Điều kiện phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 763 (Trang 35)

1.3.3.1. Điều kiện từ phía nền kinh tế

Thứ nhất, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh

Factoring và forfaiting là các nghiệp vụ tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.Hoạt động xuất nhập khẩu càng diễn ra mạnh mẽ càng tạo điều kiện để các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu phát triển, trong đó có factoring và forfaiting.

Hoạt động thương mại quốc tế càng sôi động sẽ đem lại số lượng lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cùng với nhu cầu được tài trợ.Đây chính là cơ hội cho các factor/forfaiter, đem lại số lượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng factoring và forfaiting, từ đó mang lại sự tăng doanh số.Các nhà cung cấp có thể tận dụng cơ hội kinh doanh để mở rộng mạng lưới, nâng cao uy tín, thương hiệu.

Để hoạt động xuất nhập khẩu phát triển trước hết cần có một nền kinh tế vĩ mô ổn định, các chính sách thương mại rộng mở và môi trường kinh doanh lành mạnh. Bên cạnh đó chính phủ cần có các biện pháp nhằm khuyến khích và hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Thứ hai, môi trường pháp lý hoàn thiện

Mức độ hoàn thiện của môi trường pháp lý là điều kiện đảm bảo an toàn cho cả bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ factoring và forfaiting. Factoring và forfaiting không chỉ là các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch trong nước mà còn liên quan đến yếu tố nước ngoài, liên quan đến luật pháp các nước đối tác.

Môi trường pháp lý bao gồm các chính sách, văn bản pháp lý hướng dẫn nghiệp vụ factoring/forfaiting. Những chính sách, văn bản này tạo điều kiện để hoạt động factoring/forfaiting có thể đượcthực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả, giúp factor/forfaiter có định hướng để cung cấp dịch vụ, giúp khách hàng có thể hiểu rõ hơn nghiệp vụ này.Bên cạnh đó, hệ thống pháp lý còn góp phần hạn chế rủi ro có thể xảy ra đối với các bên tham gia, gia tăng độ tin cậy đối với hoạt động factoring/forfaiting, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Thứ ba, hệ thống tài chính ngân hàng vững mạnh

Để phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting cần xây dựng hệ thống định chế trung gian tài chính đa dạng và đủ mạnh.Hệ thống ngân hàng chính là kênh cung cấp thông tin quan trọng cho các chủ thể tham gia factoring và forfaiting, là cơ sở các nhà

factor/forfaiter có thể đánh giá được mức độ rủi ro, xác định được những lợi ích đem lại từ việc cung ứng dịch vụ từ đó đem lại sự phát triển lành mạnh và bền vững của factoring và forfaiting, nâng cao chất lượng của hoạt động này.

Thứ tư, hệ thống thông tin đầy đủ

Cơ sở hạ tầng thông tin đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của hoạt động tài trợ factoring và forfaiting. Dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính, các nhà cung ứng dịch vụ mới quyết định xem có nên thực hiện nghiệp vụ hay không, thực hiện ở mức độ như thế nào... Hệ thống thông tin càng hiện đại và đầy đủ bao nhiêu càng làm cho quy trình tài trợ được tiến hành một cách trôi chảy, an toàn, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.

1.3.3.2. Điều kiện từ phía các ngân hàng thương mại

Một là, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp

Không phải bất cứ một doanh nghiệp XNK khi tham gia giao dịch thương mại quốc tế đều có đầy đủ hiểu biết và kinh nghiệm về hợp đồng ngoại thương, thanh toán quốc tế và các thông lệ, pháp luật quốc tế. Để đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại quốc tế, đặc biệt là hoạt động factoring và forfaiting thì đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn là một nhân tố không thể thiếu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp còn nâng cao chất lượng, uy tín cho các NHTM.

