Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 042 (Trang 32 - 39)

23

2.1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàngthương mại cổphầnNgoại thương phầnNgoại thương

Năm 2013 trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức nguy cơ tái lạm phát cao kèm theo đó là sự trì trệ của thị trường. Ngành ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn: nợ xấu chưa được cải thiện, dòng tín dụng bị tắc nghẽn, tình trạng thừa tiền, thiếu vốn kéo dài chưa khắc phục được.

Sang đến năm 2014, nền kinh tế trong nước đã có những chuyển biến tích cực: GDP tăng 5,98%, lạm phát ở mức thấp, CPI tăng 1,84% , sản xuất công nghiệp chuyển biến tích cực. Với phương châm “Đổi mới- Tăng trưởng- Chất lượng” Vietcombank đã tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong trong thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Năm 2015 là năm bản lề, bởi nền kinh tế cộng hưởng bởi nhiều khó khăn và thử thách, song ngành ngân hàng vẫn đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, sãn sàng đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Trước bối cảnh phức tạp như vậy, Vietcombank đã có phản ứng linh hoạt, chủ động phấn đấu thực hiện mục tiêu kinh doanh cụ thể tình hình kinh doanh của Vietcombank trong ba năm 2013,2014 và 2015 như sau:

Huy động vốn:

Nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó quyết định khả năng cạnh tranh, năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường. Có thể thấy trong ba năm gần đây, ngân hàng Ngoại thương đã đạt được những thành công nhất định trong công tác huy động vốn. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2013-2015

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2013,2014,2015- NHTMCP Ngoại thương.

Trong năm 2013 mặc dù phải đối mặt với những khó khăn chung của ngành ngân 24

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

hàng nhưng với phương châm do hội đồng quản trị và ban điều hành đề ra là “ Đổi mới-Chất lượng -An toàn- Hiệu quả ”, bám sát diễn biến thị trường, Vietcombank đã liên tục duy trì chính sách lãi suất thấp,đảm bảo quản lý vốn hiệu quả. Đến ngày 31/12/2013 tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng là 331.527 tỷ đồng tăng 16,2 % so với đầu năm.Thành phần huy động vốn từ khách hàng bao gồm tiền gửi của cá nhân và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trong danh sách các khách hàng tổ chức của Vietcombank có mặt rất nhiều các công ty, tập đoàn lớn, đây là một lợi thế rất lớn của ngân hàng trong việc phát triển các dịch vụ bán buôn. Đặc biệt đáng chú ý là nguồn vốn huy động từ các cá nhân đạt 173.141 tỷ đồng tăng gần 10% so với cuối năm 2012 tạo nên sự ổn định đồng đều trong tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của ngân hàng.

Sang đến năm 2014, công tác huy động vốn của ngân hàng đã đạt được thành công nhất định.Từ năm 2014, Vietcombank bắt đầu xoay chuyển và định hình lại cơ cấu vốn huy động, gắn với thay đổi trong quan điểm quản trị và điều hành trước hết là nguồn lực đầu vào có chi phí thấp. Nửa đầu năm, Vietcombank là ngân hàng áp lãi suất huy động thấp trên thị trường nhưng huy động vốn lại tăng trưởng rất mạnh, cao hơn nhiều mức bình quân của ngành, lãi suất huy động được điều chỉnh linh hoạt. Cụ thể tính đến ngày 31/12/2014 huy động vốn từ nền kinh tế đạt 423. 240 tỷ đồng , tăng 27,66% so với năm 2013 cao hơn mức tăng bình quân đầu ngành. Xét về cơ cấu vốn theo thành phần kinh tế thì huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đều tăng so với năm 2013 nhưng tỷ trọng huy động vốn có sự dịch chuyển, tỷ trọng huy động vốn từ cá nhân tăng lên chiếm 53,45% trong tổng nguồn vốn huy động trong khi tỷ trọng huy động vốn từ tổ chức kinh tế giảm nhẹ chiếm 46,55% trong tổng vốn huy động. Điều đó thể hiện một sự dịch chuyển theo hướng tích cực, một chính sách huy động vốn hợp lý thu hút được nguồn vốn lớn từ dân cư.

