- Thành lâp các cơ quan chuyên trách về quản lý kinh doanh, giám sát thanh tra và xử lý kịp thời các doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm.
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải có sự đồng bộ, đầy đủ và có hướng dẫn rõ ràng nhằm hạn chế sự hiểu sai hoặc cố tình làm sai luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng.
- Cần đơn giản hóa và giảm thiểu các thủ tục hành chính để doanh nghiệp và ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí, thúc đẩy nhanh quá trình đầu tư, cấp tín dụng và giải ngân.
- Cần yêu cầu các doanh nghiệp công khai hóa tài chính, xem như là một tiêu chí để tham gia kinh doanh và được cấp tín dụng.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3.3.2.1. Nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN
Công tác thanh tra là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHNN, mục tiêu của công tác thanh tra là nhằm phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của NHTM. Hai phương thức cơ bản mà Thanh tra NHNN sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ.
Nhưng trên thực tế, NHNN chỉ mới thực hiện việc kiểm tra, theo dõi ở giai đoạn sau khi đã phát sinh rủi ro, chưa thực hiện công tác giám sát từ xa để phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời. Đồng thời, việc thanh tra, giám sát còn chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể và đánh giá chưa hoàn diện. Do đó, NHNN cần:
- Xây dựng một số điều luật nhằm tăng cường hơn nữa vai trò kiểm tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động tín dụng của NHTM.
- Xây dựng tiêu chí cụ thể về đánh giá rủi ro của NHTM khi tiến hành thanh tra ngân hàng
- Tiếp cận các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về thanh tra ngân hàng, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống thanh tra áp dụng cho Việt Nam một cách phù hợp và khoa học.
- Nâng cao chất lượng. trình độ đội ngũ thanh tra ngân hàng.
- Tiến tới xây dựng hệ thống giám sát từ xa của thanh tra ngân hàng thông qua mạng thông tin trực tuyến với các NHTM.
3.3.2.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách an toàn tín dụng có tính hướng dẫn và bắt buộc
- Tiếp tục hoàn thiện quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các NHTM, quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các NHTM về việc tuân thủ quy chế cho vay và bảo đảm tiền vay và hạn chế bớt các thủ tục pháp lý phức tạp.
- Cần có những ban hành cụ thể trong các văn bản, quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. NHNN đã có những quy định nhằm hướng tới việc phân loại nợ, hạn chế rủi ro, tiếp cận chuẩn quốc tế. Theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-
NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng, các TCTD phải áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN bổ sung thêm: Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi bị quá hạn, gốc và lãi đúng thời hạn còn lại thì được phân loại vào nhóm 1. Điều này cho thấy tính linh hoạt trong các quy chế ban hành của NHNN. Tuy nhiên việc triển khai tại các ngân hàng còn gặp nhiều hạn chế. NHNN cần cụ thể hóa và làm rõ hơn một số quy định trong các văn bản một cách chi tiết để giúp tất cả các TCTD tại Việt Nam có thể áp dụng phân loại nợ sớm nhất trong thời gian tới.
3.3.2.3. Thiết lập hệ thống thông tin đáng tin cậy cho các ngân hàng và doanh nghiệp
- NHNN cần hoàn thiện và phát triển hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Trang bị và áp dụng công nghệ thông tin hiện đại để các NHTM có thể dễ dàng thu thập và khai thác triệt để thông tin. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền và quy định chặt chẽ để các NHTM nhận thức đúng về vai trò to lớn của trung tâm CIC và trách nhiệm của NHTM đối với chất lượng thông tin mà các ngân hàng cung cấp. Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại CIC không những về mặt nghiệp vụ mà còn về tin học và ngoại ngữ.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển, CIC cần phải xây dựng được một kho dữ liệu phong phú, đa dạng và chất lượng hơn; cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu thập để nâng cao khả năng và tốc độ xử lý thông tin phục vụ công tác điều hành và cung cấp cho các khách hàng. Một số ý kiến cho rằng, CIC cần phát triển mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, mô hình chấm điểm tín dụng thể nhân tại CIC; liên kết hệ thống xếp hạng, chấm điểm tín dụng của CIC với các tổ chức tín dụng; đa dạng các kênh cung cấp và dịch vụ thông tin đảm bảo an toàn, bảo mật, công khai; nâng cao độ chuẩn dữ liệu đạt chuẩn quốc tế để phục vụ tốt công tác quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, CIC cần chú trọng hơn đến độ chính xác của thông tin trong thu thập và xử lý; tăng tính kiểm soát và đẩy mạnh hợp tác công - tư để quản lý toàn diện thông tin về khách hàng vay; chú trọng đến tính đầy đủ khi bổ sung các loại thông tin có đủ phân tích xã hội, chấm điểm tín dụng đủ cơ sở tin cậy cho các tổ chức có thể quyết định cấp tín dụng.
