2.2.1.1. Hoạt động xuất nhập khẩu
Trong những năm gần đây, nước ta đã và đang bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ đó hoạt động ngoại thương cũng phát triển mạnh mẽ và kim ngạch XNK cũng không ngừng tăng trưởng.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2013 đạt khoảng 132,135 tỷ USD, tăng 15,4%so với năm 2012. Trong đó, cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu là: Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 58,6 tỷ USD, tăng 21,5% và chiếm 44,3% (Năm 2012 đạt 48,2 tỷ USD và chiếm 42,1%). Nhóm công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 50,3 tỷ USD, tăng 16,3% và chiếm 38,1% . Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 16,5 tỷ USD, giảm 1,9% và chiếm 12,5%. Nhóm hàng thuỷ sản đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,6% và chiếm 5,1%.
Về thị trường, EU tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2013 ước đạt 24,4 tỷ USD tăng 20,4 % (tương đương 4,1 tỷ USD)sovớinăm2012. Hoa Kỳ đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 23,7 tỷ USD, tăng 20,3% (4 tỷ USD). Tiếp đến là ASEAN đạt 18,5 tỷ USD, tăng 6,3% (1,1 tỷ USD) với các mặt hàng chủ yếu: Nhật Bản ước tính đạt 13,6 tỷ USD, tăng 3,8% (496 triệu USD). Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, tăng 19,9% (1,1 tỷ USD). Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD, tăng 2,1% (269 triệu USD).
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2013 đạt 132,125 tỷ USD, tăng 16,1%so với năm 2012. Việc nhập khẩu tăng phần lớn do sự tăng giá của các nguyên liệu đầu vào như sắt thép, hóa chất trong khi nước ta còn phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài do ngành công nghiệp phụ trợ còn khá yếu. Về thị trường, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 36,8 tỷ USD, chiếm tỷ trọng hơn 28%. Tiếp đến là thị trường ASEAN chiếm tỷ trọng là hơn 16%, và thị trường Hàn Quốc là 15%.
Biểu đồ 2.3: Kim ngạch XNK của Việt Nam từ 2009-2013
Đơn vị: tỷ USD
Nguồn : Tổng Cục Hải quan Việt Nam
Qua biểu đồ trên có thể thấy hoạt động XNK ở Việt Nam đang có bước phát triển rất mạnh mẽ. Chỉ trong vòng 5 năm tổng kim ngạch XNK đã tăng hơn gấp đôi, từ 127,05 tỷ USD năm 2009 đã tăng lên 264,26 tỷ USD năm 2013. Sự tăng trưởng và mở rộng quy mô hoạt động xuất nhập khẩu kéo theo nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp XNK ngày càng gia tăng. Bên cạnh khả năng tài chính tự có của các doanh nghiệp thì việc được tài trợ thương mại từ phía các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng.
Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ chính là cơ hội cho các ngân hàng áp dụng các hình thức tài trợ dành cho các doanh nghiệp XNK, và một trong số đó là nghiệp vụ Factoring. Đặc biệt là khi điểm mấu chốt của các dịch vụ này là dựa trên chất lượng của bản thân các khoản phải thu chứ không phải chất lượng của người vay, mà các doanh nghiệp Việt Nam thường làm việc với những doanh nghiệp nước ngoài có uy tín lớn hơn nhiều. Như vậy thông qua việc sử dụng các nghiệp vụ này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ của Việt Nam sẽ nhận được vốn tài trợ lưu động một cách linh hoạt hơn trên cơ sở nhanh nhận được tiền bán hàng để quay vòng sản xuất và tiếp tục tăng trưởng. Đồng thời, các ngân hàng sẽ dựa trên hồ sơ thông tin riêng của mình để điều tra về tình hình hoạt động thanh toán các khoản phải trả, các thông tin về thị trường xuất khẩu và các đối tác nước ngoài.Như vậy nhà xuất khẩu có thể chọn lọc khách hàng và phòng ngừa được rủi ro ngay từ đầu.Nhờ thế họ có thể tập trung vào công việc kinh doanh của mình một cách có hiệu quả hơn.
