Thực trạng hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 068 (Trang 58)

II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

2.2.4. Thực trạng hoạt động CVTD tại NHNo&PTNT Thăng Long giai đoạn

giai đoạn 2010-2012.

2.2.5. Doanh số và tốc độ tăng doanh số CVTD

Bảng 2.9: Doanh số CVTD và tốc độ tăng doanh số CVTD giai đoạn 2010-2012 Đơn vị:Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh So sánh +/- +/- % % Tổng dư nợ 2844 ,5 ,52487 ,82254 -357 12,55%- -232,7 -9,35% Dư nợ CVTD 160, 05 155, 51 150, 25 -4,54 -2,84% -5,26 -3,38% Tỷ trọng (%) 5,63 % 6,25 % 6,66%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010-2012

Biểu đồ 2.2: Doanh số CVTD và tổng doanh số CVTD giai đoạn 2010-2012

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

cho vay là 13,28%. Nguyên nhân có thể kể tới là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN năm 2011, trong đó CVTD cũng là một trong các lĩnh vực tín dụng bị hạn chế theo định hướng của NHNN. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng, chỉ số lạm phát tăng cao quá mức cũng là những nguyên nhân khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân không còn được như những năm trước.

Năm 2012, doanh số CVTD giảm 7,15 tỷ tương ứng với tốc độ giảm 3,14% so với năm 2011, nhưng trong xu hướng giảm của tổng doanh số cho vay thì vai trò của CVTD được nâng cao khi tỷ trọng của nó tăng lên tới 8,14%. Mặc dù từ tháng 4/2012, NHNN đã có công văn 2056/NHNN-CSTT nhằm mở hết mức tín dụng tiêu dùng khi loại trừ hầu hết các trường hợp của CVTD ra khỏi các lĩnh vực cho vay không khuyến khích, tuy nhiên do sức cầu tiêu dùng của thị trường còn yếu, nền kinh tế chưa thể phục hồi, tâm lý của người dân còn hạn chế chi tiêu, những điều này dẫn đến doanh số CVTD của chi nhánh vẫn giảm so với năm 2011.

Nhìn chung, quy mô CVTD của chi nhánh có phần giảm sút giai đoạn 2010- 2012, tuy nhiên trong khó khăn chung của toàn hệ thông cũng như chi nhánh Thăng Long, CVTD đang dần thể hiện vị trí của mình khi mà tỷ trọng liên tục gia tăng. Mặc dù vậy, con số này vẫn khá khiêm tốn, chưa phản ánh được hết tiềm năng của thị trường CVTD.

2.2.4.1. Dư nợ và cơ cấu dư nợ CVTD

a. Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay

Bảng 2.10: Tổng dư nợ CVTD chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2010-2012

2844,5 3000 li 2487,5 ______ 2500 ■ n 225H 2000 1500 M M M " nợ CVTD 1000 Il ■ M___ “Tổng dư nợ 0 ---1---1---1

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010-2012

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ trọngTỷ Dư nợ trọngTỷ Tổng dư nợ CVTD 160, 05 100 % 155,51 100% 150,25 100% Cho vay mua, sửa chữa nhà 89,

07 55,65% 3477, 49,73% 08 75, 49,97% Mua sắm vật dụng sinh họat 28,

57 17,85% 4426, 17,00% 92 28, 19,25% Mua phương tiện đi lại 10,

31 %6,44 4513, 8,65% 9,77 6,50%

Các nhu cầu khác 32,

11 20,06% 2938, 24,62% 48 36, 24,28%

Năm 2010 chịu ảnh hưởng rõ rệt từ CSTT nới lỏng năm 2009, quy mô tín dụng tiêu dùng chưa bị kiểm soát chặt chẽ, khách hàng khá lạc quan về mức thu nhập khiến mức dư nợ CVTD của chi nhánh khá cao, đạt 160,05 tỷ chiếm 5,63%.

