Thực trạng mởrộng cho vaytiêu dùng tại Ngân hàngthương mại cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 042 (Trang 45 - 61)

Ngoại thương

2.2.4.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng.

Trong những năm gần đây Vietcombank đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của mình đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân mà biểu hiện cụ thể là dư nợ cho vay tiêu dùng tăng trưởng mạnh qua các năm:

35

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ CVTDtại ngân hàng Ngoại thương giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ CVTD 37.25 1 100% 51.739 100% 77.827 100%

Cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở 32.83 1 84,5% 43.854 84,76 % 67.032 86,13 %

Cho vay mua ô tô 3.647 9,72% 6.178 11,94

% 10.320 13.26%

Cho vay tiêu dùng khác 77

3^^ 2,78% 2.742 5,3% 1.860 2,39%

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2013-2015

Nhìn vào bảng trên có thể thấy dư nợ cho vay tiêu dùng vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng vì lâu nay Vietcombank vẫn được biết đến là ngân hàng bán buôn, hoạt động bán lẻ chỉ phát triển trong một vài năm gần đây, nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2013 dư nợ cho vay tiêu dùng là 37.521 tỷ đồng chiếm 13,76% tổng dư nợ , năm 2014 con số tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 51.739 tỷ đồng tăng 38,89% so với năm 2013. Sở dĩ năm 2014 tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt được con số này là do năm 2014 nền kinh tế đang trên đà phục hồi sau thời kì khủng hoảng, bên cạnh thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản cũng đang dần nóng lên, thu nhập của người dân tăng do đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao.

Sang đến năm 2015, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tiếp tục tăng đạt 20,23% , tốc độ tăng trưởng dư nợ đạt con số ấn tượng 50,42 % so với năm 2014. Có thể thấy đây là năm có dư nợ cho vay tiêu dùng cao nhất trong trong giai đoạn 2013-2015, có được điều này không chỉ là do sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường bất động sản mà còn do chính sách cho vay tiêu dùng của Vietcombank với rất nhiều gói vay hấp dẫn điển hình như gói vay 10.000 tỷ hỗ trợ khách hàng có nhu cầu mua sắm, xây sửa nhà, mua ô tô với lãi suất cho vay chỉ từ 7%/năm giúp giảm áp lực trả nợ cho khách hàng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng trong năm 2015

Dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích

Khi mà nhu cầu của người dân ngày càng tăng cao thì việc triển khai các sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu đó là điều tất yếu đặc biệt là những nhu cầu tất yếu như: mua sắm, sửa chữa nhà, mua sắm phương tiện đi lại,...

36

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ CVTD theo mục đích giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tông dư nợ CVTD 37.25 1 % 100 9 51.73 100% 7 77.82 100% Cho vay ngắn hạn 10.44 7 % 28,04 5 13.39 25,89% 3 16.94 21,77%

Cho vay trung và

dài hạn 26804 % 71,96 4 38.34 74,11% 4 60.88 78,23% Ngân hang Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ tăng so với 2013 Năm 2015 Tỷ lệ tăng so với 2014 Vietcombank 37.25 1 9 51.73 % 38,89 7 77.82 % 50,42 Agribank 73.37 2 8 84.79 % 15,57 5 128.46 % 51,5 Vietinbank 58.42 5 0 73.76 % 26,25 3 111.74 % 51,5 Sacombank 34.35 4 44.58 3 29,78 % 67.53 2 51,47 %

Nguồn: Phòng quản lý nợ - NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

Nhìn vào bảng trên có thể thấy cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên lại không có sự cân xứng với các loại hình cho vay khác, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay tiêu dùng khác chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2013, cho vay mua sắm, sửa chữa nhà chiếm tỷ trọng 84,5 % tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, năm 2014 tỷ lệ này tăng nhẹ lên 84,76% và năm 2015 là 86,13 %. Trong đó đáng chú ý là cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở năm 2015 có tốc độ tăng trưởng cao, tăng 52,85% so với năm 2014.

Sở dĩ cho vay mua sắm, sửa chữa nhà ở chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng trưởng cao như vậy là vì nhu cầu nhà ở là nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt khi mức sống của người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu này cũng ngày càng tăng cao hơn nữa sản phẩm này cũng được Vietcombank chú trọng phát triển với những gói cho vay mua nhà lãi suất thấp, thủ tục nhanh gọn nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng. Hơn thế nữa theo quy chế cho vay mới thì thời gian vay mua sắm sửa chữa nhà được kéo dài ra từ 15 lên đến 20 năm cùng với chính sách hỗ trợ vay mua nhà với gói lãi suất 6%/năm trong thời gian vay điều này đã giúp cho những đối tượng khách hàng có thu nhập thấp vẫn có thể tiếp cận được sản phẩm này, nhờ đó mà tỷ trọng sản phẩm này ngày càng tăng cao.

Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo kì hạn:

Cùng với sự gia tăng về quy mô dư nợ cho vay tiêu dùng, cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn cũng có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngắn hạn và tăng tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn :

37

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ CVTD theo kì hạn giai đoạn 2013-2015

đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank 2013-2015

Năm 2013, cho vay tiêu dùng ngắn hạn là 10.447 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 28,04%, sang năm 2014 tỷ trọng này giảm xuống 25,89% và đến năm 2015 chỉ còn 21,77%. Cho vay tiêu dùng tại Vietcombank thời gian qua có một đặc điểm quan trọng là hầu hết các khoản vay có thời hạn là trung và dài hạn, những khoản vay ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm.

Trước đây cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cho vay tiêu dùng tại Vietcombank dưới hình thức cho vay có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá. Tuy nhiên ba năm trở lại đây, cho vay tiêu dùng trung và dài hạn bắt đầu được Vietcombank chú trọng phát triển với nhiều sản phẩm phong phú, tiện ích lớn đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt cho vay mua nhà đất, sửa chữa nhà, mua ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay tiêu dùng cũng là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao doanh số cho vay trung và dài hạn.

Bảng 2.6: So sánh dư nợ cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng trong hệ thống

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm của các ngân hàng

So với Agribank, Vietinbank và Sacombank đều là những ngân hàng top đầu trong hệ thống và có hoạt động cho vay tiêu dùng khá phát triển thì Vietcombank có

2013 2014 2015

Số tiền Tỷ trọng

(%) tiềnSố Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%)

Tổng thu lãi cho vay 10.57

1 % 100 11.828 100% 15.305 100%

Thu lãi từ CVTD 1.46

9 13,9% 1.866 15,78% 2.498 16,32%

dư nợ cho vay tiêu dùng thấp hơn Agribank và Vietinbank điều này là do Agribank và Vietinbank xuất hiện sớm hơn trên thị trường, có mạng lưới phòng giao dịch rộng khắp trên tất cả địa bàn, hơn nữa đối tượng khách hàng mà Agribank hướng tới là thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn do đó đã xây dựng được một lượng lớn khách hàng và chiếm thị phần cao trong khi thị phần cho vay tiêu dùng của Vietcombank còn thấp. Tuy nhiên so với Sacombank thì dư nợ cho vay tiêu dùng của Vietcombank cao hơn do thương hiệu của Vietcombank có uy tín lớn hơn và các chính sách tín dụng ưu đãi hơn.

Nếu nhìn vào tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng có thể thấy năm 2014 Vietcombank có tốc độ tăng trưởng cao 38,89% cao hơn Vietinbank, Agribank và Sacombank cho thấy Vietcombank đang mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của mình, nậng cao thị phần trên thị trường tiêu dùng góp phần thực hiện mục tiêu trở thành ngân hàng số một về bán lẻ.

2.2.4.2. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, Vietcombank đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng điều đó được thể hiện qua số lượng khách hàng tăng qua các năm:

Biểu đồ 2.2: Số lượng khách hàng vay tiêu dùng giai đoạn 2013-2015

Nguồn: Phòng quản lý sản phẩm bán lẻ NHTMCP Ngoại thương

Năm 2013 số lượng khách hàng vay tiêu dùng khoảng 4.484.828 khách hàng.

