Kinh nghiệm từ các ngân hàng thương mại nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 125 (Trang 32 - 34)

Ở Trung Quốc: để phòng ngừa và xử lý RRTD, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay số 98 ( 2002 ) và công văn số 463 (2005 ), theo đó, các khoản tín dụng được phân thành 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn ( nhóm 1 ), nợ cần chú ý ( nhóm 2 ), nợ dưới tiêu chuẩn ( nhóm 3 ), nợ nghi ngờ ( nhóm 4 ), nợ có khả năng mất vốn ( nhóm 5 ). Việc trích lập dự phòng tổn thất

cho vay bao gồm: Dự phòng chung được trích hàng tháng và xác định bằng 1% số dư cuối kỳ; dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp vào cuối tháng. NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dư các khoản tín dụng với tỷ lệ như sau: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 2%, nhóm 3: 25%, nhóm 4: 50%, nhó m 5: 100%.

Để thực hiện quản lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 4 công ty quản lý nợ (AMCs ) với vốn điều lệ khoảng 5 tỷ USD ( tương đương với 1% tổng nợ xấu của hệ thống NHTM Trung Quốc hiện nay ).Đây là một con số rất nhỏ so với tổng nợ xấu, dẫn đến khó khăn trong hoạt động của AMCs. Năm 1999, khi một khối lượng nợ bằng 170 tỷ USD được chuyển giao cho AMCs, để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối lượng nợ chuyển sang, AMCs phải vay từ NHTW 67 tỷ USD và phát hành trái phiếu trị giá 108 tỷ USD. Kết quả là đến tháng 03 năm 2004, AMCs xử lý được 63,9 tỷ USD, trong đó trong đó một bộ phận nợ được chuyển thành vốn chủ sở hữu (12,87 tỷ USD). Nhưng thực ra, nợ xấu được xử lý chủ yếu bằng cách sử dụng dự phòng rủi ro để

xóa các khoản nợ không đủ khả năng thu hồi, phần thu được của khách hàng gần như không đáng kể.

Có thể thấy rằng AMCs ở Trung Quốc chỉ có tác dụng làm sạch bảng cân đối tài sản của các NHTM quốc doanh trước mắt, trong ngắn hạn để giúp chúng hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nguồn gốc sâu xa của vấn đề nợ khó đòi vẫn còn đó, chưa được giải quyết triệt để.

Ở Nhật Bản: Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển, công nghệ quản lý rủi ro nói chung và quản lý RRTD nói riêng của họ đã quan tâm phát triển từ hơn 10 năm về trước.

Ngân hàng Phát triển Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để quản lý RRTD như xây dựng mô hình kinh tế xếp loại khách hàng rất chi tiết cụ thể: Xây dựng một quy trình và các nội dung rất chi tiết cần xem xét chi tiết khi cho vay như: Những điều đặc biệt cần chú ý đối với CBTD, đó là làm thế nào để thu thập được các số liệu cần thiết cho phân tích tín dụng, phân tích tín dụng như thế nào, Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin như thế nào, Phân tích doanh nghiệp về các mặt như tình hình tài chính qua các hệ số tài chính ...

Ở Mỹ: Dựa vào các nghiên cứu về 9 đơn vị cho vay thành công ở Mỹ, rút ra được

những kinh nghiệm trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả như sau: - Các đơn vị cho vay hiệu quả thường nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay. Đa số những đơn vị cho vay đều cố gắng để thiết lập một mối quan hệ lâu dài với khách hàng của họ và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được

một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

Các đơn vị cho vay hiệu quả thường căn cứ nhiều hơn vào việc đánh giá tình trạng của từng bên vay hơn là vào phương pháp và công thức tự động ví dụ như chấm điểm tín dụng. Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào công thức sẵn có để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay.

- Các đơn vị cho vay hiệu quả thường tập trung quyết định cho vay để đảm bảo tính thống nhất và kiếm soát.

- Các đơn vị cho vay hiệu quả đều nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Họ tin rằng việc cắt giảm hoặc làm tất trong quy trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn.

- Các đơn vị cho vay hiệu quả nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuôí cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là tất toán tài sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 125 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w