Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng CVTD tại NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 068 (Trang 27 - 34)

II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng CVTD tại NHTM

Chỉ tiêu định lượng để đánh giá chất lượng CVTD là các chỉ tiêu phản ánh bằng các con số thống kê định kỳ của ngân hàng về hoạt động CVTD. Qua các con số thống kê, ngân hàng tiến hành phân tích so sánh các chỉ tiêu đó với nhau và so sánh với các chỉ tiêu của ngành bằng các phương pháp phân tích như phương pháp chỉ số, phương pháp duy vật biện chứng ... để thấy được những mặt tốt, những mặt còn hạn chế của hoạt động CVTD. Một số chỉ tiêu định lượng đánh giá chất lượng CVTD được đề cập bài khóa luận này như sau:

1.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của hoạt động CVTD.

Đây là chỉ tiêu đánh giá cả hoạt động mở rộng và chất lượng CVTD mà ngân hàng triển khai.. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của hoạt động CVTD được tính bằng công thức sau:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu CVTD

Doanh thu CVTD nsm t —Doanhthu CVTD-năm t—1 ______

=---Ξ- -:—:—ɪ—---■---x 100%

Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn và/hoặc lãi nợ quá hạn:

Được thực hiện theo thỏa thuận tại HĐTD phù hợp với quy định hiện của pháp luật.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong CVTD tại NHTM được tính toán tại một thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm) theo công thức:

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

LNtt năm t - LNtt năm t-1

Tốc độ tăng trưởng LNtt cuả CVTD= --- x 100% LNtt năm t-1

Khi xem xét, tính toán và phân tích các chỉ tiêu này sẽ giúp chúng ta thấy được tốc độ phát triển của hoạt động CVTD nói chung. Sự phát triển hay suy giảm của các chỉ số này có do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó phải kể đến nguyên nhân xuất phát từ phía chất lượng các khoản CVTD, bởi vì mối quan hệ tương tác giữa việc mở rộng CVTD và nâng cao chất lượng CVTD.

1.4.2.2. Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời hoạt động (ROS) của CVTD.

Khả năng kinh doanh được thể hiện trực tiếp qua lợi nhuận từ các hoạt động mà ngân hàng thực hiện. Khả năng sinh lời hoạt động (ROS) được tính theo công thức:

Lợi nhuận trước thuế

Khả năng sinh lời hoạt động (ROS) = TΛ^1^ <1 .i ɪ x100% Doanh thu thuân

Khi phân tích khả năng sinh lời hoạt động ROS của hoạt động CVTD nói riêng và các hoạt động cho vay khác nói chung cho thấy trong 100 đồng doanh thu ngân hàng sẽ có được bao nhiêu đồng lợi nhuận. So sánh chỉ số ROS của các hoạt động khác nhau sẽ giúp chúng ta biết được hoạt động nào có tỷ lệ sinh lời hấp dẫn nhất, từ đó giúp ngân hàng lựa chọn, chú trọng đầu tư và phát triển các hoạt động đem lại hiệu quả kinh doanh tốt cho ngân hàng.

Vì vậy, nếu ROS của hoạt động CVTD càng cao chứng tỏ ngân hàng đó thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực CVTD càng hiệu quả, từ đó chứng minh được chất lượng CVTD của ngân hàng là cao.

1.4.2.3. Chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động CVTD

a. Tỷ lệ nợ quá hạn

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và thông tư 02/2013/TT-NHNN đều quy định như sau: “ Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và (hoặc) lãi đã quá hạn”. Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ quá hạn cao thì sẽ có rủi ro cao do các khoản nợ quá hạn nếu không thu hồi được sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh, khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng.

Thời điểm chuyển sang nợ quá hạn: Tính từ ngày tiếp theo ngay sau ngày đến kỳ hạn trả nợ ghi trên Khế ước cho vay/Hợp đồng tín dụng.