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2014-2015, Vietcombank vừa chú trọng vào khai thác nhu cầu của những khách hàng đã và đang có quan hệ với ngân

39

hàng, vừa phát triển những khách hàng mới nhờ thế mà số lượng khách hàng tăng đáng kể. Cụ thể năm 2014, số lượng khách hàng vay tiêu dùng đạt khoảng 5.612.110 người tăng 1.127.282 người so với năm 2013, con số này năm 2015 là 6.863.927 người tăng 1.251.817 người so với năm 2014. Con số này đã cho thấy Vietcombank đang dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cho vay tiêu dùng.

Sở dĩ số lượng khách hàng vay tiêu dùng liên tục tăng qua các năm bên cạnh sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế thì Vietcombank đã áp dụng các gói sản phẩm vay tiêu dùng ưu đãi dành cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng cụ thể như gói vay tiêu dùng ưu đãi với lãi suất chỉ từ 7% với tổng quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng áp dụng từ ngày 01/04/2015. Trong đó các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng trở xuống sẽ được áp dụng lãi suất ưu đãi 7%/năm trong 6 tháng đầu, khoản vay từ 12-24 tháng sẽ được áp dụng lãi suất ưu đãi 7,2%/năm trong 6 tháng đầu, khoản vay có thời hạn trên 24 tháng lãi suất ưu đãi là 7,2% trong 12 tháng đầu. Nhờ có gói vay ưu đãi này mà số lượng khách hàng vay tiêu dùng liên tục tăng qua các năm. Bên cạnh các gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi thu hút khách hàng thì Vietcombank cũng áp dụng các chính sách hỗ trợ khách hàng tiếp cận được điều kiện vay vốn như chính sách chấp thuận bất động sản hình thành trong tương lai làm tài sản bảo đảm đã giúp nhiều người dân có thể tiếp cận điều kiện vay vốn, ngân hàng mở rộng được đối tượng cho vay, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, mở rộng được hoạt động cho vay tiêu dùng, phân tán rủi ro, gia tăng lợi nhuận.

2.2.4.3. Thu lãi từ cho vay tiêu dùng

Bảng 2.7: Thu lãi cho vay tiêu dùng Vietcombank giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Nợ quá hạn CVTD 1.017 1.195 1.424

Tổng dư nợ CVTD 37.251 51.739 77.827

Tỷ lệ nợ quá hạn 2,73% 2,31% 1,83%

Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh Vietcombank 2013-2015

Từ bảng số liệu trên có thể thấy thu lãi từ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu lãi cho vay tiêu dùng nhưng liên tục tăng qua các năm, đồng vốn bỏ ra được sử dụng có hiệu quả, hoạt động cho vay ngày càng đáp ứng một lượng lớn nhu

40

cầu của người dân, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng khởi sắc. Cụ thể năm 2013 thu lãi từ cho vay tiêu dùng đạt 1.469 tỷ đồng chiếm 13,9% tổng thu lãi cho vay,năm 2014 thu lãi cho vay tiêu dùng tăng lên 1.186 tỷ đồng tăng 27,03% so với năm 2013 và chiếm 15,78% tổng thu lãi cho vay. Sang năm 2015 với sự phát triển của nền kinh tế, thu lãi cho vay tiêu dùng tiếp tục tăng đạt 2.498 tỷ đồng tăng 33,87% so với năm 2014, mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2013-2015.

Sở dĩ thu lãi cho vay tiêu dùng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ là do thị phần cho vay tiêu dùng của Vietcombank còn thấp, dư nợ cho vay tiêu dùng cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Nhưng trong những năm qua thu lãi cho vay tiêu dùng tăng với tốc độ khá nhanh góp phần gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Điều này đã cho thấy Vietcombank đang chú trọng phát triển thị phần cho vay tiêu dùng của mình, sử dụng nhiều chính sách cho vay tiêu dùng ưu đãi, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ của mình nhằm thu hút khách hàng vay tiêu dùng từ đó gia tăng lợi nhuận trong cho vay tiêu dùng. Với định hướng mở rộng hoạt động bán lẻ thì cho vay tiêu dùng trong thời gian tới sẽ có nhiều tiềm năng phát triển và thu lãi cho vay tiêu dùng sẽ còn tiếp tục tăng.

