Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng CVTD:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 068 (Trang 84 - 88)

II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng CVTD:

Chất lượng hoạt động CVTD thể hiện ở nhiều chỉ tiêu như tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROS, tỷ lệ nợ xấu nợ quá hạn. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CVTD.

3.2.2.1. Tăng cường công tác thẩm định CVTD.

Đây là công đoạn đặc biệt quan trọng, quyết định tới chất lượng tín dụng, qua đó quyết định tới hiệu quả hoạt động cho vay. Nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ, thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, trong cho vay nói chung và CVTD nói riêng, tăng cường chất lượng công tác thẩm định là việc đầu tiên và quan trọng nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay. Trong công tác thẩm định, cần nhất thiết thực hiện một số công việc như sau:

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, các loại giấy uỷ quyền. theo đúng những qui định hiện hành về CVTD cảu nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam.

- Nội dung kinh tế của hồ sơ vay vốn, khả năng tài trợ của ngân hàng.

- Mức độ khả thi của bộ hồ sơ xin vay về các mặt tài sản đảm bảo, phương án trả nợ, tình trạng thu nhập.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

- Tuân thủ chặt chẽ hệ thống chấm điểm và phân tích tín dụng cá nhân của NHNN&PTNT Việt Nam.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay, bắt đầu từ khâu nhận hồ sơ cho tới khâu thu nợ lãi và gốc. Điều này không được mâu thuẫn với mục tiêu đẩy nhanh quá trình thẩm định. Để thực hiện được giải pháp này, cần kết hợp với các biện pháp khác trong mối quan hệ hữu cơ với nhau.

3.2.2.2. Xây dựng cơ chế tín dụng phù hợp.

Một cơ chế tín dụng phù hợp không những là điều kiện cần thiết để ngân hàng thu hút khách hàng, còn là biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CVTD, bằng cách tiết kiệm chi phí hoạt động, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng cần thực hiện những biện pháp sau:

- Về thủ tục vay vốn: Thực hiện hình thức giao dịch một cửa. Đây là hình thức giao dịch tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình vay vốn, tránh tình trạng chạy xô các cửa, tiếp xúc với nhiều cán bộ mà không biết được những việc cụ thể như thế nào. Đơn giản các thủ tục không phải là làm việc cho xong mà vẫn luôn phải đảm bảo yêu cầu chính xác, hợp lý và an toàn. Ngân hàng cũng nên có những mẫu in sẵn dễ hiểu với những giấy tờ cần thiết khi vay vốn và với những mục đích khác nhau, đồng thời có những mẫu cụ thể và cách viết các giấy tờ đó như thế nào, để khách hàng đọc sẽ hiểu, đỡ mất thời gian cho cán bộ tín dụng vừa giúp khách hàng có tâm lý thoải mái khi vay vốn ngân hàng.

- Về thời hạn cho vay: Ngân hàng nên đa dạng hoá các thời hạn cho vay cả trong ngắn hạn và dài hạn. Đối tượng khách hàng CVTD ở Ngân hàng là các cá nhân, hộ gia đình với tình hình thu nhập và vốn tự có không giống nhau. Do vậy, ngân hàng cần xét kỹ khả năng thu nhập, chi tiêu của từng gia đình để đưa ra những thời hạn cho vay linh hoạt, phù hợp với nhu cầu, khả năng trả nợ của người vay, và đảm bảo được thu nợ gốc và lãi đúng thời hạn, chủ động tìm kiếm các dự án cho vay khả thi thông qua việc khai thác thăm dò thị trường và khách hàng.

- Về lãi suất cho vay: Lãi suất cần thực hiện linh hoạt đối với từng đối tượng cho vay và khoản vay. Có thể chia theo khu vực, đối tượng. Lãi suất cho vay của Ngân hàng cần linh hoạt, đặc biệt là lãi suất cho vay những khoản cho vay trung và dài hạn. Như vậy sẽ hạn chế được rủi ro về lãi suất cho cả Ngân hàng và khách hàng.

3.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro

- Đối với các khoản CVTD, nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng là từ tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp khác. Thông thường đến kỳ trả nợ, khách hàng

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

thường mang tiền đến ngân hàng để trả. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, khách hàng dây dưa, cố tình chậm trả nợ sẽ gây thiệt hại cho NH. Ngân hàng có thể đôn đốc khách hàng trả nợ nhưng đây chưa phải là giải pháp tối ưu. Thay vì hình thức trên, NH có thể yêu cầu KH mở tài khoản tại ngân hàng đồng thời thực hiện việc chi trả lương, các khoản thu nhâp khác qua tài khoản để NH có thể chủ động trong việc thu nợ.

- Theo thường xuyên tình hình sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay của ngân hàng, tiến độ thưc hiện phương án vay vốn, kế hoạch trả nợ. Từ đó giúp ngân hàng đánh giá được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng cam kết không, có sử dụng vào các mục đích trái pháp luật gây tổn hải đến uy tín ngân hàng.

- Nâng cao khả năng đo lưởng rủi ro. Mức độ rủi ro của mỗi khách hàng phản ánh khả năng mất vốn của ngân hàng. Mức độ rủi ro của khách hàng càng cao, ngân hàng càng có nguy cơ mất vốn. đo lường rủi ro chinh xác sẽ giúp ngân hàng ra quyết định chính xác khách hàn nào có đủ tiêu chuẩn đươc vay và số lượng tiền vay cũng như phương thức đảm bảo thích hợp.

