Từ kinh nghiệm của một số nước ở trên, trong quản lý RRTD có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm chung để nâng cao hiệu quả quản lý RRTD cho các NHTM, đó là:
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.
Thứ hai, áp dụng các biện pháp giải quyết linh hoạt đối với các khoản nợ có dấu hiệu quá hạn hoặc đã quá hạn.
Thứ ba, cơ cấu lại đi đôi với tăng cường sự liên kết trong hệ thống để nâng cao khả năng tự đề kháng của các NHTM.
Thứ tư, cần trao đổi thường xuyên giữa khách hàng với ngân hàng về tình hình kinh doanh, các cơ hội cũng như thách thức có thể gặp phải.
Thứ năm, xây dựng các mô hình xếp hạng khách hàng một cách cụ thể.
Thứ sáu, có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để ban lãnh đạo có thể đo lường RRTD phát sinh trong các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán. Hệ thống thông tin quản lý cần cung cấp đủ thông tin về cơ cấu của danh mục tín dụng để có thể nhận dạng các RRTD do tập trung vào một ngành, một lĩnh vực và một đối tượng nhất định.
Thứ bảy, có hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản tín dụng có nguy cơ giảm giá và có vấn đề, quản lý các khoản cho vay có vấn đề và các tình huống xử lý tương tự
Thứ tám, gia tăng tài sản đảm bảo tiền vay bằng nhiều hình thức để kiểm soát dòng vốn tín dụng quay về và đảm bảo có nguồn thứ cấp thu hồi nợ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Với ý nghĩa hình thành khung lý thuyết cho toàn bộ khóa luận, chương 1 đã tập hợp những lý luận căn bản nhất về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Những nội dung đã được giải quyết trong chương 1 gồm có:
Thứ nhất, tập hợp những lý luận căn bản nhất về rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: Khái niệm, phân loại rủi ro tín dụng, các dấu hiệu nhận biết, cũng như các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Thứ hai, tập hợp những lý luận căn bản về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. Khóa luậnđã đề cập việc quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc quản trị và mô hình rủi ro tín dụng tại NHTM, nhấn mạnh nội dung thực hiện quản trị rủi ro tín dụng. Để hình thành cơ sở cho phần phân tích thực trạng ở chương 2, trong chương 1, luận án cũng chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng trên hai góc độ chủ quan (từ bản thân ngân hàng thương mại) và khách quan (từ các điều kiện môi trường). Bên cạnh đó luận án cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá mặt định tính và định lượng đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.
Thứ ba, Những nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng ở các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc đã được phân tích dưới góc độ là kinh nghiệm cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng Việt Nam. Từ đó, chương 1 của luận án đã chỉ ra các bài học khái quát cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đây là những bài học có ý nghĩa quan trọng cho sự hoàn thiện và phát triển hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới.
’ r-