Đến năm 2011, các biến động xấu của chỉ số kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ vọng thu nhập và khuynh hướng tiêu dùng của khách hàng. Điều này thể hiện ở sự sụt giảm ở thị trường bất động sản, cũng như mảng CVTD của chi nhánh. Ngoài ra, các chỉ thị của NHNN về việc điều chỉnh tăng trưởng phi sản xuất liên tục được ban hành năn 2011 được chi nhánh áp dụng khiến cho dư nợ CVTD năm 2011 chỉ đạt 155,51 tỷ, giảm 454 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm 2,84% so với năm 2010. Tuy nhiên, do tốc độ giảm của tổng dư nợ lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của CVTD nên tỷ trọng của CVTD vẫn tăng, điều này thể hiện rằng các sản phẩm CVTD của chi nhánh vẫn khá hấp dẫn với khách hàng.

Năm 2012 là một năm của siết tín dụng, hạn chế đầu tư công, hạ nhiệt thị trường bất động sản, và khá thành công trong việc kiềm chế lạm phát ở mức 6,81%, tuy nhiên nền kinh tế chỉ đạt tăng trưởng ở mức 5,03%, tốc độ tăng trưởng tín dụng 8,91%. Thị trường bất động sản đóng băng, thị trường ôtô “thê thảm” khiến mảng CVTD chủ yếu của chi nhánh là cho vay mua nhà ở đất ở, cho vay mua phương tiện đi

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

b. Cơ cu dư nCVTD phân theo mc đích vay

Bảng2.11:Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo mục đích vay từ 2010-2012

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010-2012

Biểu đồ 2.4:Cơ cấu dư nợ CVTDphân theo mục đích vay giai đoạn 2010-2012

Qua bảng số liệu có thể thấy, cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư và mua sắm vật dụng sinh hoạt là hai sản phẩm đóng vai trò quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn các sản phẩm CVTD khác. Nguyên nhân chủ yếu do hai sản phẩm này của chi nhánh có nhiều ưu điểm vượt trội so với các ngân hàng khác, thuận lợi cho khách hàng hơn nên được khách hàng tin dùng. Cụ thể như, sản phẩm cho vay mua và sửa chữa nhà luôn có dư nợ cho vay lớn nhất, một phần là do các khoản vay BĐS này có giá trị lớn hơn hẳn các sản phẩm khác, ngoài ra sản phẩm này có thời hạn cho vay dài ( lên tới 15 năm, trong khi nhiều ngân hàng khác chỉ là 10 năm) và mức cho vay tối đa lên tới 85% lớn hơn mức 80% mà nhiều ngân hàng khác áp dụng. Khác với sản phẩm cho vay mua và sửa chữa nhà, các khoản vay mua vật dụng gia đình có giá trị nhỏ, nhưng số lượng khách hàng lại rất lớn. Quy định cho vay đối với sản phẩm này dễ dàng và nhanh chóng, chi nhánh có thể cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đại lý, siêu thị...

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả ba năm. Giai đoạn 2010-2012 là giai đoạn sóng gió lao đao của thị trường BĐS. Nguồn cung liên tục tăng, giá cả ở tất cả các phân khúc đều có xu hướng giảm, tạo nhiều áp lực cho chủ đầu tư. Nghị quyết 11 đầu năm 2011 của chính phủ quy định về việc các lĩnh vực phi sản xuất (bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng) sẽ bị kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng khiến cho thị trường BĐS càng khó khăn, dẫn đến dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà của chi nhánh chỉ đạt 77,34 tỷ giảm mạnh 11,73 tỷ tương đương với 7,33% so với năm 2010, tỷ trọng của sản phẩm này cũng vì thế mà giảm xuống còn 49,97%. Từ 11/2011, Chính phủ đã có những chỉ thị về việc nới lỏng thị trường BĐS tuy nhiên năm 2012 thị trường này vẫn không có nhiều khởi sắc, người mua vẫn còn tâm lý chờ đợi giá giảm hơn nữa. Dư nợ cho vay BĐS của chi nhánh giảm 2,26 tỷ tương ứng với 1,45%.

Cho vay mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình là sản phẩm CVTD chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng dư nợ CVTD. Giai đoạn 2010-2012, các sản phẩm về BĐS của chi nhánh giảm mạnh thì sản phẩm cho vay mua sắm hàng hóa tiêu dùng của chi nhánh khá ổn định, và có xu hướng tăng từ năm 2012. Cụ thể, năm 2011, dư nợ của sản phẩm CVTD này giảm nhẹ 2,13 tỷ tương ứng vơi 1,33%, tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm xuống còn 17%. Tuy nhiên sang năm 2012, đã có sự tăng trưởng trở lại, dư nợ tăng 2.49 tỷ tương ứng với 1,60%. Sự ổn định và phát triển của sản phẩm cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình cho thấy tác dụng của mối liên kết giữa chi nhánh với các công ty bán lẻ và các thủ tục khá đơn giản được đưa ra với sản phẩm này.