2.2.1.2. Môi trường pháp lý
về nguồn luật quốc tế, hiện nay có hai Công ước quốc tế liên quan đến hoạt động factoring, đó là :
- Công ước UNIDROIT về Factoring quốc tế ( ký tại Ottawa, Canada tháng 5/1988)
- Công ước Liên hiệp quốc về chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế ( UNCITRAL) được thông qua ngày 12/12/2001.
về hệ thống văn bản pháp lý trong nước, ngày 6/9/2004 thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã có Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN.Quyết định này điều chỉnh hoạt động factoring của các NHTM, có hiệu lực từ ngày 1/10/2004. Ngày 16/10/2008, Ngân hàng nhà nước ban hành Quyết định 30/2008/QĐ-NHNN nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều của Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN.
Bên cạnh các quy định hướng dẫn trực tiếp Factoring, hoạt động này còn được điều chỉnh thông qua một số văn bản khác như:
- Luật các tổ chức tín dụng 2010
- Quyết định 547/2005/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Quyết định 453/2005/QĐ-NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
a. Công ước UNIDROIT về Factoring quốc tế (UNIDROIT Convention on International Factoring)
Công ước đã đưa ra các khái niệm chuẩn mực về nghiệp vụ bao thanh toán quốc tế, các yếu tố cơ bản của hợp đồng cũng như các quy phạm điều chỉnh quan hệ giữa các bên trong loại giao dịch tài chính này trong thương mại quốc tế nhằm đạt được sự bình đẳng lợi ích giữa các bên.
Phạm vi áp dụng của công ước là các hợp đồng bao thanh toán quốc tế, được xác định như sau: áp dụng đối với các hợp đồng bao thanh toán cho các khoản nợ phát sinh từ các hợp đồng mua bán hàng hoá mà bên mua và bên bán có trụ sở kinh doanh ở hai nước khác nhau với điều kiện các nước này có tham gia công ước hoặc cả hợp đồng bao thanh toán và hợp đồng mua bán hàng hoá đều được điều chỉnh bởi luật của quốc gia tham gia công ước.
b. Công ước Liên hợp quốc về chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế
Một trong những sự phát triển quan trọng trong nỗ lực thống nhất các luật liên quan đến tài trợ các khoản phải thu là công ước UNCITRAL về chuyển nhượng các khoản phải thu trong thương mại quốc tế được đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 12/12/2001. Công ước chứa đựng các quy định thống nhất về một loạt các giao dịch như hoạt động bao thanh toán,...
c. Những quy định chung về hoạt động Factoring quốc tế (FCI General Rules for International - GRIF)
Những quy định này được ủy ban pháp lý của Hiệp hội Factoring thế giới FCI ấn bản và giám sát thi hành trong hiệp hội. Nó đã trở thành khung pháp lý được công nhận rộng rãi nhất khắp thế giới về factoring; là chuẩn mực cho mối quan hệ Factoring đại lý, khoảng 80% giao dịch Factoring quốc tế được điều chỉnh bởi GRIF kể từ khi GRIF ra đời vào tháng 7/2002. Những quy định của GRIF bao gồm
- Các quy tắc chung áp dụng cho factoring quốc tế
- Các quy tắc về EDI ( Electronic Data Interchange- trao đổi thông tin điện tử liên factor).