Nợ quá hạn trong CVTD Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%

thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;

Tuy nhiên, thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/3/2013, quy định tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã có những bổ sung cho Quyết định 493, Thông tư 18, Thông tư 02 đang áp dụng và dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/6/2013. Việc phân loại nợ theo thông tư 02 như sau:

- Nhóm1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) và Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) không có thay đổi gì so với quyết định 483 và sửa đổi theo thông tư 18.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bổ xung thêm Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Tỷ lệ nợ quá hạn chủ yếu phản ánh chất lượng của các khoản vay của ngân hàng. Đối với ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì chất lượng các khoản vay càng thấp, nguy cơ tiềm ẩn đối với ngân hàng là càng lớn. Dù vậy, chỉ tiêu nợ quá hạn là chỉ tiêu mang tính thời điểm, không mang tính thời kỳ nên phản ánh chưa chính xác và đầy đủ độ an toàn của các khoản vay.

b. Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD

Theo quy định của NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5.

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ xung một số điều của quyêt định 493, quy định về việc phân loại nợ tại các TCTD như sau:

- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 như trên;Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo HĐTD. - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.

Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

Nợ có giá trị vượt quá các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài;

Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bổ xung thêm Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bổ sung thêm: Khoản nợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được; Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.

Ngoài ra, khoản 2, 3 điều 10 thông tư này cũng chỉ ra các trường hợp khác phân loại và 5 nhóm nợ như trên.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thông tư 02 có cách phân loại nợ khắt khe hơn so với quyết định 493, các khoản nợ được phân loại rõ ràng, chặt chẽ hơn. Việc áp dụng thông tư 02 sẽ giúp lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và hội nhập hơn với thế giới.

Tỷ lệ nợ xấu CVTD được tính theo công thức:

Nợ xấu CVTD

Tỷ lệ nợ xấu = —;--- x100% Tổng nợ CVTD

Việc phân loại các nhóm nợ định kỳ theo quy định của ngân hàng nhà nước nhằm mục đích để NHNN theo dõi hoạt động cho vay của các NHTM. Việc theo dõi thường xuyên dư nợ của các nhóm nợ giúp ngân hàng biết được tình hình thực tế của mình qua đó đưa ra các phương án kinh doanh kịp thời, tránh tình trạng ở thế bị động. Khi ngân hàng đi vào hoạt động quá công suất mà khả năng thu hồi vốn thấp sẽ là nguyên nhân gây phá sản ngân hàng.

Dư nợ quá hạn tăng, thế hiện trình độ yếu kém trong công tác thẩm định khách hàng và theo dõi khoản vay. Phần trăm dư nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

Vấn đề nợ xấu trong ngân hàng là một hiện tượng tất yếu. Tuy nhiên, vấn đề cần xử lý ở đây là nợ xấu (các nhóm nợ 3, 4, 5) không nên duy trì ở mức dư nợ quá cao, vì dư nợ ở các nhóm này nếu duy trì quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, giảm khả năng thu hồi vốn. Tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức dưới 3% là hợp lý.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Nợ xấu là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các NHTM. Thay vì giải quyết nợ xấu, các NHTM nên có các biện pháp hạn chế nợ xấu bằng các chính sách đầu tư, chính sách khách hàng, quy chế cho vay, kiểm soát chặt chẽ các khoản vay và các biện pháp xử lý nợ quá hạn.

1.4.2.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng cụ thể là loại dự phòng được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang thực hiện như đã nêu ở trên. Vậy chỉ tiêu phản ánh khả năng bù đắp và trích lập rủi ro chính là dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

Cả thông tư 18 sửa đổi quyết định 493 và thông tư 02 sẽ có hiệu lực từ 1/6/2013 đều đưa ra cách tính dự phòng chung, dự phòng cụ thể cơ bản giống nhau.

Dự phòng chung = 0.75% * Tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1-4 Công Thức Tính Dự Phòng Cụ Thể R

R = max {0, (A-C)} x r

Trong đó, R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị khoản nợ

C: giá trị tài sản bảo đảm (nhân với tỷ lệ phần trăm do quy định đối với từng loại tài sản bảo đảm)

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Trên đây là một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động cho vay cũng như cho vay tiêu dùng của một ngân hàng bất kỳ. Sang phần sau khi đi phân tích cụ thể vào ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông chi nhánh Thăng Long ta sẽ thấy rõ những chỉ tiêu này hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 068 (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w