Hai là, mạng lưới đại lý rộng lớn

Lĩnh vực xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ tài trợ thương mại quốc tế luôn đặt ra nhu cầu thanh toán giữa các đối tác tại các quốc gia khác nhau.Đặc thù của hoạt động factoring là các NHTM sẽ chịu trách nhiệm thu nợ thay cho người XK từ người NK nước ngoài. Thông tin từ khách hàng nước ngoài càng đầy đủ, chính xác càng hạn chế được rủi ro cho các nhà factor. Muốn làm được điều đó thì các nhà factor cần phải có một mạng lưới đại lý rộng lớn để cung cấp chính xác thông tin từ các quốc gia khác nhau. Quan hệ đại lý càng mở rộng thì việc thu hồi nợ càng trở nên dễ dàng nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm.

Thực tế đã chứng minh ngân hàng nào có mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn thì cũng có hoạt động Factoring quốc tế phát triển. Việc thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý tại các quốc gia khác nhau không chỉ đem lại sự thuận tiện trong quá trình thanh

toán, giảm thiểu các rủi ro và chi phí, mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, tạo dựng mối quan hệ đối tác bền vững.

Ba là, khoa học công nghệ hiện đại

Khoa học công nghệ làm tăng hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại. Thông qua mạng internet, các NHTM có thể hỗ trợ khách hàng từ xa như các dịch vụ tìm kiếm thông tin, đăng ký trực tuyến,.. .Ngoài ra việc liên kết giữa các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ factoring làm giảm thiếu các chi phí, thời gian, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Việc các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu và tham gia sử dụng factoring/forfaiting, công tác hỗ trợ khách hàng được quan tâm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể tăng trưởng số lượng khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu.

Bốn là, thực hiện hiệu quả công tác quản trị rủi ro

Factoring và forfaiting là những sản phẩm tài trợ luôn tiềm ẩn rủi ro, do đó quản trị rủi ro luôn được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất để phát triển các sản phẩm này. Các TCTD khi tham gia cung ứng sản phẩm factoring/forfaiting đều cân nhắc giữa việc doanh thu từ hoạt động này là bao nhiêu và rủi ro có thể xảy ra là như thế nào. Do đó việc đánh giá và thực hiện công tác quản trị rủi ro là điều hết sức cần thiết.

Khi các TCTD cung ứng sản phẩm thực hiện đầy đủ các quy trình thẩm định, đánh giá, xem xét khách hàng trên tất cả các khía cạnh, thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm rủi ro thì sẽ hạn chế được những rủi ro, tổn thất không đáng có, nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động factoring và forfaiting, đồng thời nâng cao uy tín và vị thế của các factor trên thị trường.

Năm là, công tác giới thiệu sản phẩm được chú trọng

Nhận thức luôn là điều kiện mang tính chất quyết định dến sự phát triển. Để có thểứng dụng nghiệp vụ factoring và forfaiting khi có nhu cầu tài trợ thương mại quốc tê, nhất là đối với các hoạt động xuất nhập khẩu thì vấn đề nhận thức được tầm quan trọng của sản phẩm đối với các doanh nghiệp là rất cần thiết.

Công tác phổ biến sản phẩm được chú trọng, sản phẩm được giới thiệu đến từng doanh nghiệp sẽ nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp đối với factoring và forfaiting. Khi các doanh nghiệp đã hình thành được nhận thức đối với sản phẩm sẽ

góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển factoring và forfaiting như thay đổi phương thức thanh toán cho phù hợp, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp... .Việc phổ biến sản phẩm vô hình chung đã làm tăng nhu cầu đối với factoring và forfaiting, góp phần tăng doanh số và thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sáu là, mô hình tổ chức phù hợp và hiệu quả

Bất cứ một hoạt động nếu muốn phát triển cũng cần có một mô hình tổ chức hiệu quả.Để phát triển sản phẩm factoring và forfaiting thì các đơn vị factor/forfaiter cần có sự bố trí phòng ban hợp lý. quy định rõ ràng các bộ phận tham gia và các bộ phận hỗ trợ. xác định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, từng bộ phận. Mô hình tổ chức càng hiệu quả và hợp lý, công tác thực hiện triển khai sản phẩm càng thuận tiện, trôi chảy, nâng cao chất lượng công việc cũng như chất lượng sản phẩm.