STT Nă m Loại hình ngân hàng 2011 2012 2013 1 NHTM Nhà nước 5 5 5 2 NHTM cổ phần 37 35 34
3 Ngân hàng liên doanh 5 5 4
4 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5
d. Quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN
Quy chế này quy định về việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm đa dạng hoá hoạt động tín dụng, bổ sung vốn lưu động cho khách hàng, thúc đẩy thương mại trong nước và quốc tế. Các tổ chức tín dụng ở đây bao gồm: Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Công ty tài chính. Quy chế đã đưa ra một số khái niệm cơ bản, một số vấn đề chung về hoạt động bao thanh toán, hợp đồng bao thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên tham gia mối quan hệ bao thanh toán...
e. Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN
Quyết định này nhằm bổ sung, sửa đổi một số điều của quy chế hoạt động bao thanh toán Factoring theo quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN. Theo đó, một số nội dung được sửa đổi, bổ sung như xuất hiện thêm các công ty cho thuê tài chính được phép cung cấp dịch vụ Factoring; việc đăng ký hoạt động Factoring; bổ sung thêm các khoản phải thu không được bao thanh toán;.
2.2.1.3. Hệ thống tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990.Từ hệ thống ngân hàng một cấp, đến nay ngành ngân hàng đã phát triển vượt bậc, trở thành một hệ thống đông đảo các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng chỉ trong vòng hơn 23 năm. Hiện tại hệ thống bao gồm :
- 5 ngân hàng thương mại nhà nước; - 34 ngân hàng thương mại cổ phần; - 4 ngân hàng liên doanh;
- 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và gần 100 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng nước ngoài;
- 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, và gần 1.100 quỹ tín dụng.
Hơn một nửa trong tổng số các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ với tổng tài sản nhỏ hơn 50.000 tỷ đồng và vốn điều lệ nhỏ hơn 5.000 tỷ đồng.So với các ngân hàng trong khu vực, quy mô các ngân hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn.Trong thời gian qua, hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam đã có những sự tăng trưởng đáng kể Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng có thể được nhận thấy qua số lượng các ngân hàng, sự tăng trưởng về quy mô tài sản, vốn, tín dụng, huy động, số lượng chi nhánh, nhân viên ngân hàng và số lượng tài khoản ngân hàng, và số máy rút tiền tự động, ....
Cụ thể, cùng với sự tăng trưởng về số lượng, khu vực ngân hàng cũng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về quy mô tổng tài sản. Tổng tài sản khu vực ngân hàng tăng hơn gấp hai lần từ năm 2007 đến năm 2010, tăng từ 1.097 nghìn tỷ VND ( tương đương 52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ VND ( tương đương 128,7 tỷ USD) theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Con số này đã đạt 5.637 nghỉn tỷ VND tính đến 30/09/2013.
Biểu đồ 2.4: Tổng tài sản ngành ngân hàng Việt Nam từ 2009-2013
Đơn vị: nghìn tỷ đồng
■Tổng tài sản
Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam
về số vốn điều lệ, theo số liệu của NHNN, các ngân hàng Việt Nam hiện đang có tổng số vốn đăng ký là 298.383 tỷ VND, với quy mô trung bình là 7.651 tỷ VND một ngân hàng. 4 ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank, trong đó Vietinbank đang có số vốn điều lệ lớn nhất là 32.661 tỷ VND (quý 3/2013).
2.2.1.4. Hệ thống thông tin
Hiện nay, hệ thống thông tin dữ liệu về hoạt động tín dụng của các tổ chức, các doanh nghiệp và các cá nhân tại Việt Nam đều được tập hợp tại Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC). Đây là tổ chức sự nghiệp Nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật. Sản phẩm và dịch vụ của CIC là một kênh thông tin tin cậy, đóng góp tích cực trong công tác quản lý của NHNN cũng như bảo đảm hoạt động kinh doanh tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần vào việc ổn định hệ thống ngân hàng.
Kho dữ liệu của CIC hiện nay đã thu thập được thông tin từ 100% các TCTD hoạt động theo Luật các TCTD, một số tổ chức khác có hoạt động ngân hàng với tổng dư nợ được cập nhật đạt trên 95% tổng dư nợ nền kinh tế. Số liệu về tình hình hồ sơ
khách hàng thu thập được tại kho dữ liệu CIC tăng trưởng qua các năm. Đến nay, CIC đã ký kết hợp đồng cung cấp thông tin với trên 1.500 TCTD, chi nhánh TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng với trên 13.000 người sử dụng.
