Quy trình cho vaytiêu dùng tại Vietcombank

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 042 (Trang 43 - 45)

Khách hàng cá nhân và hộ gia đình được tiếp cận khoản vay của Vietcombank khi thỏa mãn điều kiện là cá nhân có hộ khẩu thường trú Hà Nội, có đủ năng lực hành vi pháp luật dân sự, có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, có phương án và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ, không có nợ quá hạn tại ngân hàng Ngoại thương và có tài sản thế chấp. Để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn tín dụng tiêu dùng, Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại trụ sở và các phòng Giao dịch nằm rải rác trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể quy trình như sau:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình cho vay tiêu dùng tại Vietcombank

Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng đang đuợc thực hiện qua 6 buớc sau:

Bước 1:Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Khách hàng có nhu cầu đến Ngân hàng đề nghị vay vốn, cán bộ tín dụng tiếp xúc và phỏng vấn khách hàng và tìm hiểu các thông tin cần thiết. Huớng dẫn khách hàng lập Hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định thực tế theo hồ sơ vay vốn nhu: Năng lực pháp lý, khả năng tài chính hay thu nhập thuờng xuyên của khách hàng,số tiền vay, mục đích sử dụng tiền vay, khả năng trả nợ của khách hàng, tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có)... Nếu không cho vay, cán bộ tín dụng phải trả lời cho khách hàng bằng văn bản trong thời gian quy định. Nếu hồ sơ vay vốn đuợc đánh giá là có đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ thì thực hiện buớc tiếp theo.

Bước 3: Quyết định cho vay

Căn cứ vào hồ sơ vay vốn và công tác thẩm định thực tế, cán bộ tín dụng lập Tờ trình thẩm định trong đó phải đánh giá đuợc đầy đủ các nội dung đã thẩm định, nêu rõ ý kiến của mình là có đồng ý cho vay hay không và lý do. Sau đó trình lên các cấp lãnh đạo xem xét và tiến hành phê duyệt. Trong đề xuất cho vay của tờ trình thẩm định nêu rõ mức cho vay, lãi suất, thời hạn, phuơng thức rút vốn vay, phuơng thức trả nợ và tài sản đảm bảo. Sau khi đuợc chấp thuận, cán bộ tín dụng cùng với khách hàng lập hợp đồng cho vay theo mẫu và hoàn thiện hồ sơ thế chấp tài sản (nếu có); trình truởng phòng ký duyệt tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay; trình lãnh đạo (Phó Giám đốc phụ trách Khối ngân hàng bán lẻ) ký duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho vay và hồ sơ thế chấp, cầm cố tài sản liên quan.

Bước 4: Giải ngân

Trong truờng hợp có tài sản đảm bảo thì tài sản đó phải đuợc ký kết qua công chứng theo qui định của Pháp luật. Cán bộ tín dụng có trách nhiệm tập hợp hồ sơ thế chấp cùng khách hàng, thực hiện giám sát việc ký hợp đồng qua công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Hoàn thiện hồ sơ truớc khi giải ngân, nhập ngoại bảng tài sản bảo đảm. Cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn cho phòng Quản lý nợ mở hợp đồng, tài khoản, sau đó phòng Quản lý nợ chuyển hồ sơ vay vốn cho phòng Kế toán - Tài chính (bộ phận kế toán tiền vay) để hạch toán và giải ngân vốn vay. Sau đó

Chỉ tiêu

2013 2014 2015

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ CVTD 37.25

1 %13,76 9 51.73 16,1% 77.827 20,23%

Tổng dư nợ 272.68

5 % 100 6 321.31 100% 384.644 100%

lưu giữ hồ sơ vay.

Bước 5: Kiểm tra sau cho vay và thu nợ

Kiểm tra và giám sát khoản vay sau khi cho vay: cán bộ tín dụng có trách nhiệm kiểm tra,giám sát khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả tiền vay phù hợp với nội dung đã kí trong hợp đồng tín dụng theo quy trình nghiệp vụ cho vay của Vietcombank nhằm đảm bảo hiệu quả và khả năng trả nợ . Đồng thời phối hợp với cán bộ phòng Quản lý nợ đốc thúc khách hàng trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn.

Trong trường hợp có phát sinh nợ quá hạn, cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm tìm hiểu, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn, phân loại nợ quá hạn. Từ đó báo cáo trưởng phòng trình Ban lãnh đạo biện pháp xử lý. Trong trường hợp xét thấy nguyên nhân nợ quá hạn là do khách quan nhưng vẫn có khả năng đảm bảo trả nợ và Ban lãnh đạo đồng ý cho gia hạn nợ, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý nợ để thao tác gia hạn nợ trên hệ thống. Trong trường hợp không có khả năng thanh toán thì đề xuất và trình Ban lãnh đạo biện pháp thu hồi nợ.

Bước 6: Thanh lý nợ

Tất toán tài khoản vay, xuất ngoại bảng và giải chấp tài sản bảo đảm tiền vay. Phòng Quản lý nợ có trách nhiệm lưu hồ sơ vay vốn.

=>Quy trình cho vay tiêu dùng của Vietcombank khá đơn giản nhưng trong các bước đòi hỏi phải có sự an toàn, chính xác cao, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban bao gồm ban lãnh đạo, khối ngân hàng bán lẻ, phòng Quản lý nợ, phòng Kế toán tài chính(bộphận kế toán tiền vay), ...để công tác thẩm định, giải quyết khoản vay cho khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng vừa đáp ứng được nhu cầu khách hàng nhưng cũng vừa phải đảm bảo chất lượng khoản vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại NHTMCP ngoại thương việt nam khoá luận tốt nghiệp 042 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w