Tích cực hạn chế tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 125 (Trang 85 - 86)

- Trích lập dự phòng bù đắp rủi ro: BIDV Hà Nội thực hiện nghiêm túc việc trích lập quỹ dự phòng rủi rotheo thông tư 02/2013/TT-NHNN tất cả các khoản nợ quá hạn đều phải trích dự phòng rủi ro và tỷ lệ trích lập dự phòng như sau:

+ Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: 0% + Nhóm 2: Nợ cần chú ý: 5%

+ Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: 20% + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: 50%

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: 100%

-Qũy dự phòng rủi ro tín dụng sẽ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong hoạt động tín dụng, đồng thời duy trì mức vốn tự có của ngân hàng, tránh được những biến động lớn ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Gia hạn nợ: Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa có khả năng trả nợ thì ngân

hàng có thể xem xét các nguyên nhân dẫn đến phát sinh nợ của khách hàng, trường hợp

do các nguyên nhân khách quan và hợp lý thì ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có thời gian thu xếp trả nợ.

- Thực hiện miễn giảm lãi: Một số khách hàng sau khi vay hoạt động kinh doanh không có hiệu quả và không đủ khả năng hoàn trả các khoản nợ và lãi ngân hàng, tuy nhiên có thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng. Trương hợp nhận thấy có thể hỗ trợ doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tạo điều kiện bằng cách cho phép doanh nghiệp được hưởng một mức lãi suất thấp hơn, với mong muốn sẽ thu lại được phần gốc của khoản nợ đó.

- Thực hiện bán nợ: Đối với những khoản nợ không thu hồi được và có tài sản đảm bảo, nếu ngân hàng không tự xử lý được, ngân hàng sẽ chuyển giao toàn bộ khoản nợ cùng với tài sản cho các công ty mua bán nợ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 125 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w