Riêng năm 2015 dù nằm ngoài các đợt tăng lãi suất phổ biến, dù áp lãi suất thấp nhất trên thị trường nhưng huy động vốn của Vietcombank vẫn tăng trưởng mạnh. Cụ thể huy động vốn năm 2015 đạt 501.510 tỷ đồng tăng 18,49% so với năm 2014 cao hơn nhiều mức 13% bình quân ngành. Ở một góc độ nhất định, uy tín và vị thế thương hiệu giúp ngân hàng thu hẹp được khoảng cách cạnh tranh lãi suất.Huy động vốn tăng đều ở cả tổ chức kinh tế và cá nhân. Cơ cấu vốn tổ chức kinh tế và cá nhân ở mức

25

45%-55% phù hợp với chiến lược đẩy mạnh hoạt động bán lẻ của Vietcombank. Ngân hàng cũng tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng thu hút các nguồn vốn giá rẻ. Huy động vốn tăng trưởng tốt; cơ cấu nguồn vốn chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng; thanh khoản được đảm bảo.

Hoạt động tín dụng:

Bên cạnh hoạt động huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng . Nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ quyết định tới sự lớn mạnh của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó công tác quản lý và sử dụng vốn của Vietcombank luôn được thực hiện theo phương châm hiệu quả, an toàn đảm bảo khả năng thanh toán cao. Cụ thể cơ cấu dư nợ của Vietcombank giai đoạn 2013-2015 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ CVTD theo thời hạn giai đoạn 2013-2015

Dư nợ cho vay 272.68 5 % 100 6 321.31 100% 384.644 100% Ngắn hạn 175.25 7 %64,27 2 206.75 64,35% 230.106 %59,82 Trung hạn 28.86 4 10,59 % 32.41 4 10,09% 41.599 10,81% Dài hạn 68.56 4 %25,14 0 82.15 25,56% 112.939 %29,37

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm Vietcombank 2013-2015

Tổng dư nợ cho vay khách hàng tại Vietcombank năm 2013 là 272.685 tỷ đồng tăng 13,72% so với cuối năm 2012 cao hơn mức tăng trưởng của toàn ngành. Trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất 64,27% trong tổng dư nợ , dư nợ cho vay dài hạn chiếm 25,14% và cho vay trung hạn chỉ chiếm 10,59%. Mức tăng trưởng tín dụng này đạt được trong bối cảnh những khó khăn của ngành ngân hàng đã cho thấy Vietcombank luôn giữ vai trò nòng cốt đi đầu hệ thống với một chính sách tín dụng hiệu quả. Vietcombank luôn đồng hành chia sẻ các cơ hội kinh doanh với doanh nghiệp nhà nước có phương án kinh doanh khả thi. Cũng trong năm 2013, Vietcombank đã triển khai các chương trình cho vay ưu đãi với các đối tượng được ưu tiên với lãi suất thấp nhất có thể là 5,5% nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng.Doanh số

giải ngân với chương trình này trong năm 2013 lên tới 200.584 tỷ đồng .

Cùng với đó Vietcombank cũng triển khai chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở, tính đến hết năm 2013 dư nợ Vietcombank cho vay với khách hàng cá nhân, đối tượng thu nhập thấp là 128 tỷ đồng.Theo đó Vietcombank là ngân hàng có dư nợ giải ngân lớn nhất với gói cho vay hỗ trợ nhà ở. Dù cho vay đạt con số ấn tượng nhưng nợ xấu của Vietcombank chỉ chiếm tỷ lệ 2,62% trên tổng dư nợ (trong khi kế hoạch khống chế dưới 3%).

Đến năm 2014, dư nợ tín dụng của Vietcombank có sự chuyển biến mạnh mẽ đạt 321.316 tỷ đồng tăng 17,83% so với năm 2013 cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành. Cơ cấu tín dụng tiếp tục dịch chuyển tích cực theo đúng định hướng đề ra , tỷ trọng dư nợ ngắn hạn, dài hạn tăng nhẹ. Điều này giúp cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn của Ngân hàng dịch chuyển theo hướng bền vững hơn. Tín dụng tăng trưởng dương ngay từ giữa tháng 3 cùng với đó tín dụng ngoại tệ tiếp tục tăng trưởng tốt đã làm tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm ở mức cao so với toàn hệ thống. Có được điều này là do Vietcombank đã “dồn sức” đẩy mạnh hoạt động tín dụng, thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn trên nguyên tắc vừa đảm bảo thanh khoản, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, kiên quyết không hạ chuẩn cho vay; tích cực tìm mọi biện pháp thu hôi nơ đa xư ly dự phòng rủi ro.

Năm 2015 với đà phát triển của nền kinh tế và hoạt động của ngành ngân hàng có nhiều thuận lợi dư nợ cho vay của Vietcombank tiếp tục tăng đạt 384.644 tỷ đồng tăng 19,72% so với năm 2014. Cơ cấu dư nợ cũng có sự dịch chuyển, trong khi tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm 4,53% thì tỷ trọng dư nợ dài hạn lại có xu hướng tăng (3,81% so với năm 2014) tạo nên một cơ cấu dư nợ hợp lý, một sự tăng trưởng đồng đều hơn. Mức tăng trưởng tín dụng trong năm này đã góp phần quan trọng đưa lợi nhuận của Vietcombank lên mức kỉ lục, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu đề ra.