Sản phẩm cho vay mua phương tiện đi lại, và các sản phẩm CVTD khác như cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài, cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản, cho vay phục vụ du lịch, chữa bệnh, hỗ trợ du học, cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá có tỷ trọng nhỏ và chưa được chi nhánh tập trung khai thác chuyên sâu.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

c. Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo kỳ hạn.

Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo kỳ hạn từ 2010-2011

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

nợ Tỷ trọng nợDư Tỷ trọng Dưnợ trọngTỷ Dư nợ CVTD________ 160, 05 % 100 155,51 100% 25 150, 100% Dư nợ CVTD trực tiếp 125, 62 78,49 % 119,98 77,15 % 112, 02 74,56% Dư nợ CVTD gián tiếp 34,43 %21,51 35,53 %22,85 38,23 25,44%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010-2012

Giai đoạn 2010-2012, có sự sụt giảm nhẹ trọng dư nợ CVTD trung và dài hạn từ 128,46 tỷ năm 2010 xuống 122,42 tỷ năm 2011 và 116,48 tỷ năm 2012. Ngược lại, dư nợ CVTD ngắn hạn có xu hướng tăng trong giai đoạn này, từ 31,59 tỷ năm 2010 lên 33,77 tỷ năm 2012.

Cơ cấu kỳ hạn này cho thấy chi nhánh Thăng Long có khuynh hướng chấp nhận cho vay trung và dài hạn nhiều hơn, mặc dù có sự giảm nhẹ trong giai đoạn 2010-2012. Điều này là do nhu cầu khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu với mục đích mua, sửa chữa nhà cửa. Giá trị các khoản vay tương đối lớn khi so sánh với thu nhập của khách hàng, nên việc hoàn trả không thể thực hiện trong thời gian ngắn. Dư nợ cho vay đối với BĐS trong giai đoạn 2010-2012 có xu hướng giảm dẫn đến sự giảm trong tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn của CVTD, tuy nhiên tỷ trọng vẫn rất lớn. Việc lựa chọn kỳ hạn trung, dài hạn cho lợi suất cao hơn nhưng thường đồng nghĩa với rủi ro cao hơn dành cho phía ngân hàng. Do đó việc thẩm định và giám sát khoản vay đóng vai trò rất quan trọng và rất được chú ý ở chi nhánh.

d. Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo nguồn gốc các khoản nợ

Trước đây, khi mối liên kết giữa ngân hàng và các công ty bán lẻ chưa thực sự phát triển, ngân hàng chủ yếu CVTD dưới hình thức cho vay trực tiếp. Tuy nhiên khi nền kinh tế rơi vào khó khăn thì việc liên kết giữa ngân hàng và các công ty bán lẻ sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên.

CVTD gián tiếp tại chi nhánh Thăng Long chủ yếu áp dụng với các khoản vay có giá trị không quá lớn như Cho vay mua vật dụng sinh hoạt trong gia đình, cho vay mua phương tiện đi lại trong đó chủ yếu là mua xe máy. Đối với cho vay mua oto, chi nhánh đã thiết lập mối quan hệ đối tác với một số đơn vị bán xe như Ford Thăng Long, Vidamco, ISUZU, Mitshubishi, Toyota, Mercedes Benz. Tuy nhiên chi nhánh thường

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

cho khách hàng vay trực tiếp để mua ô tô trả góp chứ không thông qua doanh nghiệp bán xe ô tô. KH vay trực tiếp ngân hàng để mua xe thì chi phí sẽ ít hơn nếu như KH vay qua doanh nghiệp dưới hình thức trả góp, bởi lãi suất của doanh nghiệp tính cho KH sẽ cao hơn lãi suất ngân hàng bởi họ còn phải bù đắp tất cả các chi phí, trong đó có cả chi phí lãi vay ngân hàng. Chi nhánh còn hợp tác với các doanh nghiệp bán xe ô tô sẽ nhận được khoản phí hỗ trợ bán hàng nếu như có khách hàng vay được tiền của chi nhánh và mua xe của hãng.