- Tham gia bảo hiểm tín dụng. bảo hiểm tín dụng sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được tổn thất khi mất vốn cũng như áp lực mất vốn

- Nâng cao chất lượng công tác giám sát và phân loại nơ: phân loại nợ phải được sắp xếp theo các nhóm nợ tương ứng với mức độ rủi ro của từng khách hàng trên cơ sở phân tích, đánh giá về khách hàng. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn hiệu quả các tốn thất có thể xảy ra. Chủ động giải quyết các khoản nợ có vấn đề. Không được che giấu các khoản nợ có vấn đề hay đến khi khoản nợ có khả năng mất vốn mới giải quyết vì như vậy sẽ làm tăng nguy cơ khách hàn không trả được nợ khiến ngân hàng gặp nhiều tổn thất hơn.

- Khi khách hàng không trả được nợ hay có dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng, ngân hàng có quyến xử lý tài sản đảm bảo để giảm thiểu các thiệt hại, đảm bảo thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên việc xử lý TSĐB làm một công việc phức tạp do đó cần phải cso chính sách xử lý phù hợp, đúng quy định của pháp luật. Để đơn giản hóa và đảm bảo quyền lợi của ngân hàng, chi nhánh nên đưa các cách xử lý TSĐB vào hợp đồng tín dụng một cách rõ ràng, minh bạch.

3.2.3.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên.

Con người là nguồn nhân lực quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào. Sự thành công của mọi doanh nghiệp luôn phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và hiệu suất làm việc của người lao động. GP-bank cần xây dựng một kế hoạch tuyển dụng hợp lý nhằm thu hút được các cá nhân có trình độ, năng lực vào làm việc cho

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

ngân hàng. Mở rộng hoạt động CVTD chỉ có thể thực hiện được khi mà GP-bank có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, năng động đặc biệt là cán bộ tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là một trong những mục tiêu chủ chốt mà GP-bank phải chú trọng phát triển trong thời gian tới. không chỉ là kiến thức, kỹ năng chuyên môn để xử lý nghiệp vụ trong công việc của mình mà còn phải có khả năng phân tích và dự đoán các vấn đề kinh tế liên quan.

Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Giải pháp nâng cao trình đọ chuyên môn nghiệp vụ: để mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng nói chung và CVTD nỏi riêng, trước hết ngân hàng cần phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý và đồng bộ; xây dựng tập thể cán bộ đoàn kết, sáng tạo, có tinh thần trách nhiêm cao. Bên cạnh đó, thường xuyên có kế hoạch tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, cơ chế chính sách, pháp luật, thẩm định dự án phân tích hoạt động kinh tế, tin học, ngoại ngữ,... giúp người cán bộ có đủ năng lực và trình độ làm việc.

- Giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp: bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, ngân hàng cũng cần hết sức chú trọng tới việc bổi dưỡng đạo đức, phẩm chất quan trọng nhất. cần nêu cao tinh thần trách nhiêm của cán bộ tín dụng. Việc đó được đội ngũ cán bộ tín dụng vừa cso năng lực, vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt, cùng đồng sức vì sự phát triển của ngân hàng là điều kiện đầu tiên mang lại thành công cho ngân hàng.

Giải pháp tạo động lực làm việc cho nhân viên ngân hàng

- Ngân hàng nên tạo trách nhiệm làm việc cho nhân viên ngân hàng bằng cách giao chỉ tiêu công việc hàng tháng, hàng quý; có chế độ thưởng, phạt hợp lý để khuyến khích họ không chỉ hoàn thành chỉ tiêu mà còn phấn đầu vượt chỉ tiêu.

- Ngân hàng cần thường xuyên tiến hành các cuộc thăm dò nội bộ về mức độ hài lòng của nhân viên, về chính sách ưu đãi cũng như tinh thần thái độ làm việc, về chế độ lương, thưởng, điều kiện làm việc, mục đích của họ trong tương lai. Từ đó ngân hàng có những điều chính phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của nhan viên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nhân viện và ngân hàng.

Ngoài ra ngân hàng cũng nên tổ chức các cuộc giao lưu văn nghệ, thể thao hay các cuộc thi nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng nhằm tạo cơ hội cho các nhân viên trao đổi kinh nghiêm và hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời thông qua đó phối hợp với các bộ phận trong ngân hàng, xây dựng tình đoàn kết vì mục tiêu chung của ngân hàng

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

3.2.3.5. Nâng cao công tác thu thập thông tin, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng.

Thông tin mà ngân hàng tiếp nhận có thể là nguồn thông tin nội bộ nhưng cũng có thể là nguồn thông tin bên ngoài. Dù là nguồn thông tin nào thì ngân hàng vẫn phải tiếp nhận và xử lý cẩn trọng.

Đối với nguồn thông tin nội bộ: NH phải xây dựng một hệ thống thông tin chặt chẽ, chính xác và kịp thời. Chi nhánh cũng nên thường xuyên trao đổi thông tin với các chi nhánh khác. Đối với những thông tin tín dụng quan trọng, cần phải tập hợp kịp thời tại một đầu mối, đó là phòng quản lý tín dụng để nhanh chóng đưa ra hướng giải quyết khi có sự cố xảy ra.

Đối với nguồn thông tin bên ngoài: chi nhánh có thể thu nhập các thông tin ảnh hưởng đến hoạt động CVTD của ngân hàng. Ngoài ra, chi nhánh cũng cần thu nhập thông tin từ chính khách hàng của mình bởi vì đây là những người tiếp xúc trực tiếp với các sản phẩm, dịch vụ CVTD mà chi nhánh đang triển khai. Những ý kiến của khách hàng là căn cứ quý giá để NH điều chỉnh các sản phẩm nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu khách hàng, chất lượng sản phẩm của NH sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn.

3.3. Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 068 (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w