1.3.3.3. Điều kiện từ phía các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thứ nhất, có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Factoring và forfaiting là các nghiệp vụ tài trợ cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, cần có sự phối hợp từ phía các tổ chức tín dụng và cả các doanh nghiệp. Ngoài việc các factor và forfaiter am hiểu và cung cấp dịch vụ một cách chuyên nghiệp thì việc các doanh nghiệp có kiến thức về thương mại quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu cũng rất cần thiết. Khi các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và am hiểu thông lệ, tập quán quốc tế có thể tránh được các sơ hở khi kí kết hợp đồng . đề phòng các rủi ro có thể phát sinh. Ngược lại, nếu thiếu kinh nghiệm và am hiểu về kiến thức ngoại thương. các doanh nghiệp sẽ có khả năng phải gánh chịu thiệt thòi do hợp đồng thiếu chặt chẽ, hoặc bị các đối tác cố ý lừa đảo, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của factoring và forfaiting.

Thứ hai, công khai, minh bạch tình hình hoạt động

Vai trò cơ bản của nghiệp vụ factoring và forfaiting là việc các factor và forfaiter sẽ đứng ra thu hồi các khoản phải thu cho khách hàng của mình. Việc thu hồi các khoản phải thu này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của khoản phải thu, hay nói cách khác là khả năng thu hồi nợ từ phía người mua.Như vậy, việc tìm hiểu. đánh giá. thẩm định thông tin người mua là một yếu tố quan trọng quyết định khả năng thực hiện factoring/forfaiting. Bên cạnh việc các tổ

chức cung cấp dịch vụ factoring và forfaiting cần phải xây dựng một quy trình thẩm định và đánh giá thông tin khách hàng thì việc các doanh nghiệp công khai minh bạch các thông tin của mình cũng rất quan trọng. Neu các thông tin về doanh nghiệp không được công khai hoặc cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến công tác đánh giá của factor/forfaiter, từ đó có thể dẫn đến nảy sinh các rủi ro như việc thu hồi nợ chậm hoặc người mua phá sản, ...

Thứ ba, áp dụng các phương thức thanh toán phù hợp trong xuất nhập khẩu

Để các tổ chức tín dụng có thể thực hiện được nghiệp vụ factoring và forfaiting thì bản thân các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có nhu cầu về hoạt động này.Khi thực hiện hợp đồng ngoại thương, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình. Factoring và forfaiting là các nghiệp vụ tài trợ dựa trên các khoản phải thu của các doanh nghiệp khi họ thực hiện thanh toán thông qua phương thức ghi sổ hay nhờ thu trả chậm D/A. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển Factoring và Forfaitingva bài học đối

với Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển Factoring và Forfaiting của một số quốc giatrên trên

thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, nghiệp vụ factoring được cung cấp bởi các công ty tài chính thuộc các ngân hàng, hoạt động theo luật pháp về ngân hàng. Qua những cuộc sát nhập gần đây của một số ngân hàng lớn tại Nhật Bản như vụ sát nhập giữa Mitsubishi Tokyo Financial Group và UFJ Holding,.các công ty tài chính này cũng được cơ cấu lại và trở nên tập trung hơn.Trước đây tại Nhật Bản, phương thức thanh toán truyền thống là tín dụng chứng từ L/C. Gần đây, các doanh nghiệp đã dần chuyển sang phương thức ghi sổ và nhờ thu D/A. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy điều kiện để phát triển factoring tại Nhật Bản đã được cải thiện.

