Phân tích hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long từ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 068 (Trang 43 - 53)

II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

2.1.2. Phân tích hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thăng Long từ

Trước khi tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Long, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách khái quát nhất tình hình kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2010-2012 để có những căn cứ nhằm lý giải chính xác cũng như chỉ ra được những mặt làm được và hạn chế của Chi nhánh trong giai đoạn này.

Năm 2010, kinh tế Việt Nam vẫn phải hững chịu những hệ lụy tiêu cực từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tuy nhiên Chính Phủ đã có những sự điều hành hết sức hợp lý qua đó nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt mức 6,78%, tổng kim ngạch suất khẩu tăng 25,5%, mức đầu tư toàn xã hội tăng 12,9% (đạt 41% GDP). Về mặt điều hành CSTT của NHNN, lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn được giữ ổn định ở mức 8% trong 10 tháng đầu năm và được điều chỉnh tăng thêm 1% trong 2 tháng cuối năm bên cạnh sự chỉ đạo chặt chẽ trong mức trần huy động và ấn định ở mức 14%, bên cạnh đó kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng, ngăn chặn các biến động lớn của thị trường đồng thời đóng cửa sàn giao dịch vàng, tiếp tục ổn định thị trường ngoại hối bằng cách kết hối ngoại tệ đối với 7 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, bên cạnh đó quy định mức trần lãi suất huy động ngoại tệ là 1%/năm, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các ngành kinh tế quan trọng trong đó đặc biệt chú trọng đến lĩnh vực nông nghiệp.

Năm 2011, kinh tế thế giới tiếp tục phải nhận thêm tin xấu khi khủng hoảng nợ công Hy Lạp bùng nổ cuối năm 2010 và bắt đầu gây ra những hệ lụy rất xấu trên toàn thế giới, tại Việt Nam, hiệu quả từ gói kích cầu năm 2008 dường như đã phát huy hết tác dụng, kinh tế Việt Nam ghi nhận một năm ảm đạm khi tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm xuống mức 5,89% . Vốn đầu tư toàn xã hội nếu bỏ qua ảnh hưởng của tăng giá thì chỉ đạt 90,6% so với năm 2010. Chỉ số lạm phát trung bình đạt mức 18,13%.

Nội dung 2010 trọngTỷ 2011 trọngTỷ 2012 trọngTỷ Tổng nguồn vốn huy động 6722

,3 100% 3984 100% ,54.141 100%

1.Cơ cấu theo loại tiền______ 2010 2011 2012

a.Tiền gửi nội tệ___________ 49

82 %74,11 3081 %77,33 ,03.345 80,77% b.Tiền gửi ngoại tệ quy đổi 1704

,3 %25,89 903 %22,67 6,579 19,23% 2. Cơ cấu theo nguồn gốc

tiền 2010 2011 2012

a.Tiền gửi từ dân cư________ 2539 37,78 1986 49,86 2.324 56,14

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

cho phép một số công ty được nhập khẩu vàng và cấm kinh doanh vàng miếng trên thị trường. Trên thị trường ngoại hối, NHNN hạn chế cho vay ngoại tệ đối với việc nhập khẩu các hàng hóa không cần thiết ( bao gồm tất cả các hàng hóa tiêu dùng).

