Kinh nghiệm phát triển Factoring và Forfaiting của một số quốc gia trên

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 763 (Trang 39 - 40)

toán thông qua phương thức ghi sổ hay nhờ thu trả chậm D/A. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp lựa chọn phương thức thanh toán nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nghiệp vụ factoring và forfaiting.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển Factoring và Forfaitingva bài học đối

với Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm phát triển Factoring và Forfaiting của một số quốc giatrên trên

thế giới

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản

Tại Nhật Bản, nghiệp vụ factoring được cung cấp bởi các công ty tài chính thuộc các ngân hàng, hoạt động theo luật pháp về ngân hàng. Qua những cuộc sát nhập gần đây của một số ngân hàng lớn tại Nhật Bản như vụ sát nhập giữa Mitsubishi Tokyo Financial Group và UFJ Holding,.các công ty tài chính này cũng được cơ cấu lại và trở nên tập trung hơn.Trước đây tại Nhật Bản, phương thức thanh toán truyền thống là tín dụng chứng từ L/C. Gần đây, các doanh nghiệp đã dần chuyển sang phương thức ghi sổ và nhờ thu D/A. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy điều kiện để phát triển factoring tại Nhật Bản đã được cải thiện.

Về thị trường factoring quốc tế, Mỹ là thị trường lớn nhất của Nhật Bản. Hàn Quốc và Đài Loan là những thị trường factoring xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản tại

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Singapore

Tại Singapore, nghiệp vụ factoring được triển khai theo hướng phát triển thông qua các ngân hàng. Trước đây, các dịch vụ factoring vốn do các tổ chức tài chính cung cấp, tuy vậy hiện nay các ngân hàng đang tham gia mạnh vào thị trường này.Điều này tận dụng được những lợi thế sẵn có của hệ thống ngân hàng như mạng lưới, cơ sở hạ tầng, khách hàng,.. .Theo chuyên gia quản lý xuất nhập và xử lý rủi ro tại Singapore Jee Meng Chen, hoạt động factoring có cơ hội phát triển mạnh mẽ tại Singapore hơn là tài trợ xuất khẩu dưới hình thức tín dụng chứng từ. Doanh số factoring năm 2013 của Singapore là 9,970 triệu EUR, đứng thứ 29 về doanh thu factoring trên thế giới. Mối quan hệ giữa các factor và khách hàng, giữa ngân hàng mẹ và factor ngày càng được củng cố, tạo đà cho sự phát triển nghiệp vụ factoring tại Singapore.

1.4.1.3. Kinh nghiệm của Thái Lan

Hoạt động tài trợ bằng phương thức factoring đang dần được các ngân hàng Thái Lan quan tâm. Những ngành hàng mà Factoring hướng tới là ngành điện tử, đồ chơi, viễn thông, máy tính, in và giấy, thực phẩm, điện lực, giao nhận vận tải và tư vấn. Các ngân hàng tại Thái Lan hiện đang cung cấp factoring nội địa và factoring quốc tế với các hình thức miễn truy đòi, có truy đòi, chiết khấu hóa đơn,.

Nghiệp vụ factoring tại Thái Lan được hỗ trợ bởi pháp luật sở tại. Nghiệp vụ này được điều chỉnh bởi Đạo luật Bao thanh toán ( Factoring Bills), trong đó quy định cho phép thông báo về việc chuyển nhượng dưới bất kỳ hình thức nào thay cho quy định phải bằng văn bản như trước đây. Các đơn vị factoring cũng được tính phí như các tổ chức tài chính khác. Nghiệp vụ factoring tại Thái Lan phát triển một phần nhờ thái độ thận trọng của các ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhìn nhận factoring như một hình thức tài trợ linh hoạt. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu Thái Lan vẫn quen với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ truyền thống hơn. Điều này hạn chế phần nào sự phát triển của factoring tại Thái Lan.

Một phần của tài liệu Điều kiện phát triển factoring và forfaiting trong tài trợ thương mại tại các NHTM việt nam khoá luận tốt nghiệp 763 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w