Nâng cao tính chuyên nghiệp khách quan trong thẩm định tài sản bảo

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP đại dương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 034 (Trang 87 - 88)

Tài sản bảo đảm không phải là nhân tố chủ yếu trong việc quyết định đầu tư một khoản vay, tuy nhiên nhiện nay do hệ thống thông tin về khách hàng còn thiếu và chưa đủ độ tin cậy cao, các quy định về chế độ kiểm toán tài chính đối với các doanh nghiệp chưa bắt buộc dẫn đến việc đánh giá chính xác năng lực tài chính, thẩm định dự án phương án của khách hàng không chính xác. Vì vậy tài sản bảo đảm trong giai đoạn hiện nay vẫn được các ngân hàng xem là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro quan trọng trong trường hợp khách hàng làm ăn thua lỗ, không còn khả năng trả nợ.

Tuy nhiên thực tế xử lý tài sản bảo đảm tại OceanBank - Chi nhánh Hà Nội thời gian qua cho thấy việc xử lý tài sản thu hồi nợ không phải dễ dàng, ngoài việc do các thủ tục pháp luật kéo dài thì còn do hồ sơ pháp lý tài sản không đầy đủ, không đảm bảo tính pháp lý, giá trị định giá không chính xác... dẫn đến không thu hồi đủ nợ vay hoặc hợp đồng vô hiệu, gây tổn thất cho ngân hàng. Điều này cũng phản ánh phần nào trình độ thẩm định tài sản bảo đảm của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Vì vậy cần tách bạch bộ phận thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn với thẩm định tài sản bảo đảm.

Ngân hàng cần xây dựng một bộ phận định giá tài sản bảo đảm chuyên nghiệp để nắm vững kiến thức pháp luật về sở hữu tài sản, các luật pháp có liên quan và phương pháp định giá tải sản để bảo đảm tính khách quan và chuẩn xác trong định giá. Bên cạnh đó, cần tổ chức định giá lại tài sản thế chấp, cầm cố theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm phù hợp với biến động giá của từng loại tài sản. kết quả thẩm định chính xác sẽ được khách hàng tín nhiệm đồng thời hạn chế thấp nhất rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTMCP đại dương chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 034 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w