Về thị trường factoring quốc tế, Mỹ là thị trường lớn nhất của Nhật Bản. Hàn Quốc và Đài Loan là những thị trường factoring xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản tại

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Tại Singapore, nghiệp vụ factoring được triển khai theo hướng phát triển thông qua các ngân hàng. Trước đây, các dịch vụ factoring vốn do các tổ chức tài chính cung cấp, tuy vậy hiện nay các ngân hàng đang tham gia mạnh vào thị trường này.Điều này tận dụng được những lợi thế sẵn có của hệ thống ngân hàng như mạng lưới, cơ sở hạ tầng, khách hàng,.. .Theo chuyên gia quản lý xuất nhập và xử lý rủi ro tại Singapore Jee Meng Chen, hoạt động factoring có cơ hội phát triển mạnh mẽ tại Singapore hơn là tài trợ xuất khẩu dưới hình thức tín dụng chứng từ. Doanh số factoring năm 2013 của Singapore là 9,970 triệu EUR, đứng thứ 29 về doanh thu factoring trên thế giới. Mối quan hệ giữa các factor và khách hàng, giữa ngân hàng mẹ và factor ngày càng được củng cố, tạo đà cho sự phát triển nghiệp vụ factoring tại Singapore.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Hoạt động tài trợ bằng phương thức factoring đang dần được các ngân hàng Thái Lan quan tâm. Những ngành hàng mà Factoring hướng tới là ngành điện tử, đồ chơi, viễn thông, máy tính, in và giấy, thực phẩm, điện lực, giao nhận vận tải và tư vấn. Các ngân hàng tại Thái Lan hiện đang cung cấp factoring nội địa và factoring quốc tế với các hình thức miễn truy đòi, có truy đòi, chiết khấu hóa đơn,.

Nghiệp vụ factoring tại Thái Lan được hỗ trợ bởi pháp luật sở tại. Nghiệp vụ này được điều chỉnh bởi Đạo luật Bao thanh toán ( Factoring Bills), trong đó quy định cho phép thông báo về việc chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào thay cho quy định phải bằng văn bản như trước đây. Các đơn vị factoring cũng được tính phí như các tổ chức tài chính khác. Nghiệp vụ factoring tại Thái Lan phát triển một phần nhờ thái độ thận trọng của các ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn nhận factoring như một hình thức tài trợ linh hoạt. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu Thái Lan vẫn quen với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ truyền thống hơn. Điều này hạn chế phần nào sự phát triển của factoring tại Thái Lan.

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thứ nhất, về khung pháp lý

Để phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting tại Việt Nam, trước hết cần có một hệ thống văn bản pháp lý thật cụ thể để hướng dẫn thực hiện. Luật pháp cần quy định được phép chuyển nhượng các khoản phải thu nào, quyền và nghĩa vụ của các

bên tham gia, các quy định kiểm soát và phòng ngừa rủi ro,... để hoạt động factoring và forfaiting được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Thứ hai, về cơ sở hạ tầng

Môi trường thông tin cần công khai, minh bạch.Các doanh nghiệp cần hỗ trợ công tác thẩm định, đánh giá từ phía các factor/forfaiter, góp phần làm cho hoạt động factoring/forfaiting được diễn ra thuận lợi và hiệu quả.

Các đơn vị thực hiện factoring/forfaiting cần áp dụng khoa học công nghệ nhằm tăng tính cạnh tranh, đặc biệt là trong factoring quốc tế.

Thứ ba, về mô hình tổ chức

Việt Nam có thể đẩy mạnh việc triển khai factoring và forfaiting tại các ngân hàng thương mại hoặc các công ty con thuộc ngân hàng, như trường hợp của Nhật Bản. Với những kinh nghiệm về cho vay, quản lý rủi ro, thanh toán quốc tế, hệ thống khách hàng hiện hữu, mạng lưới phân phối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các NHTM sẽ có nhiều thuận lợi trong việc triển khai sản phẩm.

Thứ tư, về nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố có tính chất quyết định, nhất là khi nghiệp vụ factoring và forfaiting còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Chính vì vậy, nguồn nhân lực phục vụ triển khai factoring và forfaiting cần có trình độ chuyên môn cao, vững vàng

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 763 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w