- Thành lập tổ chức xếp hạng doanh nghiệp thông qua việc đánh giá tình hình kinh doanh, tài chính của các doanh nghiệp và tính điểm xếp hạng.
- Tạo lập kênh thông tin liên lạc giữa các cơ quan chức năng với NHNN để nắm bắt các thông tin về cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở đó, NHNN sẽ có đánh giá, lưu ý và cảnh báo với các NHTM kịp thời và chính xác.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank)
- OceanBank cần đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng nói riêng, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ tín dụng đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ tuổi, từ đó giúp hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng, xây dựng nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngân hàng.
- OceanBank cần xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Với trình độ công nghệ chưa đồng bộ giữa các ngân hàng như hiện nay thì OceanBank có thể thiết kế những mẫu biểu thông tin riêng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ riêng của mình nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu chung của NHNN.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian vừa qua, nghiên cứu nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Xuất phát từ thực trạng RRTD tại OceanBank - Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2010 - 2012, chương 3 khóa luận đã tập trung làm rõ các định hướng của Chi nhánh, đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị RRTD; tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng hạn chế RRTD của Chi nhánh, đặc biệt là RRTD trong cho vay; đề xuất các thay đổi... Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN Việt Nam và Ngân hàng TMCP Đại Dương với mong muốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý và hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, góp phần cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng vốn đã chứa nhiều rủi ro do đặc thù riêng, thì trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới giai đoạn 2010 - 2012 đang có nhiều khó khăn và bất ổn, công tác quản lý, phòng ngừa và giảm thiểu RRTD trong cho vay là một nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của bất cứ ngân hàng nào. Với mong muốn đóng góp vốn kiến thức của mình, trong khóa luận này em đã nỗ lực tìm hiểu, vận dụng các lý thuyết cơ bản nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác phòng ngừa và giảm thiểu RRTD tại OceanBank - Chi nhánh Hà Nội. Trong đó, các nội dung chính được đề cập như sau:
- Khái quát về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng trong cho vay và những bài học kinh nghiệm từ các tổ chức tài chính ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới.
- Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay và đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Hà Nội. Từ đó phát hiện ra các nguyên nhân chính đối với các hạn chế.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế RRTD và nâng cao hiệu quả của công tác quản trị RRTD với các món vay tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn tới.
Do năng lực và hiểu biết còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi các sai sót, kính mong nhận được sự giúp đỡ, những nhận xét và góp ý quý báu của thầy cô, các cán bộ tín dụng và bạn bè để đề tài được hoàn chỉnh hơn và có ý nghĩa thực tiễn trong công tác hạn chế RRTD.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ở Học viện Ngân hàng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong bốn năm học qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ - Thầy giáo Mai Thanh Quế, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị tại Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Hà Nội đã chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập, tạo điều kiển giúp em hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2013.
Phạm Thị Hải Yến NHTME - K12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
❖ Danh mục tài liệu tiếng Việt
1. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình Quản trị Rủi ro trong Kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê
2. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD.
3. Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD được quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005.
4. Luật các TCTD ban hành năm 2010.
5. Website của OceanBank www.oceanbank.vn
6. Website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn
7. Website của Trung thâm thông tin Tín dụng www.cic.org.vn
❖ Danh mục tài liệu tiếng Anh
1. Morten Reistad Aasen (2011) - Applying Altman’s Z-score to the Financial Crisis - Master thesis, Norwegian School of Economics.
2. Peter S.Rose and Sylvia C.Hudgins (2008) - Banking Management & Financial Service - McGraw-Hill IRWIN, Senenth Edition.
3. Website www.bok.or.kr/eng/ - The Official Website of Bank of Korea. 4. Website www.boc.cn/en/ - The Offical Website of Bank of China.
5. Website www.ft.com - The Official Website of Financial Times Newspaper. 6. Website www.moodys.com và www.standardandpoors.com - The Official Websites of The Moody’s and The Standard & Poor’s.