Trên lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay,Việt Nam đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, tuy nhiên vẫn còn thua kém nhiều nước trên thế giới. Bài học cho các NHTM Việt Nam từ kinh nghiệm của ba cường quốc kinh tế là Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc như sau:
- Thứ nhất, các NHTM cần phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đa dạng, từ đó không chỉ tăng được doanh thu mà còn thu thập được các thông tin cần thiết, kịp thời phát hiện ra những điểm có thể dẫn tới rủi ro để xử lý.
- Thứ hai, các NHTM cần xây dựng cho mình một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, giúp cán bộ của mình cập nhật liên tục thông tin từ khách hàng, nâng cao công tác phân tích, thẩm định khách hàng, giảm thiểu rủi ro.
- Thứ ba, chất lượng cán bộ cần được nâng cao, không chỉ về kiến thức nghiệp vụ mà còn về đạo đức, bởi con người là một yếu tố hàng đầu, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Thứ tư, tài sản đảm bảo là ràng buộc của khách hàng với ngân hàng, tuy nhiên chỉ là nguồn trả nợ thứ cấp. Các NHTM cần có quy định rõ ràng về tài sản đảm bảo, tránh các tổn thất mất vốn do việc cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo.
- Thứ năm, mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình thang xếp hạng và đánh giá chất lượng tín dụng chặt chẽ đối với khách hàng để tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu rủi ro khi cho vay.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 của khóa luận tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng và RRTD: khái quát, các đặc điểm và phân loại tín dụng, RRTD, các loại RRTD, các nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng. Đồng thời, trong chương 1 cũng đề cập tới các nguyên nhân phát sinh RRTD tại các NHTM của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc:
Về nguyên nhân: xuất phát phần lớn từ việc quản lý, kiểm soát cho vay yếu kém, chất lượng tín dụng không được coi trọng; nguyên nhân từ chất lượng và đạo đức của cán bộ ngân hàng và việc cho vay dựa trên nguồn trả nợ thứ cấp là TSBĐ; nguyên nhân do việc mở rộng tín dụng quá mức dẫn tới RRTD.
Về mặt quản lý RRTD: nhấn mạnh việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và tổng thể với khách hàng; phát triển hệ thống thông tin khách hàng đầy đủ, khoa học, hiện đại, liên tục cập nhật; xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng chặt chẽ, phù hợp; nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng và chú trọng vào nguồn trả nợ chính khi cho vay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG - CHI NHÁNH HÀ NỘI