Năm 2012, trong bối cảnh cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng GDP thấp là điều đã được dự liệu từ trước. Kết quả, tăng trưởng GDP đạt 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999, lạm phát được kiềm chế ở mức 6,8%. Năm 2012, lần đầu tiên, những con số tồn kho và nợ xấu bất động sản được thống kê một cách khá đầy đủ và chi tiết. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng gặp nhiều khó khăn, thể hiện ở việc thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Về hoạt động của các NHTM 8,91% là tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ước tính cả năm 2012, chỉ bằng hơn nửa so với chỉ tiêu đưa ra đầu năm là từ 15 - 17%, Trong khi đó, tổng phương tiện thanh toán cả năm lại tăng mạnh khoảng 20%, chỉ tiêu đầu năm là khoảng 14-16%. Lãi suất huy động giảm từ 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5-9%/năm so với cuối năm 2011 và đã trở về với mức lãi suất cuối năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng cao, tồn tại sự không thống nhất giữa số liệu của NHNN và các NHTM.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Rõ ràng hệ lụy xấu từ các cuộc khủng hoảng bên ngoài cùng sự bất ổn nội tại của nền kinh tế đã tác động rất lớn đến hệ thống NHTM Việt Nam trong đó NHNo&PTNT là một thành viên chủ chốt. Trong thời điểm hiện tại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế không cao thêm vào đó là sự đình đốn trong sản xuất kinh doanh thì dòng vốn chảy vào các NHTM đang bị thu hẹp dần. Đây là một thách thức lớn cho các NH bởi vì họ luôn phải đảm bảo vốn được lưu chuyển một cách thông suốt trong nền kinh tế, biến “tiền nhàn rỗi” thành “tiền hoạt động” hơn nữa là nuôi sống chính bản thân các ngân hàng. Chúng ta hãy cùng đến với các phân tích dưới đây để hiểu rõ hơn về thực trạng huy động vốn tại Chi nhánh Thăng Long.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Bảng 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Thăng Long 2010-2012

c. Tiền gửi của các TCTD 18

6,9 2,78% 154,5 %3,88 4,118 4,45%

3.Cơ cấu theo kỳ hạn_______ 2010 2011 2012

a.Không kỳ hạn và dưới 12 3020 ,2 44,93 % 2301 ,8 57,78 % 2.047 ,6 49,44 % b.Có kỳ hạn từ 12 - 24 tháng 2,533 4,95% 92,8 %2,33 93,4 2,26% c.Có kỳ hạn trên 24 tháng 3369 ,6 50,13 % 1589 ,4 39,89 % 2.000 ,5 48,30 %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012)

về tổng nguồn vốn huy động, 2008 - 2009 là giai đoạn tăng trưởng nóng của ngân hàng, nguồn vốn huy động tăng mạnh, đạt tới 9430 tỷ đồng năm 2009. Tuy nhiên trong giai đoạn tiếp theo từ 2010-2012, xu hướng chủ đạo trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Thăng Long là suy giảm rất mạnh và đạt đáy năm 2011. Năm 2011, tổng vốn huy động được là 3984 tỷ đồng, giảm 2738,3 tỷ đồng tương ứng giảm 40,7% so với năm 2010. Tới năm 2012, tổng nguồn vốn huy động tăng thêm lượng nhỏ so với năm 2011 là 157,5 tỷ, tương ứng tăng 3,95%. Tính chung cả giai đoạn 2010-2012 tổng vốn huy động được của Chi nhánh Thăng Long đã suy giảm tới 38,39%, tốc độ sụt giảm này là rất lớn.

Cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi khá lớn trong các năm từ 2010-2012. Cụ thể xét theo cơ cấu loại tiền thì tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động, và có xu hướng tăng qua các năm lần lượt 74,11%, 77,33%, 80,77% . Đồng nghĩa với việc tăng tiền gửi nội tệ là việc suy giảm của tiền gửi ngoại tệ, cụ thể lượng tiền gửi ngoại tệ quy đổi giảm liên tiếp trong 3 năm, từ 1704,3 tỷ năm 2010, giảm còn 903 tỷ năm 2011 (giảm 47,02%), và đạt 796,5 tỷ năm 2012 ( giảm 11,79%) . Nguyên nhân là do NHNN ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNN từ ngày 9/4/2011 quy định các NH sẽ phải ấn định trần lãi suất huy động ngoại tệ đối với cá nhân là 3%/năm và tổ chức là 1%/năm dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết

2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu... Trong khi lãi suất tiết kiệm bằng VND vẫn tương đối cao, điều này đã kích thích người có USD bán ra lấy tiền đồng gửi ngân hàng.

