Về hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phục vụ xuất nhập khẩu tại NHTMCP bắc á khoá luận tốt nghiệp 092 (Trang 37 - 40)

Ngân hàng TMCP Bắc Á luôn xác định huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng để bảo đảm cho hoạt động kinh của Ngân hàng và đáp ứng các nhu cầu kinh tế - xã hội. Xác định rõ nhiệm vụ đó, đến nay Ngân hàng TMCP Bắc Á đã xây dựng được cơ cấu nguồn vốn hợp lý và đa dạng. Bên cạnh các hình thức huy động tiền gửi thuần túy thì NHTMCP Bắc Á cũng thường xuyên chú trọng các hình thức, chương trình huy động vốn đặc biệt như Tiền gửi tiết kiệm có thưởng, Tiền gửi tiết kiệm tham gia dự thưởng hàng quý, Tiền gửi dự thưởng với tài sản lớn... Đồng thời, chính sách lãi suất được thực hiện linh hoạt, cạnh tranh và bám sát thị trường. Nếu như trong năm 2011 do ảnh hưởng từ những biến động của thị trường vàng, thị trường ngoại tệ và dư luận về việc cơ cấu lại các NHTM khiến cho việc huy động vốn diễn ra khá khó khăn thì bước sang năm 2012 bằng việc thực thi mạnh mẽ và quyết liệt các giải pháp đồng bộ, công tác huy động

Học viện Ngân hàng 24 Khóa luận tốt nghiệp

vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á đã có những chuyển biến tích cực.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Bắc Á

TCTD khác 48.025.20 6 8.956.89 +11,61 2.296.506 -74,36 2. Tiên gửi khách hàng 8.116.29 4 9.392.08 3 +15,72 27.039.354 +187, 9 - Tiên gửi từ dân cư 7.091.77

7 7 8.146.63 +14,87 24.924.750 +205,95 - Tiên gửi từ các TCKT 1.024.51 7 1.245.44 6 +21,56 2.114.604 +69,7 9 3. Vốn tài trợ, ủy thác 15.25 6 16.697 +9,45 17.821 3 +6,7 4. Các khoản huy động khác 275.20 5 7 256.50 -6,79 264.392 7 +3,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD của Ngân hàng TMCP Bắc Á năm 2010 - 2012)

Học viện Ngân hàng 25

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Bắc Á là khá cao và tăng qua các năm: năm 2011 tăng 13,33% so với năm 2010, năm 2012 tăng 59,05% so với năm 2011. Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng đã giảm mạnh: khoản mục tiền gửi và vay các TCTD khác của năm 2012 giảm 74,36% so với năm 2011. Điều này là kết quả của chủ trương giảm số dư và tỷ trọng huy động từ thị trường liên ngân hàng nhằm giảm sự phụ thuộc và tránh những tác động tiêu cực khi thị trường biến động. Bên cạnh đó, tỷ trọng tiền gửi khách hàng gồm tiền gửi từ dân cư và các TCKT có xu hướng tăng lên và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động: năm 2011 tăng 15,72% so với năm 2010, năm 2012 tăng 187,9 % so với năm 2011. Đặc biệt là sự tăng trưởng mạnh mẽ của khoản mục tiền gửi từ dân cư: năm 2011 tăng 14,87% so với năm 2010, năm 2012 tăng 205,95% so với năm 2011 cho thấy dân chúng ngày càng có niềm tin vào tiền đồng và niềm tin vào Ngân hàng.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn một số hạn chế Ngân hàng cần điều chỉnh trong thời gian tới: Nguồn vốn huy động cao nhưng chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi ngắn hạn chủ yếu kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng, vẫn còn tồn tại một số nguồn vốn có tính chất thị trường 2 và chi phí vốn thực tế cao hơn so với mặt bằng. Do đó, số dư và chi phí vốn rất dễ bị tác động thay đổi khi có biến động của thị trường. Ngoài ra, các sản phẩm huy động cần phải đa dạng hơn nữa để phục vụ nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ phục vụ xuất nhập khẩu tại NHTMCP bắc á khoá luận tốt nghiệp 092 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w