II. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
1.5.2. Nhân tố khách quan
- Môi trường pháp lý
Đây là môi trường có tác động trực tiếp đến hoạt động CVTD của ngân hàng
Chính trị: một đất nước có điều kiện kinh tế chính trị ổn định thì nền sản xuất sẽ phát triển, thu nhập của người dân tăng lên và họ sống trong hoàn cảnh yên bình ổn định do đó tâm lý sẽ thoải mái, từ đó nảy sinh các nhu cầu tiêu dùng và hoạt động CVTD sẽ phát triển.
Luật pháp: lĩnh vực tín dụng nói riêng và tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác của ngân hàng nói chung luôn là đối tượng điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, các quy định của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ phát triển. Chính vì vậy nếu nhưng văn bản luật này có tính chặt chẽ cao, có sự đồng bộ với nhau thì sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của ngân hàng nói chung và sự phát triển của hoạt động CVTD nói riêng
Các chủ trương chính sách của Nhà nước: Nhà nước có chủ trương kích cầu, đưa ra các biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động... sẽ tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, GDP tăng, thất nghiệp giảm, từ đó làm tăng mức sống của người dân. Đây rõ ràng là tiền đề thuận lợi để hoạt động CVTD phát triển.
- Môi trường kinh tế
Tốc độ tăng trưởng: khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định, việc huy động vốn cũng như sử dụng vốn của ngân hàng dễ dàng hơn. Mức sống của người dân tăng lên, nhu cầu tiêu dùng cũng vì thế mà tăng lên tạo điều kiện cho việc tăng trưởng CVTD.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng Lãi suất: khi lãi suất huy động vốn cao thì lãi suất cho vay sẽ cao hơn, đặc biệt là lãi suất CVTD, do vậy không khuyến khích được khách hàng vay tiêu dùng.
Thất nghiệp: khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, thu nhập của người dân sẽ thấp hoặc không ổn định. Vì vậy mà khả năng thanh toán nợ vay cá nhân giảm, khả năng dẫn đến rủi ro cho hoạt động CVTD là rất cao.
Như vậy để ổn định hoạt động CVTD cần phải quan tâm đến sức khỏe của nên kinh tế để kịp thời ứng phó với những biến đổi bất ngờ.
- Môi trường văn hóa — xã hội
Môi trường xã hội mà đặc trưng gồm các yếu tố như: tình hình trật tự xã hội, thói quen, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc (thể hiện qua những nét tính cách tiêu biểu của người dân như niềm tin, tính cần cù, trung thực, ham lao động, thích tằn tiện và ưa thưởng thụ...) hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc... cũng ảnh hưởng lớn đến thói quen tiêu dùng c ủa người dân. Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, trình độ cao thì chắc chắn nhu cầu tiêu dùng ở đó lớn, do vậy, nhu cầu vốn vay cao hơn nơi khác, từ đó tạo ra khả năng mở rộng CVTD.
- Các yếu tố từ khách hàng vay
Khách hàng là đối tượng trung tâm hoạt động của ngân hàng. Khách hàng là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động CVTD. Một số yếu tố từ khách hàng có khả năng tác động đến ngân hàng như là:
Nhu cầu của khách hàng: các sản phẩm CVTD của ngân hàng là các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, từ nhu cầu thiết yếu đến nhu cầu cao cấp, do vậy nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định các yếu tố quyết định các hình thức CVTD của ngân hàng. Ngân hàng cần phải phát hiện một cách nhanh nhất nhu cầu đó để có thể cung ứng kịp thời, vì người đi đầu thường có ưu thế và khả năng chiếm lĩnh thị trường hơn, trong khi đó nếu đưa ra sản phẩm trước khi người tiêu dùng có nhu cầu thì sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực nghiên cứu.
Đạo đức của khách hàng: đây là một nhân tố rất quan trọng, nó được đánh giá dựa vào thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng có chính xác hay không, mục đích sử dụng món vay có hợp lý hay không và ý thức trả nợ của khách hàng có cao hay không,... có vai trò xác định được khả năng trả nợ của khách hàng.
Khả năng tài chính của khách hàng: đây là yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ tiền vay cho ngân hàng. Một khách hàng có khả năng tài chính cao, lành mạnh sẽ đảm bảo an toàn cho ngân hàng bở đó là một khoản vay có hiệu quả có khả năng thu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
hồi nợ cao. Vì vậy trong hoạt động CVTD ngân hàng luôn quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng như: mức thu nhập, sự ổn định của thu nhập, thu nhập không thường xuyên, các khoản trợ cấp,....
Tài sản đảm bảo: đây được coi là nguồn thu nợ thứ 2 của ngân hàng. Nếu khoản vay nào có tài sản đảm bảo tốt thì khả năng mất vốn của ngân hàng hầu như là không có. Trong CVTD, tài sản đảm bảo thường chính là tài sản đi vay hoặc là sổ tiết kiệm, vàng,.. CVTD thường mang lại rủi ro lớn vì vậy hầu như các khoản vay tiêu dùng đều cần tài sản đảm bảo.
Yếu tố tâm lý, thói quen tiêu dùng của khách hàng: Tập quán tiêu dùng ảnh hưởng đến sự phát triển của CVTD; khi người dân có xu hướng thích tiêu dùng, hưởng thụ trước khi có nguồn trả nợ. Thói quen tiêu dùng được phân khúc tại các quốc gia và các vùng có tập quán tiêu dùng thì thói quen tiêu dùng hàng hóa gì hay sử dụng hàng hóa dịch vụ gì cũng khác nhau. Cùng một nhu cầu tiêu dùng nhưng có người đi vay tiêu dùng để sử dụng ngay trong khi đó có người lại chờ đợi tiết kiệm đủ rồi mới tiêu dùng. Hay cùng một khoản vốn có người mang đi đầu tư nhưng có người lại mang ra tiêu dùng. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào thói quen tiêu dùng của mỗi người. Tâm lý khách hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới CVTD
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Trong chương này, khóa luận tập trung nghiên cứu một số vấn đề khái quát về tín dụng và đặc biệt là cho vay tiêu dùng như khái niệm. cách phân loại, lợi ích, rủi ro, các nhân tố ảnh hưởng tới việc cho vay tiêu dùng. Cùng với đó, khóa luận đã đưa ra một số lý luận cơ bản về cho mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng , mối quan hệ giữa mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng, cùng với đó là các chỉ tiêu định tính để đánh giá sự mở rộng và chất lượng cho vay tiêu dùng
Đây là cơ sở quan trọng để khóa luận vận dụng vào giải thích thực trạng mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triền Nông thôn chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2010-2012 trong chương II.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng
Chương II: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH THĂNG L ONG
2.1. Khái quát chung về NHNo&PTNT chi nhánh Thăng