Xét theo nguồn gốc tiền gửi, năm 2011 chứng kiến sự giảm sút ở tất cả cả ba loại tiền gửi: tiền gửi từ dân cư, tiền gửi của TCTD khác và tiền gửi từ các TCKT. Sang năm 2012, tình hình có chút khởi sắc, tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCTD tăng lần lượt 17,04% và 19,16%, tuy nhiên vẫn tiếp tục diễn ra sự sụt giảm lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế (-11,43%). Và đặc biệt là sự hoán đổi vị trí giữa tiền gửi từ dân cư và tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Năm 2011, 2012, tiền gửi từ khu vực dân cư đã vươn lên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiền gửi khi đóng góp tới 49,9% và 56,14% tổng số tiền gửi mặc dù trong năm 2010 và những năm trước đó tiền gửi từ khu vực này chỉ xếp tỷ trọng thứ 2. Nguyên nhân là do từ năm 2010, những khó khăn từ nền kinh tế cộng với sự yếu kém trong quản lý điều hành của các doanh nghiệp, đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các TCKT, dẫn đến xu hướng giảm trong tỷ trọng tiền gửi của các TCKT tại Chi nhánh. Tuy nhiên từ sự tăng cả về lượng cũng như tỷ trọng của tiền gửi từ khu vực dân cư, có thể thấy trong môi trường kinh tế ảm đạm và khó có thể tìm được cơ hội đầu tư tốt thì việc gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt là các NH có độ an toàn cao như NHNo&PTNT vẫn là một sự lựa chọn tốt đối với khách hàng dân cư.

Xét theo kỳ hạn, sự suy giảm tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2010-2012 là kết quả của sự suy giảm lượng vốn huy động tại tất cả các kỳ hạn. Tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng giảm 718,4 tỷ năm 2011, giảm 254,2 tỷ năm 2012, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hầu hết các năm.Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong cơ cấu tiền gửi giai đoạn 2010-2012, giảm mạnh năm 2011 và tăng nhẹ năm 2012. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng cũng theo xu hướng giảm mạnh năm 2011, và tăng trở lại năm 2012 do chi nhánh

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

động vốn hiệu quả hơn, tung ra các sản phẩm mới ưu việt phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay để cạnh tranh trên thị trường với các TCTD khác.

2.1.2.2. Hoạt động cho vay

a. Tình hình dư nợ

Trong tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mà NH thu được thì lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chính vì vậy mà các hoạt động sử dụng vốn mà đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn được các ngân hàng mà ở đây là Chi nhánh Thăng Long chú trọng phát triển với mục tiêu an toàn nhưng đạt hiệu quả cao.

Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Thăng Long 2010-2012

Tổng dư nợ 2844

,5 % 100 ,52487 100% ,82254 100%

1. Cơ cấu dư nợ theo loại

tiền 2010 2011 2012 a.Dư nợ nội tệ 2141 ,5 75,29 % 2017 ,8 81,12 % 1798 79,74 % b.Dư nợ ngoại tệ quy đổi 7

03 24,71% 469,7 18,88% 6,845 20,26%

2.Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn 2010 2011 2012

a.Dư nợ ngắn hạn 1393

,8 49,00% ,51105 44,44% 9,985 38,14% b.Dư nợ trung,dài hạn 1450

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % Tổng dư nợ 2844 ,5 2487 ,5 2254, 8 -357 - 12,55% - 232,7 - 8,18% Nợ xấu 37, 26 65 8 527 827,74 2221,52% -338 - Tỷ lệ nợ xấu 1,31 % 30,21 % 20,98 %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010-2012)

Giai đoạn 2010-2012, không chỉ huy động vốn, mà hoạt động cho vay cũng gặp nhiều khó khăn và giảm sút. Tổng dư nợ cho vay giảm liên tiếp 3 năm liền, từ 2844,5 tỷ

năm 2010 xuống còn 2487,5 tỷ năm 2011 ( giảm 12,55%) và giảm tiếp còn 2254,8 tỷ năm 2012 ( giảm 9,35%).

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền và theo kỳ hạn giai đoạn 2010-2012

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

về cơ cấu dư nợ, năm 2011 tổng dư nợ giảm 357 tỷ nguyên nhân chủ yếu từ sự sụt giảm dư nợ ngoại tệ quy đổi ( giảm 233 tỷ), trong khi dư nợ nội tệ chỉ giảm 123,7 tỷ

( giảm 5,78% so với 2010). Sang năm 2012, lại có sự đảo ngược khi mà dư nợ nội tệ giảm tới 219 tỷ, còn dư nợ ngoại tệ quy đổi chỉ giảm 12,9 tỷ.

Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, giai đoạn 2010-2012 chứng kiến sự sụt giảm mạnh

cả về giá trị và tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn, năm 2011 mức giảm 288,3 tỷ tương ứng giảm 20,68%, năm 2012 giảm 245,6 tỷ tương ứng giảm 22,22%. Dư nợ trung và dài hạn có biến động đôi chút nhưng khá ổn định, không bị giảm mạnh như dư nợ ngắn hạn.

Nguyên nhân: Giai đoạn 2010-2012, là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng dẫn đếnsự suy giảm trong dư nợ tín dụng ở hầu hết các ngân hàng, và NHNNo&PTNT chi nhánh Thăng Long cũng không thể tránh khỏi. Việc cải tổ hệ thống NH và các biện pháp nới lỏng tín dụng nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có triển vọng hoặc đã phát triển tốt điều kiện phát triển lành mạnh hơn. Chính vì lí do trên mà Chi nhánh Thăng Long đã đẩy mạnh cho vay các món vay dài hạn, có thể kể ra một số sự điều chỉnh về chính sách cho vay đó là giảm các khoản cho vay ngắn và trung hạn của công ty CTTCI, tăng dư nợ cho vay dài hạn, ngoài ra là khoản dư nợ vay ngoài kế hoạch 4,8 triệu USD nhằm đáp ứng vốn của công ty vật tư nông sản. Đây là các bước đi cụ thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các xí nghiệp sản xuất tốt vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn. Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2011/2010 2011/2010

+/- %______+/- %_____

HĐ thanh toán quốc

tế 6,31 5,6_____ 4,5_____ -0,71 -11,25 -1,1____ -19,64

HĐ kinh doanh ngoại 7,03 7,5_____ 6,8 0,47 6,69% -0,7____ - 9,33%

Tổng lợi nhuận 13,34 13,1 11,3 -0,24 -

1,80% -1,8____ -13,74

(Nguồn báo cáo tổng kết giai đoạn 2010-2012)

Năm 2011, 2012 là năm mà nợ xấu của Chi nhánh tăng đột biến về giá trị tuyệt đối cũng như về số tương đối khi so sánh với tổng dư nợ. Trong các khoản nợ xấu, chiếm tỷ trọng cao nhất là ALCI và các đơn vị VINASHIN, cụ thể như năm 2012 nợ xấu của hai các đơn vị này lên tới 437 tỷ (82,92% tổng nợ xấu).

Chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc thu hồi nợ mà cụ thể là thành lập một tổ thu nợ chuyên trách do Giám đốc Chi nhánh làm tổ trưởng, thu hồi các khoản nợ khó đòi.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng

Cụ thể, năm 2011 đã thu hồi được khoản nợ 57.313 triệu đồng của ALCI tuy nhiên do toàn bộ nợ của công ty xi măng Thanh Liêm ( 416.521 triệu đồng) đã chuyển sang nợ nhóm 3 và một số khoản nợ từ các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân khác khiến cho tình hình nợ xấu diễn biến không khả quan. Ngoài ra, các khoản nợ đã xử lý rủi ro khó thu hồi do đa phần nợ được đảm bảo bằng nhà đất, năm 2012 thị trường bất động sản vẫn đóng băng gây khó khăn cho công tác xử lý nợ, các doanh nghiệp làm ăn yếu kém, không có lãi để trả nợ ngân hàng, chưa có thái độ hợp tác trong phát mại, xử lý TSĐB.

Tóm lại, trong tình trạng tăng trưởng tín liên tục giảm trong giai đoạn 2010- 2012 đối với hệ thống NHTM Việt Nam thì việc tổng dư nợ của NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long là có thể chấp nhận được, cơ cấu dư nợ được duy trì hợp lý. Tuy nhiên chi nhánh cần rà soát và nâng cao chất lượng công tác thẩm định và sát sao trong việc theo dõi các khoản vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

2.1.2.3. Hoạt động khác

Bảng 2.4: Lợi nhuận từ hoạt động Thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối giai

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2011/2010 +/- % +/- % Tổng doanh thu 697,9 826,2 499,3 128,3 18,38 % -326,9 -39,57% Tổng chi phí 6 10 711 880 143,4 23,51% 169 23,77% Lợi nhuận 8 8 115,2 380,7- -15,1 17,16- -495,9 430,47-

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thăng long khoá luận tốt nghiệp 068 (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w