Bảng 2.13: Cơ cấu dư nợ CVTD phân theo nguồn gốc các khoản nợ.

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

nợ trọngTỷ nợDư trọngTỷ nợDư trọngTỷ Tổng KH cho vay______ 1.3 45 % 100 1.269 100% 1.255 100% KH CVTD___________ 9 65 %71,75 907 71,47% 880 70,11%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động các năm 2010-2012

Biểu đồ 2.5: Dư nợ CVTDphân theo nguồn gốc của khoản nợ.

140 120 100 80 60 40 20

0 ILl ■Dư nợ CVTD trực tiếp

■Dư nợ CVTD gián tiếp

2010 2011 2012

Qua biểu đồ có thể thấy, trong giai đoạn 2010-2012, dư nợ CVTD trực tiếp có xu hướng giảm, trong khi dư nợ CVTD gián tiếp có xu hướng tăng dần.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Bước sang năm 2012, NHNN đã có quyết định mở van tín dụng với hầu hết các lĩnh vực của CVTD. Tuy nhiên, với tình hình thực tế chưa thể hồi phục ngay của thị trường BĐS, và thị trường oto, chi nhánh Thăng Long tiếp tục phát triển mạnh CVTD gián tiếp. Sự hợp tác giữa chi nhánh Thăng Long và Honda Việt Nam trong việc mua xe gắn máy tiếp tục được duy trì và phát triển, khách hàng có thể được Agribank cho vay tới 80% giá bán của chiếc xe, lãi suất cho vay theo thoả thuận sẽ thực hiện theo quy định nhưng không cao hơn lãi suất sàn , thời hạn cho vay cơ bản lên tới 36 tháng. Chi nhánh còn hợp tác với các đại lý Yamaha, Suzuki, SYM, Piaggio... để mở rộng mạng lưới khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Ngoài ra hệ thống siêu thị, đại lý như Nguyễn Kim, BigC, Fivimart. cũng được ngân hàng Agribank ký hợp đồng hợp tác toàn diện. Kết quả, dư nợ CVTD gián tiếp tăng 2,7 tỷ tương ứng với tốc độ tăng 7,6% so với năm 2011.

Có thể thấy, phát triển CVTD gián tiếp là bước đi kịp thời, hiệu quả mà NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long đã thực hiện để vượt qua giai đoạn khó khăn 2010-2012. Tuy nhiên, CVTD gián tiếp cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên chi nhánh cần giám sát các khoản vay thường xuyên, giảm thiểu rủi ro cho mình.

Những số liệu trên về dư nợ và cơ cấu dư nợ đã khẳng định CVTD ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh tại chi nhánh Thăng Long, đồng thời cũng thể hiện sự nỗ lực phát triển CVTD của NH, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của NH với thị trường và khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực CVTD. Trong thời gian tới NH cần có những chiến lược để phát triển hơn nữa thị trường đầy tiềm năng này.

2.2.4.2. Số lượng khách hàng CVTD

Bảng 2.14: Số lượng khách hàng CVTD giai đoạn 2010-2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh So sánh +/- +/- % % Doanh thu CVTD 46,27 59,90 38,25 13,63 29,45% -21,65 -36,15% Chi phí CVTD 38,69 49,69 31,92 11,00 28,42 % -17,76 -35,75% LNtt CVTD 7, 58 10,21 6,32 2,63 34,75% -3,89 -38,10%

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Biểu đồ 2.6: Số lượng khách hàng CVTD và tổng khách hàng cho vay

Từ bảng số liệu trên ta thấy, tuy tỷ trọng số lượng KH CVTD trên tổng KH theo ngành kinh tế rất cao (trung bình 71%) nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2011 số lượng khách hàng giảm 6,01% so với năm 2010, năm 2012 số lượng khách hàng tiếp tục giảm 2,97% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng của người dân giai đoạn 2010-2012 còn yếu do những ảnh hưởng chung từ nền kinh tế vĩ mô. Chi nhánh vẫn cần xem xét đưa ra các chiến lược

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 068 (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w