II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng và nâng cao chất lượng CVTD tạ
1.4.1. Các chỉ tiêu mở rộng CVTD
1.4.1.1. Chỉ tiêu về doanh số CVTD
Doanh số CVTD là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho vay ra trong kỳ (tính cho ngày, tháng, quý, năm). Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô CVTD của ngân hàng qua các thời kỳ.
Doanh số CVTD năm nay
Tốc độ tăng trưởng doanh số = ( --- -1) x 100% Doanh sô CVTD năm trước
Tốc độ tăng doanh số phản ánh khả năng mở rộng tín dụng, CVTD của ngân hàng. Nếu chỉ số này năm nay lớn hơn năm trước, chứng tỏ hoạt động CVTD năm nay mở rộng và có tốc độ tăng mạnh hơn năm trước. Ngược lại, nếu nó giảm thì hoạt động CVTD của ngân hàng yếu kém hơn năm trước.
1.4.1.2. Chỉ tiêu dư nợ CVTD
- Dư nợ CVTD
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Dư nợ CVTD được hiểu là số tiền mà ngân hàng hiện đang còn cho khách hàng vay nhằm mục đích tiêu dùng tính đến một thời điểm cụ thể. Ngân hàng tính lãi cho vay dựa trên dư nợ cho vay đến thời tính lãi, tức là lợi nhuận của ngân hàng có được từ hoạt động cho vay trong kỳ phụ thuộc vào dư nợ chứ không phải là doanh số cho vay trong kỳ đó. Vì vậy, số dư nợ càng lớn và dư nợ kỳ sau tăng hơn so với kỳ trước là chỉ tiêu đúng nhất phản ánh mức độ mở rộng cho vay càng cao.
Dư nợ CVTD = Dư nợ CVTD kì trước + Doanh số CVTD trong kì - Doanh số thu nợ CVTD trong kì
Dư nợ cho vay của khách hàng tăng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng tăng thu nhập. Thường thì lãi thu được là tích giữa lãi suất cho vay x thời hạn vay x dư nợ cho vay. Vì vậy nếu dư nợ cho vay cao thì lợi nhuận mà ngân hàng thu được cũng tăng cao.
- Tỷ trọng dư nợ CVTD :
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh quy mô các món vay tiêu dùng trong tổng số các món vay được ngân hàng giải ngân. Sự tăng trưởng của chỉ tiêu này cho ta thấy chất lượng của CVTD.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng dư nợ CVTD tăng:
- Thứ nhất, do dư nợ CVTD tăng lên nhiều hơn so với mức tăng của tổng dư nợ cho vay. Điều này thể hiện chính sách mở rộng CVTD.
- Thứ hai, do dư nợ CVTD không tăng thậm chí còn giảm, nhưng mức giảm của tổng dư nợ lại nhiều hơn. Trường hợp này nghĩa là trong tình trạng thu hẹp cho vay chung của ngân hàng thì CVTD vẫn chiếm tỷ trọng cao.
1.4.1.3. Số lượng khách hàng của hoạt động CVTD
Số lượng khách hàng: Là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với Ngân hàng. Trong hoạt động CVTD, số lượng khách hàng thể hiện số các khoản vay tiêu dùng mà Ngân hàng cấp cho khách hàng.
Tốc độ tăng số lượng khách hàng: Là số so sánh giữa lượng tăng tuyệt đối khách hàng giữa năm (t) và năm (t-1) so với số lượng khách hàng năm (t-1)
Tốc độ tăng Số lượng khách hàng năm (t) - Số khách hàng năm (t-1) kìiốicìi himg = Số khách hàng năm (t-1)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng Mức tăng giảm số = Số lương khách hàng _ Số lượng khách lượng khách hàng năm (t) hàng năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết, số lượng khách hàng năm (t) tăng (giảm) so với năm (t-1) là bao nhiêu (cả về số lượng tương đối và số tuyệt đối). Thông qua chỉ tiêu này cho phép Ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại Ngân hàng.
1.4.1.4. Sự đa dạng trong các sản phẩm CVTD
Đa dạng hóa sản phẩm CVTD làm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, phân tán rủi ro, mở rộng quan hệ với khách hàng, thúc đẩy các nghiệp vụ khác cùng phát triển từ đó góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng.
Đa dạng hóa CVTD tại các NHTM được xem xét các khía cạnh:
- Gia tăng số lượng cho vay và số lượng khách hàng vay. Số lượng khoản vay tiêu dùng phải tăng lên cả về số tương đối và tuyệt đối. Đối tượng khách hàng vay phải đa dạng từ công nhân viên chức đến sinh viên và người lao động tự do.
- Gia tăng số lượng sản phẩm CVTD danh mục. Nhu cầu tiêu dùng trong dân cư rất đa dạng, ngân hàng cần phát triển nhiều sản phẩm CVTD từ mua nhà ở, phương tiện đi lại đến nhưng vật dụng gia đình và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống.