Giai đoạn 2013-2015 kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, theo chiều hướng suy giảm, tuy có những dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn có tác động nhất định tới nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian này được đánh giá là sôi động nhất từ truđến nay. Do đó đặt ra thách thức rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế và đầu tư toàn xã hội, khi mà có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế. Đứng trước giai đoạn này, BIDV Hà Nội đã thể hiện được đúng với bản chất của một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, khi mà kết quả kinh doanh luôn diễn biến theo chiều hướng tích cực trong những năm gần đây.
2.1.2.1. Tinh hình huy động vốn
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013-2015 (Tỷ đồng)
Vốn huy động là tiền đề để một ngân hàng khẳng định vị thế kinh doanh của mình, là nguồn để ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh. Vốn huy động có quy mô càng lớn thì càng có khả năng mở rộng quy mô cho khách hàng sử dụng vốn, từ đó đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng
Trong giai đoạn 2013-2015, tổng vốn huy động tại Chi nhánh Hà Nội có xu hướng tăng mạnh. Năm 2013, với tổng vốn huy động là 10.222 tỷ đồng, sang năm
2014, số vốn này đã tăng thêm 23,5% lên mức 12.624 tỷ đồng. Đặc biệt trong năm 2015, với mức tăng rất mạnh, vốn huy động tính đến ngày 31/12/2015 đến mức 20.775 tỷ đồng, tăng thêm 64,6 % so với năm 2015. Tiền gửi vốn là kênh đầu tư an toàn nhất trong tất cả các kênh. Do vậy, nó có xu hướng gia tăng khi dân chúng luôn thận trọng với các kênh đầu tư khác. Biểu hiện rõ nhất là lượng tiền gửi tăng mạnh trong năm 2015, khi mà nên kinh tế bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ kinh tế thế giới cũng như sự biến động mạnh của nền kinh tế trong nước.
Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn, lượng tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm đa số so với không kỳ hạn, khi mà lãi suất có xu hướng giảm, lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế vẫn còn rất lớn, nhu cầu của người dân vẫn luôn thiên về hướng đầu tư bằng kênh an toàn. Tuy nhiên,lượng tiền gửi không kỳ hạn qua 3 năm 2013-2015 lại có xu hướng tăng mạnh hơn tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn chỉ tăng từ 8.060 tỷ lên 11.742 tỷ trong giai đoạn 2013-2015, trong đó chỉ có sự tăng mạnh của kỳ hạn dưới 12 tháng. Điều này chứng tỏ kênh gửi tiền ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế., Chi nhánh cần khai thác tốt hơn nữa lượn tiền nhàn rỗi trong nề kinh tế.
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
(Tỷ đồng)
Biểu đồ: Cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn giai đoạn 2013-2015
Nguồn: Theo báo cáo tại BIDVchi nhánh Hà Nội
2.1.2.2. về hoạt động sử dụng vốn
Hoạt động sử dụng vốn có hiệu quả hay không là cơ sở để đánh giá vị thế của một ngân hàng. Việc dùng vốn để đầu tư sinh lợi là lẽ sống của bất cứ một ngân hàng nào. Do vậy, để sử dụng vốn một cách có hiệu quả, BIDV tăng cường tập trung các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng. Tăng trưởng trong tín dụng, đầu tư hay các dịch vụ cung cấp cho khách hang luôn đi đôi với an toàn và kiểm soát chất lượng, hướng nguồn vốn vào lĩnh vực sản xuất, sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Chính phủ, NHNN, mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế và xã hội
Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ tín dụng năm 2013-2015 (Tỷ đồng)
Tổng dư nợ giai đo n 2013-2015ạ
( T đ ng)ỷ ồ
Nguồn: Theo báo cáo tại BIDV chi nhánh Hà Nội
Trong giai đoạn 2013 - 2014, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới, kinh tế Việt Nam vẫn bị phủ bóng bởi sự ảm đạm, bế tắc và nguy cơ đổ vỡ... Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thấp, lạm phát vẫn ở mức cao, thị trường cứng khoán chưa thực sự khởi sắc... Trong bối cảnh đó, ngành ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn. Do đó tăg trưởng tín dụng chưa thực sự khởi sắc. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 4,6%, tăng từ 5478 tỷ đồng lên 5729 tỷ đồng. Sang đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 26,53%, tăng thêm 1521 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn
(Tỷ đồng)
Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn
Nguồn: Theo báo cáo tại BIDV chi nhánh Hà Nội
Năm 2015, Tại BIDV chi nhánh Hà Nội ghi lại những dấu ấn đậm nét. Từ số liệu ta có thể thấy, việc sự tăng trưởng tín dụng trong năm 2015 là cao hơn nhiều so với năm 2014. Năm 2014, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 4,6%, và đạt 26,53%. Và nguồn tín dụng vẫn tập trung vào các kỳ hạn ngắn. Chứng tỏ, tại chi nhánh Hà Nội đang thực hiện tốt công tác phát triển tín dụng của mình khi thể hiện một cơ cấu tín dụng khá rõ nét. Rõ ràng, năm 2015 là năm được đánh giá đầy triển vọng của chi nhánh Hà Nội.
Đánh giá chung:
- Những mặt đạt được: các chỉ tiêu chính là huy động vốn, tín dụng và dịch vụ đều có tỷ lệ tăng trưởng cao, thể hiện sự nỗ lực của BIDV trong kinh doanh. Lợi nhuận ổn định tăng trưởng đều qua các năm.
- Những mặt hạn chế
+ Vốn huy động có sự tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, phần tăng thêm chủ yếu tập trung một số khách hàng lớn, chủ yếu là vốn ngắn hạn, ngoài địa bàn.
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 1. Tổng dư nợ 5.478 5.729 7.250 Nhóm 1 4.611 4.092 6.169 Nhóm 2 798 743 973 Nhóm 3 54 61,89 76,85 Nhóm 4 5,67 8,9 10,80
+ Cơ cấu phí phí dịch vụ có chuyển dịch nhưng chủ yếu vẫn tập trung lớn vào một số sản phẩm truyền thống như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ.
Tóm lại, khi mà hệ thống BIDV đã hoàn thành tốt kế hoạch kinh doanh; công tác quản trị ngân hàng tiến hành một cách có hiệu quả. Việc sáp nhập thành công MHB vào BIDV cũng tạo được một lợi thế lớn đóng ghóp vào sự tăng trưởng của chi nhánh; Đánh giá chặng đường 20 năm hoạt động NHTM với nhiều bài học lý luận, thực tiễn; Hoàn thành đề án Tái cơ cấu BIDV 2013 - 2015; Thành lập hiện diện tại Myanmar, Đài loan, lien Bang Nga; Tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ BIDV nhiệm kỳ 2015- 2020; xây dựng định hướng 2020 và tầm nhìn đến 2030...Những kết quả của 2015 của chi nhánh BIDV Hà Nội ghóp phần vào những thành tựu của BIDV giai đoạn 2011 - 2015, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu tại Việt Nam.