm chí phải chuyển nợ quá hạn vào nhóm nợ thích hợp. Hơn nữa, trong tình hình cả nền kinh tế tăng trưởng bị chậm lại, rủi ro cho vay tăng và đặc biệt là bị giới hạn về tăng trưởng tín dụng thì các NHTM đã có xu hướng gia tăng mức lãi suất cho vay đối với khách hàng để bù đắp các rủi ro. Điều đó phần nào khiến gánh nặng về lãi đối với các khách hàng càng nặng nề, làm cho nợ xấu tăng về số tuyệt đối. Cũng cần đề cập đến vấn đề đốc thúc việc thu hồi nợ ở Chi nhánh chưa thực sự tốt và quyết liệt.

Tuy nhiên, so với các ngân hàng NHTM cổ phần cùng quy mô trong ngành, những con số về tỷ lệ nợ xấu của OceanBank - Chi nhánh Hà Nội ở mức chấp nhận được. Tỷ lệ nợ xấu của OceanBank - Chi nhánh Hà Nội là 1,67% (2010); 2,08% (2011) và 2,52% (2012), luôn được duy trì ở mức thấp hơn so với số liệu trung bình ngành của các NHTM cổ phần: 2,30% (2010), 1,87% (2011) và 4.73% (2012).

2.2.4. Các biện pháp quản lý RRTD mà OceanBank - Chi nhánh Hà Nội đã sửdụng dụng

2.2.4.1. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng và quản trị RRTD

Năm 2011, OceanBank đã hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung bằng việc thành lập hội đồng phê duyệt tín dụng cấp hai. Với việc phê duyệt tín dụng với mô hình tập trung theo nhiều cấp phê duyệt đã phân luồng phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ Chi nhánh, đến các khối chức năng, hội đồng tín dụng cấp hai và hội đồng tín dụng cấp một. Mô hình này đảm bảo cho Ngân hàng luôn kiểm soát được rủi ro khách hàng, duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng được tiếp tục rà soát, cập nhật theo tình hình thị trường, đặc biệt hàng loạt văn bản quan trọng đã được cải tiến và ban hành: Chính sách tín dụng, Quy định cho vay, Quy định bảo lãnh, Quy định về phê duyệt tín dụng... và một số chỉ thị tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng. Ngoài ra, OceanBank cũng tập trung quản lý rủi ro thông qua các giới hạn tín dụng với nhóm khách hàng, các nhóm ngành nghề phi sản xuất, nghiêm túc thực hiện các quy định của NHNN.

2.2.4.2. Thắt chặt công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát

Đối với công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát, Chi nhánh đã áp dụng các quy định chặt chẽ hơn. Tình hình tài chính của khách hàng được theo dõi sát sao nhờ những đổi mới, ví dụ: Bảng CRM giúp các cán bộ quan hệ khách hàng có thể liên tục cập nhật thông tin và các biến động của khách hàng nhanh và kịp thời với các trường thông tin cơ bản, trường lịch sử giao dịch, trường giá trị tài sản và trường kế hoạch hành động. Việc kiểm tra giám sát sau giải ngân được quan tâm chú trọng.

2.2.4.3. Chú trọng và thực hiện nghiêm túc công tác bảo đảm tiền vay

OceanBank - Chi nhánh Hà Nội chú trọng và thực hiện nghiêm túc công tác bảo đảm tiền vay: quy định rõ các biện pháp đảm bảo tiền vay, thẩm định, đánh giá TSBĐ cũng như hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay theo quy định một cách cụ thể và rõ ràng.

2.2.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng

So với đội ngũ nhân sự của các NHTM khác, cán bộ nhân viên tại OceanBank - Chi nhánh Hà Nội có tuổi đời trung bình khá trẻ, năng động, nhiệt huyết, có tác phong

Nhóm Nhóm dư nợ Tỷ lệ dự phòng

ĩ Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 2o%

làm việc chuyên nghiệp, khả năng nắm bắt và xử lý tình huống linh hoạt, kỹ năng giao tiếp tốt tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

OceanBank - Chi nhánh Hà Nội liên tục đưa cán bộ, nhân viên tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, cử cán bộ đi đào tạo tại nước ngoài... Trước xu thế phát triển nhanh, biến động của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc nâng cao chất lượng cán bộ đòi hỏi phải được quan tâm chú trọng. OceanBank - Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện tốt mảng này, qua đó giúp công tác tín dụng đạt kết quả tốt và mang lại hiệu quả cao.

2.2.4.5. Trích lập dự phòng RRTD

Theo Luật các Tổ chức Tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 (“Quyết định 493”) và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 (“Quyết định 18”) của Ngân hàng Nhà nước về việc Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, và Quyết định số 780/QĐ- NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2012 về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ (“Quyết định 780”), tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay.

Rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay khách hàng được tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo đã được chiết khấu theo các tỷ lệ được quy định trong Quyết định 493 và Quyết định 18.

Phạm Thị Hải Yến NHTME - K12

Tổng dự phòng RRTD hoạt động cho vay (Tr.đ) 14.217 16.967 27.826 Tổng dự phòng RRTD (Tr.đ) 18.621 21.972 33.566 Tỷ trọng (%) 76,35 77,22 82,90 2010 2011 2012 Dự phòng chung hoạt động cho vay 5.586 7.993 9.527 Dự phòng cụ thể hoạt động cho vay 8.631 8.974 18.299

Theo Quyết định 493, các khoản nợ sẽ được thực hiện phân loại vào thời điểm cuối quý cho ba quý đầu năm và vào ngày 30 tháng 11 cho quý bốn trong năm tài chính.

Dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa được xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ bị suy giảm. Theo đó, Ngân hàng phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu. Theo Quyết định 493, Ngân hàng thành lập Hội đồng Xử lý Rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu nếu như chúng được phân loại vào nhóm 5, hoặc nếu khách hàng là pháp nhân giải thể, phá sản, hoặc là cá nhân bị chết hoặc mất tích.

Thông thường các ngân hàng thực hiện trích lập quỹ dự phòng để phòng ngừa RRTD từ các khoản vốn tín dụng chung (gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán và cho thuê tài chính) và quỹ này được trích ra để xử lý khi RRTD gây tổn thất với ngân hàng. Tuy nhiên OceanBank - Chi nhánh Hà Nội xem xét kỹ hơn tới việc trích lập dự phòng RRTD cho riêng hoạt động cho vay bởi RRTD chủ yếu phát sinh từ hoạt động này với mức độ nghiêm trọng hơn.

Phạm Thị Hải Yến NHTME - K12

Khóa luận tốt nghiệp 54 Học viện Ngân hàng

Bảng 2.12. Tỷ trọng trích lập dự phòng RRTD hoạt động cho vay trong tổng quỹ dự phòng RRTD của OceanBank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh OceanBank - Chi nhánh Hà Nội 2010 - 2012)

Trong giai đoạn 2010 - 2012, tỷ trọng trích lập cho riêng hoạt động cho vay lần lượt là 76,35% (2010); 77,22% (2011) và 82,90% (2012). Có thể thấy mức độ trích lập dự phòng RRTD cho hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn trong quỹ dự phòng.

Bảng 2.13. Tình hình trích lập dự phòng RRTD hoạt động cho vay của OceanBank - Chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012

Nợ quá hạn từ hoạt động cho

vay 45.304 54.898 82.263

Hệ số khả năng bù đắp

- 2012)

Tổng mức trích lập dự phòng RRTD hoạt động cho vay trong các năm 2010, 2011, 2012 tăng, cụ thể: năm 2010 mức trích lập là 14.217 triệu đồng; con số này sang năm 2011 đã tăng thêm 19,34% lên 16.967 triệu đồng; năm 2012 Chi nhánh trích lập

27.826 triệu đồng, tăng thêm 64% so với năm 2011. Mức trích lập khá cao đã ảnh hưởng đáng kể tới kết quả tài chính của Chi nhánh trong giai đoạn 2010 - 2012.

Giai đoạn 2010 - 2011, tổng dự phòng RRTD hoạt động cho vay tăng lên chủ yếu là do mức dự phòng chung tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu là tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 tăng lên khoảng 19%. Từ năm 2011 đến năm 2012, tổng dự phòng RRTD hoạt động cho vay tăng phần lớn là do mức dự phòng cụ thể tăng (dự phòng cụ thể năm 2012 bằng 203,91% so với năm 2011). Nguyên nhân là do nợ quá hạn tăng mạnh, đặc biệt là nợ các nhóm có tỷ lệ trích lập cao như nhóm 3, 4, 5.

Dự phòng chung năm 2010 là 5.586 triệu đồng, thấp hơn mức 5.649 triệu đồng tính theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, sang năm 2011 và 2012, mức trích lập dự phòng chung của Chi nhánh tăng lên, nguyên nhân là do tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 tăng. Cụ thể, năm 2011, dự phòng chung đạt 7.993 triệu đồng, tương ứng với 143,09% mức dự phòng chung được trích lập năm 2010. Sang năm 2012, Chi nhánh đã trích lập 9.527 triệu đồng, tương đương 119,19% mức trích lập năm 2011. Việc dự phòng chung năm 2011 và 2012 được trích lập lớn hơn so với yêu cầu của NHNN (theo quy định thì Chi nhánh cần trích lập 6.723 triệu đồng (2011) và 9.438 triệu đồng (2012)) thể hiện Chi nhánh đã bước đầu quan tâm đến giải quyết rủi ro bằng cách tăng dự phòng.

Dự phòng cụ thể được trích lập dựa vào giá trị các khoản nợ và giá trị của tài sản bảo đảm sau khi đã chiết khấu theo quy định. Tuy nhiên, khoản trích lập dự phòng cụ thể của chi nhánh qua các năm chưa đảm bảo theo đúng quy định, việc trích lập dự phòng cụ thể không đủ khiến Chi nhánh phải sử dụng đến biện pháp phát mại tài sản bảo đảm và sử dụng đến dự phòng chung để xử lý tổn thất. Dự phòng cụ thể của chi nhánh trích lập năm 2010 là 8.631 triệu đồng, sang năm 2011 là 8.974 triệu đồng, tăng thêm 3,97% so với năm 2010. Năm 2012, Chi nhánh trích lập 18.299 triệu đồng dự phòng cụ thể, tăng thêm 103,91% so với năm 2011. Dự phòng cụ thể tăng là do dư nợ quá hạn tăng, các khoản vay thuộc nhóm có tỉ lệ trích lập dự phòng cao như nhóm 3, 4, 5 tăng mạnh. Cụ thể, năm 2012 nợ nhóm 4 tăng lên 8.060 triệu đồng, tương đương 386,83% năm 2011; nợ nhóm 5 là 20.982 triệu đồng, bằng 220,58% năm 2011.

Hệ số khả năng bù đắp RRTD trong cho vay của hoạt động cho vay năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 0,31; 0,31 và 0,34. Đáng chú ý hơn, các khoản nợ nhóm 5 lại

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tông dư nợ cho vay (Tr.đ)chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu của chi nhánh, do đó mức trích lập này được763.976 905.911 1.279.364 đánh giá là vẫn còn phần nào rủi ro đối với ngân hàng khi RRTD thực sự xảy ra.

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP đại dương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 034 (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w