Thứ nhất, về khung pháp lý
Để phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại Việt Nam, trước hết cần có một hệ thống văn bản pháp lý thật cụ thể để hướng dẫn thực hiện. Luật pháp cần quy định được phép chuyển nhượng các khoản phải thu nào, quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia, các quy định kiểm soát và phòng ngừa rủi ro,... để hoạt động factoring và forfaiting được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Thứ hai, về cơ sở hạ tầng
Môi trường thông tin cần công khai, minh bạch.Các doanh nghiệp cần hỗ trợ công tác thẩm định, đánh giá từ phía các factor/forfaiter, góp phần làm cho hoạt động factoring/forfaiting được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.
Các đơn vị thực hiện factoring/forfaiting cần áp dụng khoa học công nghệ nhằm tăng tính cạnh tranh, đặc biệt là trong factoring quốc tế.
Thứ ba, về mô hình tổ chức
Việt Nam có thể đẩy mạnh việc triển khai factoring và forfaiting tại các ngân hàng thương mại hoặc các công ty con thuộc ngân hàng, như trường hợp của Nhật Bản. Với những kinh nghiệm về cho vay, quản lý rủi ro, thanh toán quốc tế, hệ thống khách hàng hiện hữu, mạng lưới phân phối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các NHTM sẽ có nhiều thuận lợi trong việc triển khai sản phẩm.
Thứ tư, về nguồn nhân lực
Con người luôn là yếu tố có tính chất quyết định, nhất là khi nghiệp vụ factoring và forfaiting còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chính vì vậy, nguồn nhân lực phục vụ triển khai factoring và forfaiting cần có trình độ chuyên môn cao, vững vàng về nghiệp vụ tài chính, tín dụng và hoạt động xuất nhập khẩu.Các tổ chức cung cấp dịch vụ này cần đặc biệt chú trọng nâng cao nghiệp vụ, hạn chế các rủi ro có thể gặp phải.
Thứ năm, về khách hàng mục tiêu
Các factor/forfaiter cần đề ra các tiêu chí cụ thể khi lựa chọn khách hàng mục tiêu.Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sẽ là những khách hàng tiềm năng, trong khi đó vẫn cần quan tâm đến những doanh nghiệp có quy mô xuất khẩu hàng hóa với khối lượng lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương đầu tiên của khóa luận đã trình bày những vấn đề cơ bản nhất của nghiệp vụ Factoring và Forfaiting trong tài trợ thương mại, đó là:
- Khái niệm, vai trò và các hình thức tài trợ thương mại.
- Khái niệm, đặc điểm của nghiệp vụ Factoring và Forfaiting, nội dung, quy trình và các đối tượng tham gia vào nghiệp vụ.
- Sự cần thiết của việc phát triển Factoring và Forfaiting, đặc biệt chú trọng đến những điều kiện phát triển các nghiệp vụ này.
- Kinh nghiệm một số quốc gia và bài học đối với Việt Nam để phát triển Factoring và Forfaiting.
Việc làm rõ những vấn đề cơ bản trên, đặc biệt là xác định cụ thể những điều kiện cần thiết để phát triển Factoring và Forfaiting giúp khóa luận có cơ sở phân tích, đối chiếu thực tiễn từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện những điều kiện này tại Việt Nam trong các chương sau.
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Số lượng các NHTM
tham gia FCI
8 7 7 6 8
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN FACTORING VÀ FORFAITING TRONG TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
2.1. Thực trạng hoạt động Factoring và Forfaiting tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam
Tại Việt Nam, một số ngân hàng, trong đó bao gồm cả ngân hàng các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần và một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã chính thức triển khai nghiệp vụ bao thanh toán Factoring. Tuy nhiên, nghiệp vụ Forfaiting vẫn chưa được triển khai tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
2.1.1. Các ngân hàng triển khai hoạt động Factoring ở Việt Nam
Ban đầu được giới thiệu bởi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (chi nhánh ngân hàng Credit Lyonnais, HSBC, Citibank...) dần dần, nghiệp vụ Factoring thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp XNK cũng như các ngân hàng Việt Nam. Động thái tích cực từ NHNN ủng hộ cho Factoring ở Việt Nam là việc ban hành Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 6/9/2004 quy định về hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng, tạo ra hành lang pháp lý khởi đầu cho sự phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam.
Ngay sau đó, một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã trở thành các Factor tại Việt Nam như Deutche Bank AG (Đức) tháng 1/2005, Far East National Bank ( Đài Loan) tháng 3/2005 tiếp đến là các công bố chính thức cung ứng dịch vụ Factoring của một số NHTM , công ty tài chính trong nước. Đi đầu là NHTMCP Á Châu (5/2005) sau đó là NHTMCP Kỹ thương (Techcombank-8/2005), NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Quốc tế (VIB bank), NHTMCP Phương Đông (OCB), NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank-1/2007).
