Kiến nghị với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 763 (Trang 86 - 92)

3.3.3.1. Xây dựng chiến lược sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế vẫn chưa có được chiến lược kinh doanh cụ thể, điều này đã làm hạn chế khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng được một chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của doanh

nghiệp, bao gồm các chiến lược sản xuất, chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường,...Việc xây dựng chiến lược cần dựa trên cơ sở đánh giá, nghiên cứu thị trường, nắm bắt xu hướng vận động của nền kinh tế trong và ngoài nước, và cần chú trọng một số điểm như sau :

- Chiến lược sản phẩm: Luôn đổi mới chủng loại, mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu.

- Chiến lược giá: Giá cả phải là mức giá cạnh tranh trên thị trường thế giới. Để có mức giá hợp lý cần thiết phải tăng năng suất lao động, giảm chi phí cố định trên mỗi

sản phẩm.

- Chiến lược phân phối: Đặc biệt quan trọng là việc tìm hiểu về thị trường về bạn hàng nhập khẩu. Cần đánh giá đầy đủ về người mua và quốc gia của người mua trước

khi đưa ra quyết định bán chịu. Để làm tốt công tác này, các doanh nghiệp cần

có sự

hỗ trợ từ Chính phủ: các cơ quan ngoại giao và đại diện Việt Nam ở nước ngoài

và qua

đánh giá chuyên nghiệp từ các nhà Factor Việt Nam trên cơ sở hợp tác với

Factor NK

ở thị trường XK.

- Chiến lược marketing: Tích cực tham gia các buổi giới thiệu sản phẩm, các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, cố gắng xây dựng hình ảnh và thương hiệu của

doanh nghiệp.

3.3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Hiện nay, trình độ lạo động Việt Nam còn thấp, trình độ quản trị chưa cao, người lao động chưa được đào tạo và chuẩn bị tốt về tác phong lao động công nghiệp, tinh thần làm việc tập thể. Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay đối với các doanh nghiệp là xây dựng chiến lược bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề cho người lao động. Bên cạnh đó, những người quản lý trong doanh nghiệp cần phải được

3.3.3.4. Nhận thức về công khai hóa thông tin

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần nhận thức đúng đắn về việc công khai, minh bạch thông tin, khắc phục tình trạng che giấu thông tin.Bên cạnh đó cũng cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kiểm toán, ban hành các quy định bắt buộc phải kiểm toán và công bố báo cáo tài chính.

Thực hiện công khai, minh bạch thông tin chính là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển sản phẩm Factoring và Forfaiting tại Việt Nam. Trên cơ sở những thông tin thu thập được, các ngân hàng có thể tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và quyết định nên hay không nên tài trợ hoặc chấp nhận bảo hiểm rủi ro đối với doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực tiễn những vấn đề còn hạn chế của các điều kiện được nêu ra ở chương 2, chương 3 của khóa luận đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện phát triển hoạt động Factoring và Forfaiting tại các NHTM Việt Nam. Khóa luận cũng đưa ra các kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp có thể hoàn thiện các điều kiện, dễ dàng tham gia vào hoạt động Factoring và Forfaiting. Bên cạnh đó, khóa luận còn đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN nhằm hoàn thiện hơn nữa điều kiện vĩ mô đề hoạt động Factoring và Forfaiting có thể phát triển một cách thuận lợi nhất.Những giải pháp và kiến nghị nêu ra đều hoàn toàn khả thi và phù hợp với nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Với quá trình hình thành và phát triển lâu đời, nghiệp vụ Factoring và Forfaiting với những điểm ưu việt nhất định đã trở thành một trong những sản phẩm tài trợ quan trọng của các NHTM. Nghiệp vụ này không chỉ đem lại nguồn thu, nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng mà còn là một hình thức tài trợ linh hoạt đối với các doanh nghiệp.

Để phát triển được nghiệp vụ Factoring và Forfaiting tại các NHTM Việt Nam, điều quan trọng là cần nghiên cứu và hoàn thiện những điều kiện cần thiết để phát triển các nghiệp vụ này. Giống như các sản phẩm ngân hàng khác, để có thể phát triển Factoring và Forfaiting cần hội đủ những điều kiện từ tất cả các đối tượng tham gia: nền kinh tế, các NHTM và các doanh nghiệp.

Khóa luận đã làm rõ những vấn đề lý luận về các điều kiện cần thiết để phát triển Factoring và Forfaiting tại các NHTM Việt Nam, đưa ra thực trạng của những điều kiện này tại các NHTM Việt Nam. Đồng thời, khóa luận cũng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa những điều kiện này tại các NHTM Việt Nam; đưa ra một số kiến nghị cho Chính phủ, NHNN và các doanh nghiệp XNK, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Factoring và Forfaiting tại Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách, giáo trình, luận văn

[1]GS. TS. Nguyễn Văn Tiến: Cẩm nang thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. NXB Thống kê, 2014.

[2]GS. TS. Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Hồng Hải: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. NXB Thống kê, 2013.

[3]TS. Nguyễn Thị Hồng Hải: Tài liệu học tập Tài trợ thương mại quốc tế. Học viện Ngân hàng, 2013.

[4]Bộ môn Thanh toán quốc tế: Bài giảng thanh toán quốc tế & tài trợ xuất nhập khẩu. Học viện Ngân hàng 2013

[5]TS. Đặng Thị Nhàn: Cẩm nang về nghiệp vụ Bao thanh toán Factoring và Forfaiting trong tài trợ thương mại quốc tế. NXB Thống kê, 2007.

[6]Ths. Nguyễn Quỳnh Lan:Nghiệp vụ bao thanh toán. NXB Chính trị quốc gia,

2006

[7]GS. Đinh Xuân Trình: Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương. NXB Giáo dục, 2002

[8]Trần Thị Ngọc Tú: Giải pháp phát triển dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam- Chi nhánh Hai Bà Trưng. Luận văn

thạc sĩ,

Học viện Ngân hàng, Hà Nội, 2013

[9]Nguyễn Thị Thu Hải: Nghiệp vụ Factoring và khả năng ứng dụng vào hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Học viện ngân

hàng, Hà Nội, 2002.

II. Các văn bản pháp lý, báo, tạp chí, báo cáo thường niên

[10] Công ước quốc tế UNIDROIT 1988

[11] Các quy tắc chung cho hoạt động bao thanh toán quốc tế (GRIF) 6/2004

[12] Luật Thương mại 2005

[15] TS. Nguyễn Đức Tú(2013), Phát triển nguồn nhân lực trong ngành

ngân hàng

trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh .

[16] TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy: Phát triển nghiệp vụ Factoring tại các

ngân hàng

thương mại Việt Nam. Số 83, tháng 4/2009, tạp chí khoa học và đào tạo Ngân hàng.

[17] TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy: Nhận diện rủi ro nghiệp vụ ngân hàng quốc

tế của

ngân hàng thương mại trong hội nhập quốc tế. Số 126, tháng 11/2012, tạp chí khoa [20] Các website [21] http://www.acb.com.vn [22] http://www.bidv.com.vn [23] http://www.customs.gov.vn [24] http://www.cic.org.vn/ [25] http://www.eximbank.com.vn/ [26] http://www.fci.nl/about-fci/statistics [27] http://www.inntron.com/ [28] http://www.mbbank.com.vn [29] http://www.sacombank.com.vn [30] http://www.sbv.gov.vn [31] https://www.techcombank.com.vn/ [32] http://www.vietcombank.com.vn [33] http://www.vietinbank.com.vn PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 763 (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w