2.2.4.4. Tinh hình nợ quá hạn

Tăng trưởng dư nợ CVTD của ngân hàng rất khả quan, việc tăng trưởng dư nợ chỉ thật tốt khi cùng với nó là chất lượng khoản vay được nâng cao. Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng cho vay tiêu dùng là nợ quá hạn, đây là một yếu tố không thể loại trừ và cũng như các đối tượng cho vay khác nợ xấu cho vay tiêu dùng đã phát sinh trong giai đoạn vừa qua và ngân hàng đã có những nỗ lực đáng kể trong việc quản lý chất lượng khoản vay tiêu dùng. Cụ thể tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùng được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn CVTD giai đoạn 2013-2015

Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh Vietcombank 2013-2015

Qua tỷ lệ nợ quá hạn về cho vay tiêu dùng cho ta thấy rõ hơn việc phát triển cho vay tiêu dùng của ngân hàng có đi kèm với việc nâng cao chất luợng các khoản vay hay không. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng của ngân hàng đang có xu huớng giảm trong giai đoạn 2013-2015. Tỷ lệ này của Vietcombank năm 2013 là 2,73% đến năm 2014 là 2,31% và đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 1,83%. Điều này cho thấy ngân hàng đã và đang kiểm soát khá tốt trong việc thu hồi nợ gốc và lãi trong quá trình quản lý nợ vay tiêu dùng . Có đuợc điều này là do Vietcombank đã thực hiện chính sách mở rộng cho vay tiêu dùng đi đôi với đảm bảo chất luợng khoản vay do đó vẫn đánh giá đúng năng lực khách hàng truớc khi quyết định cho vay, hơn nữa hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng mới thực sự phát triển trong một vài năm gần đây nên ngân hàng càng thận trọng trong khi cho vay.

Nguồn dự phòng để xử lý nợ xấu của Vietcombank cũng khá mạnh năm 2015, Vietcombank là ngân hàng đầu bảng trong hệ thống về nguồn trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng, có khả năng gần nhu tự xử lý đuợc hoàn toàn nợ xấu bằng chính nguồn lực của mình. Nhờ đó mà tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay nói chung và trong cho vay tiêu dùng nói riêng có những dấu hiệu tích cực. Có thể thấy hoạt động cho vay tiêu dùng của Vietcombank là khá tốt bên cạnh đó ngân hàng cũng xây dựng đuợc cho mình một luợng khách hàng cơ sở có uy tín và có năng lực tốt. Việc duy trì tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp và nâng cao chất luợng khoản vay tiêu dùng sẽ là tiền đề tốt để ngân hàng mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của mình.

2.2.4.5. Mức độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm cho vay tiêu dùng của

Vietcombank

Trong xu thế ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay, chất luợng cho vay tiêu dùng luôn là vấn đề đuợc quan tâm của mọi ngân hàng. Nhung đây là một khái niệm trừu tuợng không thể cân, đong, đo đếm đuợc mà phải đánh giá nó qua quan điểm chủ quan của khách hàng, những tín hiệu mà cán bộ tín dụng nhận biết đuợc thể hiện qua sự tin cậy, mức độ hài lòng của khách hàng trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Mức độ hài lòng của khách hàng có thể đuợc đánh giá thông qua các chỉ tiêu về cho vay tiêu dùng của ngân hàng :

• Thủ tục vay khi khách hàng đến vay ʌ

• Điều kiện vay tiêu dùng

• Lãi suất cho vay tiêu dùng

• Cơ sở vật chất của ngân hàng > > mức độ hài lòng của khách hàng trong cho vay

• Trình độ năng lực nhân viên

• Khả năng chăm sóc khách hàng 7

Để xác định đuợc sự quan tâm, mức độ thỏa mãn của khách hàng với chất

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 042 (Trang 45 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w