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng hồ sơ khách hàng của Trung tâm CIC từ 2004-2013
Với quy mô kho dữ liệu rất lớn, được thiết kế và xây dựng trên nền công nghệ tin học hiện đại (oracle), có thể truy xuất thông tin tức thời qua Website và kho lưu trữ dữ liệu lịch sử duy trì 5 năm, được kiểm soát chất lượng đầu vào chặt chẽ, có phân tổ chi tiết theo chỉ tiêu thông tin và bổ sung nhiều thông tin từ các nguồn khác trong và ngoài nước. Đây là một lợi thế to lớn để Hệ thống thông tin tín dụng Việt Nam bước vào hội nhập quốc tế, hỗ trợ cho việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng vay của các tổ chức tín dụng.
Đáng chú ý là ngoài Trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN, vào tháng 7/2010 Công ty Cổ phần Đầu tư PCB ra đời ( được góp vốn bởi 11 NHTM là ACB, ABBank, VietinBank, BIDV, DongA Bank, Techcombank, Agribank, SCB, VIB và VP Bank cùng với tập đoàn CRIF S.p.A của Italia), trở thành trung tâm thông tin tín dụng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Sự ra đời của công ty PBC cung cấp một nguồn
STT Ngân hàng Tổng số lao động Đại học và trên đại học Cao đẳng, trung cấp và trình độ khác 1 ^MB 5650 91,7 % 8,3 % 2 Sacombank 10710 88,6% 11,4% 3 Vietcombank 13864 87,7% 12,3% 4 Tecombank 6938 92,3% 7,7%
thông tin tín dụng đáng tin cậy cho Chính phủ, TCTD và người dân, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại Việt Nam.
Tuy đã có trung tâm thông tin tín dụng CIC là đầu mối thông tin dữ liệu, mức độ an toàn tín dụng của khách hàng vẫn chưa được phản ánh một cách chính xác nhất. Hầu hết các nghiệp vụ tài chính, trong đó có Factoring đều ở trong tình trạng thông tin của toàn bộ nền kinh tế chưa thực sự công khai, minh bạch.Sự hạn chế này tác động không tốt đến việc cung ứng dịch vụ của các factor. Cụ thể, khi các factor Việt Nam cung cấp dịch vụ factoring, điều cần thiết là cần phải thẩm định uy tín tín dụng của nhà nhập khẩu Việt Nam. Trong điều kiện cơ sở thông tin thiếu sự đầy đủ và tin cậy, các factor có thể sẽ đánh giá không chính xác nhà nhập khẩu, từ đó có thể gây ra rủi ro cho factor.
Bên cạnh việc nguồn thông tin từ phía NHNN chưa thực sự đáng tin cậy, gần như các ngân hàng chưa hề xây dựng riêng cho mình một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và thích hợp cho hoạt động factoring nội địa cũng như factoring quốc tế. Thực tế cũng cho thấy các ngân hàng chưa có sự hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm hỗ trợ về thông tin trong việc thẩm định khách hàng.Trong khi việc này là rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro trong nghiệp vụ factoring.
2.2.2. Các điều kiện từ phía các ngân hàng thương mại
2.2.2.1. Đội ngũ cán bộ
Ngành ngân hàng trong những năm gần đây đã phát triển khá nhanh về chiều rộng, thể hiện qua việc tăng số lượng ngân hàng và mở ra hàng loạt chi nhánh, điểm giao dịch trên khắp ra cả nước. Do đó, số lượng nhân viên ngân hàng phát triển đột biến. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2013 tổng số nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng là 180.000 người (trong khi năm 2000 chỉ là 67.558 người); trong đó làm việc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước hơn 6.000 người, số còn lại làm việc trong các NHTM và Quỹ tín dụng nhân dân.
Bảng2.4 :Cơ cấu theo trình độ lao động tại một số NHTM năm 2013
1 Vietcombank 1714 120
2 Sacombank 794 82
3 Techcombank 8427 88