Tên khu vực Số lượng factor Tỷ trọng(%)
Châu Âu 732 29,64
Châu Mỹ 1.544 62,51
Châu Phi 19 0,77
Châu Á 157 6,36
Châu Đại Dương 18 0,72
Tổng số 2.470 100
Nguồn: www.factors-chain.com
Hiện nay, ở Việt Nam đã có 8 NHTM là thành viên của Hiệp hội Factoring thế giới FCI, đólà
- Ngân hàng thương mạicổ phần Công thương Việt Nam -VietinBank - Ngân hàng thương mạicổ phần Ngoại thương Việt Nam - VietcomBank - Ngân hàng thương mạicổ phần Sài Gòn Thương Tín - SacomBank - Ngân hàng thương mạicổ phần Kỹ thương - TechcomBank
- Ngân hàng thương mạicổ phần Á Châu - ACB
- Ngân hàng thương mạicổ phần Quốc tế Việt Nam-VIB - Ngân hàng thương mạicổ phần Quân đội - MB
- Ngân hàng thương mạicổ phần Phương Đông - OCB
Ngoài ra còn một số các NHTM khác cũng cung cấp dịch vụ factoring như Ngân hàng Đông Nam Á Seabank, Ngân hàng Hàng hải Maritime Bank, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), ....Bèn cạnh đó, một số công ty tài chính cũng bắt đầu thực hiện cung cấp dịch vụ factoring như công ty tài chính dầu khí PVFC, công ty cổ phần tài chính Điện lực,.
Theo thống kê của Hiệp hội Factoring thế giới FCI, số lượng các factor là thành viên của Hiệp hội này là trên 2400 công ty, trong đósố lượng các công ty factoring vẫn tập trung nhiều nhất tại khu vực châu Âu và khu vực châu Mỹ. Số lượng factor thuộc hai khu vực này đã chiếm tỷ lệ khoảng 92% tổng số các factor trên toàn thế giới.
Trong khi đó tại Việt Nam số lượng các nhà cung cấp dịch vụ factoring còn ít.Đây cũng là biểu hiện của sự hạn chế về số lượng các factor cũng như sự chưa phát triển nghiệp vụ này tại Việt Nam.
2.1.2. Ket quả hoạt động Factoring tại các ngân hàng thương mạiViệt Nam
Theo báo cáo thường niên năm 2014 của Hiệp hội Factoring quốc tế FCI thì tổng doanh số giao dịch Factoring của Việt Nam năm 2013 là 100 triệu EUR. Và như biểu đồ ta thấy doanh số factoring của Việt Nam đang có chiều hướng giảm dần trong giai đoạn 2009-2012, tuy nhiên đã có sự tăng trưởng trở lại vào năm 2013.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu Factoring tại Việt Nam từ 2006-2013
Doanh thu factoring của Việt Nam năm 2008 đạt mức 85 triệu EUR. Đây là mức doanh thu cao nhất trong 4 năm đầu phát triển sản phẩm factoring tại Việt Nam (so sánh với doanh thu các năm trước lần lượt là: năm 2005 đạt 2 triệu EUR, năm 2006 đạt 16 triệu EUR, năm 2007 đạt 43 triệu EUR).
Trong giai đoạn 2009-2012, doanh số factoring bắt đầu giảm mạnh Doanh thu factoring giảm từ 95 triệu EUR năm 2009 xuống mức thấp nhất còn 61 triệu EUR năm 2012. Đây là sự sụt giảm doanh số factoring lần đầu tiên tại Việt Nam kể từ khi bắt đầu thực hiện triển khai sản phẩm. Nguyên nhân của sự sụt giảm này một phần do những biến động bất ổn của nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó, các NHTM Việt Nam vẫn chưa thực sự quan tâm đối với hoạt động factoring, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được đầy đủ về sản phẩm này, do đó đã làm suy giảm doanh số của factoring. Tuy nhiên từ năm 2013, nền kinh tế đã có những dấu hiệu phục hồi, cùng với đó là những hoạt động triển khai tích cực từ phía các ngân hàng nên doanh số factoring đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Doanh thu factoring đạt mức 100 triệu EUR năm 2013, cao hơn mức 95 triệu EUR năm 2009. Điều này cho thấy dấu hiệu phát triển mạnh mẽ của hoạt động factoring tại Việt Nam trong thời gian tới.
Biểu đồ 2.2: Doanh thu Factoring nội địa và Factoring quốc tế tại Việt Nam từ 2008-2013
Đơn vị: Triệu Euro
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa doanh thu factoring nội địa và quốc tế. Năm 2008, doanh thu factoring nội địa đạt 80 triệu EUR, gấp 16 lần so với factoring quốc tế. Chênh lệch tiếp tục gia tăng vào năm 2009 với doanh thu factoring nội địa đạt 90 triệu EUR trong khi doanh thu factoring quốc tế chỉ đạt 5 triệu EUR. Trong các năm gần đây, hoạt động factoring nội địa đang dần bị thu hẹp đồng thời các ngân hàng tích cực đẩy mạnh việc thực hiện factoring quốc tế nên sự chênh lệch về doanh thu đang được thu hẹp dần. Đặc biệt năm 2013 đã có sự thay đổi hoàn toàn khi doanh thu factoring quốc tế lần đầu tiên đã cao hơn doanh thu factoring nội địa. Doanh thu factoring quốc tế đạt 80 triệu EUR, gấp 4 lần so với factoring nội địa.
2.2. Thực trạng các điều kiện phát triển Factoring và Forfaiting tại các ngân
hàng thương mại Việt Nam