Hoạt động dịch vụ và kinh doanh khác:

Hoạt động dịch vụ và kinh doanh khác cũng được Vietcombank chú trọng, không ngừng phát triển tạo ra nguồn thu ổn định cho ngân hàng. Bên cạnh những hoạt động truyền thống ngân hàng cũng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại theo tiêuchuẩn quốc

tế, đẩy mạnh và phát triển các sản phẩm như Internet banking, SMS banking , dịch vụ nhắn tin tự động,..nhằm đa dạng hóa sản phẩm,đa dạng hóa nguồn thu.

Ket quả kinh doanh:

Sự nỗ lực trong hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn đã mang lại những dấu hiệu tích cực trong kết quả kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng liên tục tăng qua các năm từ 2013 đến 2015.

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank giai đoạn 2013-2015

Đơn vị: tỷ đồng

■ Lợi nhuận trước thuế

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của Vietcombank

Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank năm 2013 đạt 5.582 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch.Trong đó thu nhập từ các hoạt động dịch vụ của ngân hàng đều tăng trưởng khá và hầu hết đạt chỉ tiêu kế hoạch với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 41,6 tỷ USD chiếm gần 16% thị phần xuất nhập khẩu cả nước , doanh số mua bán ngoại tệ đạt 26,3 tỷ USD tăng hơn 9% so với năm 2012 và dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt gần 1,3 tỷ USD.

Năm 2014 lợi nhuận của Vietcombank vẫn đạt khá cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 5.648 tỷ đồng, tăng gần 2% so với năm 2013, hiệu suất sinh lời đạt 107,17% kế hoạch 2014. Năm 2014, Vietcombank hoàn thành kế hoạch đặt ra bởi tín dụng tăng trưởng tốt, các lĩnh vực kinh doanh đều có lời. Tín dụng tăng trưởng dương ngay từ giữa tháng 3, cả năm tăng 17,68%.

Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 48,14 tỷ USD, tăng 15,79% so với năm

2013. Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu đạt 16,32%, tăng 0,7% so với thị phần năm 2013. Đây cũng là năm đầu tiên Vietcombank gia tăng thị phần thanh toán xuất nhập khẩu sau nhiều năm giảm sút do sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Các hoạt động thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ của Vietcombank đều tăng truởng rất tốt so với năm 2013.

Nhờ tăng truởng tín dụng khởi sắc, năm 2015 lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng truởng khá ấn tuợng tăng hơn 17% so với 2014. Vietcombank cho biết lãi truớc thuế đạt 6.655 tỷ đồng, lãi hợp nhất đạt 6.829 tỷ đồng vuợt qua mức lợi nhuận kỉ lục năm 2011. Năm 2015, ngân hàng cũng hoàn tất hai giao dịch đầu tu trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ với tổng giá trị lớn nhất từ truớc đến nay. Vốn đầu vào thuận lợi cùng chi phí thấp cũng là yếu tố giúp cải thiện lợi nhuận. Góp thêm nữa vào sự tăng truởng của lợi nhuận là nguồn thu phi tín dụng - giá trị của sự khác biệt tại Vietcombank, đây vẫn là NHTM nhà nuớc duy nhất, và cũng là một trong số rất ít ngân hàng trên toàn hệ thống tạo đuợc tỷ trọng nguồn thu phi tín dụng trên 30% cơ cấu lợi nhuận. Công tác thu hồi nợ xấu cũng tiếp tục đuợc đẩy mạnh. Đến năm 2015 ngoài tỷ lệ nợ xấu đã giảm về còn 2,1%, ngân hàng này đã chính thức “ghìm cuơng” nợ xấu bằng việc nâng đuợc tỷ lệ quỹ dự phòng trên số du nợ xấu lên tới 95%. Hiểu một cách đơn giản, nếu có 100 đồng nợ xấu thì Vietcombank đã sẵn có 95 đồng dự phòng. Đây là tỷ lệ cao nhất trong hệ thống.

Với kết quả kinh doanh tích cực trong ba năm gần đây thì sẽ không bất ngờ nếu Vietcombank lấy lại ngôi đầu về hệ thống chỉ tiêu lợi nhuận cũng nhu vuơn lên trở thành ngân hàng số một Việt Nam trong tuơng lai gần.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 042 (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w