thương mại
tại các ngân hàng thương mạiViệt Nam
3.1.1.1. Sự dịch chuyển của các phương thức thanh toán trong tài trợ thương mại
quốc tế
Nen kinh tế đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, đặc biệt là đối với thị trường xuất nhập khẩu thì mức độ cạnh tranh đang trở nên vô cùng khắc nghiệt.Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn phải tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để có thể tồn tại, trong đó thay đổi phương thức thanh toán là một những giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Các phương thức thanh toán như nhờ thu trả chậm D/A, ghi sổ đem lại nhiều thuận lợi cho nhà nhập khẩu do có thể chiếm dụng vốn của nhà xuất khẩu trong một thời gian mà chưa phải thanh toán ngay. Vì vậy, nếu một doanh nghiệp có thể xuất khẩu với phương thức thanh toán ghi sổ hoặc D/A thì chắc chắn sẽ tăng được số lượng đơn hàng, nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
Trước đây các doanh nghiệp thường áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ L/C, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhập khẩu do vị thế và uy tín của các doanh nghiệp này trên thị trường thế giới là chưa cao, các đối tác nước ngoài yêu cầu sử dụng tín dụng chứng từ để hạn chế rủi ro cho họ. Với quá trình hội nhập toàn cầu, sự phát triển không ngừng của nền kinh tếvà hoạt động ngoại thương, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trong thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam dần khẳng định được uy tín và vị thế của mình, do đó phương thức thanh toán ghi sổ hoặc nhờ thu đang có xu hướng được sử dụng nhiều hơn nhằm đơn giản hóa thủ tục và tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên việc áp dụng các phương thức thanh toán như ghi sổ hay D/A đồng thời cũng đem lại nhiều rủi ro cho nhà xuất khẩu do một phần nguồn vốn bị chiếm
thường các doanh nghiệp chỉ áp dụng các phương thức thanh toán này đối với những khách hàng uy tín, lâu năm.
Factoring và forfaiting xuất hiện đã giải quyết được khó khăn này cho các doanh nghiệp. Thông qua sử dụng nghiệp vụ này, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể áp dụng phương thức thanh toán ghi sổ và nhờ thu trả chậm, đồng thời có thể thu lại được tiền mặt sau khi xuất hàng, đảm bảo luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Như vậy có thể thấy xu hướng sử dụng các phương thức thanh toán như ghi sổ hay nhờ thu thay thế cho phương thức tin dụng chứng từ đã tạo ra cơ hội để phát triển hoạt động factoring và forfaiting tại Việt Nam.
3.1.1.2. Vấn đề nợ khó đòi tại các doanh nghiệp Việt Nam
Trong hoạt động kinh doanh thường nhật của các doanh nghiệp, mối quan hệ chủ nợ-người đi vay luôn luôn hiện hữu. Hoạt động kinh doanh ngày một phát triển kéo theo sự đang dạng các hình thức thể hiện của mối quan hệ chủ nợ-người đi vay, và vấn đề nợ khó đòi là một trong những vấn đề thường trực của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.Ngoài nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có thể “chiếm dụng” được các khoản mua bán trả chậm. Trong khi khoản vốn chiếm dụng được có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thì ngược lại đây lại là một khoản phải thu khó đòi đem lại nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Không ít trường hợp các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không thu hồi được các khoản phải thu này do các đối tác nước ngoài “chây ì” trả nợ hay chủ tâm lừa đảo, như trường hợp của một số doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và rau củ. Đặc biệt khi các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam giao thương với các thị trường châu Âu hay châu Mỹ thường phải sử dụng phương thức thanh toán trả chậm do các đối tác nước ngoài yêu cầu, điều này đem lại rủi ro không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Với ý nghĩa bảo hiểm rủi ro thanh toán, factoring và forfaiting đã giải quyết được vấn đề nợ khó đòi đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các khoản phải thu sẽ được chuyển giao sang cho các factor và forfaiter, đồng thời các doanh nghiệp sẽ được
nhận trước khoản tiền mặt đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, nghiệp vụ factoring và forfaiting còn cung cấp một số dịch vụ khác như quản lý quản phải thu, cung cấp các thông tin hỗ trợ khách hàng từ đó giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí theo dõi các khoản phải thu, tìm kiếm các bạn hàng uy tín cũng như giữ mối quan hệ lâu dài với bạn hàng.
3.1.1.3. Sự cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng
Hiện nay, các ngân hàng dù lớn hay nhỏ, hoạt động lâu năm hay mới thành lập đều tham gia vào cạnh tranh thị trường.Muốn tồn tại trong thị trường đó, các ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động, kiểm soát rủi ro và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ.Việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới đang được các ngân hàng hết sức quan tâm nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Factoring và Forfaiting là những sản phẩm đã có từ lâu trên thế giới, được áp dụng rộng rãi tại hầu khắp các châu lục thông qua các NHTM và công ty tài chính.Đây là những công cụ tài chính có ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm tài trợ truyền thống, đặc biệt trongnền kinh tế hội nhập đặt ra những yêu cầu về gia tăng nhu cầu vốn lưu động, các dịch vụ nhờ thu và quản lý rủi ro.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng nước ngoài sẽ hoạt động bình đẳng như các ngân hàng trong nước, hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ tiên tiến...sẽ vào Việt Nam. Với thực trạng sản phẩm của các ngân hàng trong nước còn khiêm tốn, ít ỏi để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng phải không ngừng đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng các nhu cầu tài chính cho khách hàng. Do đó, việc ứng dụng triển khai sản phẩm Facotoring và Forfaiting tại Việt Nam là điều rất cần thiết .