- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng:
Một yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá chất lượng tín dụng chính là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một khi được cụng cấp vốn đầy đủ, kịp thời, với thủ tục đơn giản và mức lãi suất hợp lý thì quá trình sản xuất kinh doanh của DN sẽ được diễn ra ổn định, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, đồng thời làm tăng uy tín và nâng cao vị thế, hình ảnh cho ngân hàng.
- Mức độ tuân thủ qui trình cấp tín dụng:
Một khoản tín dụng có chất lượng trước hết phải là khoản tín dụng được cấp theo một trình tự đây đủ các bước, chấp hành nghiêm chỉnh quy định trong quy trình tín dụng. Đây là cơ sở pháp lý đảm bảo cho món vay được an toàn, hiệu quả Một Ngân hàng có quy trình cấp tín dụng đơn giản, hợp lý nhưng vẫn đảm bảo đúng nguyên tắc và quy định của tín dụng sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, đồng thời giúp thu hút được nhiều khách hàng và đảm bảo được chất lượng tín dụng. Chính vì vậy, quy trình cấp tín dụng được xem như một chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng về mặt trừu tượng.
Nguyễn Quỳnh Mai
cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Điều này không chỉ phụ thuộc vào Ngân hàng mà còn rất lớn vào khách hàng vay vốn.
1.2.2.1. Các chỉ tiêu định lượng
- Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay phản ánh tổng số tiền mà ngân hàng đã cho các khách hàng vay trong một thời kỳ cụ thể. Nếu một Ngân hàng có doanh số cho vay càng lớn cho thấy mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng càng nhiều, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng là cao. Tuy nhiên nếu DSCV tăng quá mức hợp lí sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán của Ngân hàng. Chỉ tiêu này luôn phải xem xét trong mối quan hệ với chỉ tiêu Doanh số thu nợ của ngân hàng.
Mức tăng DSCVDNVVN = Tổng DSCVđối với DNVVN năm(t 1)-nam(t0)
rτι, Mức tăngDSCVđối với DNV&N
Tỷ lệ tăng DSCVDNVVN = τΓ* N7 nʌuzlʌi L3.1 × 100
■ ‘ Tổng DSCVđôi với DNV&N năm(t0)
- Doanh số thu nợ:
Doanh số thu nợ phản ánh số vốn mà DN hoàn trả cho Ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh số cho vay lớn cần phải kèm theo doanh số thu nợ cao. Nếu DSTN thấp mà DSCV cao có nghĩa là khả năng thu hồi vốn và lãi là thấp, chất lượng tín dụng là không tốt.
Mức tăng DSTN DNVVN = Tổng DSTN đôi với DNVVN năm(t1)-năm(t0)
Chỉ tiêu này tăng hay giảm phản ánh được công tác tổ chức, quản lý khoản vay cũng như công tác thu hồi nợ của Ngân hàng là tốt hay không.
Mức tăng DSTN đôi với DNV&N
Tỷlệ tăng DSTN đôi với DNVVN = Tỏng DSTN đôi vơi DNV&N nαm(t0) ^nrτnr^rτrτnr DSTN đôi với DNV&N
Tỷ trọng DSTN DNVVN =---Tổng DSTN--- × 100
Khóa luận tốt nghiệp 1 5 Học viện Ngân hàng
Dư nợ tín dụng đối với DNVVN phản ánh quy mô vốn ngân hàng cho DNNVV vay tại một thời điểm.
. ... Dư nợ tín dụng DNV&N
Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNVVN = —rri'~ , __— × 100
■ ■ ■ ■ b Tong dư nợ tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết dư nợ tín dụng đối với DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng đang ngày càng tập trung quan hệ tín dụng vào các DNVVN, song cũng có thể là do việc thu nợ không được thực hiện tốt nên tỷ trọng dư nợ của DNVVN cao. Vì vậy, khi đánh giá chỉ tiêu này phải đặt điều kiện có tỷ trọng tăng dư nợ tín dụng phải tương xứng với tỷ trọng tăng của doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
_, j , , ,, __ Mức tăng dư nợ đối với DNV&N
Tốc độ tăng trưởng DNTD = nλπri 1 × 100
g g Dư nợ đối với DNV&N năm(t0)
- Tỉ lệ nợ quá hạn và nợ xấu:
Nợ quá hạn là khoản nợ gốc hay lãi mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn trả theo thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng.s
, „ , , Nợ quá hạn của DNV&N
Tỉ lệ nợ quá hạn DNVVN = rrτ~ 1 ' r- τyτ.πrif JLT × 100
■ TOng dư nợ đoi với DNV&N
Tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh chất lượng tín dụng đối với DNNVV thấp. Khả năng thu hồi vốn có vấn đề sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao , vượt quá khả năng bù đắp thì có thể se dân đên sư phá sản của ngân hàng . Tuy nhiên, chúng ta không thể kết luận chất lượng cho vay đối với các DNNVV là cao nếu chỉ thông qua thực tê tỷ lệ này thấp vì có thể ngân hàng đang theo đuổi một chính sách tín dụng an toàn , ít rủi ro đối với khách hàng DNNVV, tức là không mở rộng cho vay đối với loai hính doanh ng hiệp này. Điều do đồng nghĩa với việc các NHTM sẽ thu ít lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với DNNVV hơn. Chính vì vây , để đánh giá chính xac chất lượng tín dụng đối với DNNVV cần phải kết hợp với hai chỉ tiêu ở trên : doanh số va dư nơ cho vay đối với DNNVV.
Ngoài ra để đánh giá chính xác về chất lượng tín dụng của các Ngân hàng mà còn phải căn cứ vào tỷ lệ nợ xấu.
Khóa luận tốt nghiệp 1 6 Học viện Ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu DNVVN = Tổng dư nợ đối với DNV&N × Nợ xấu của DNV&N 100
Nợ xấu bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi và nợ có khả năng mất vốn . Chỉ tiêu nay bổ sung cho chỉ tiêu trên bởi nếu chỉ xét chỉ tiêu nợ quá hạn thì các khoản nợ qua hạn mà ta tính đến ở đó vẫn có thể phần lớn chỉ là nợ cần chú ý , ngân hàng có thể cơ cấu lại và cho gia hạn nợ. Còn khi ta xét đến tỷ lệ nợ xấu thì có nghĩa là chúng ta đã tính đến những khoản nợ tiềm ẩn nguy cơ mất vốn cao của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này mà cao thì có thể khẳng định chất lượng tín dụng của ngân hàng là rất kém, nguy cơ phá sản của ngân hàng là rõ ràng hơn bao giờ hết.
- Vòng quay vốn tín dụng:
, Doanh số thu nợ đối với DNV&N
Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân DNV&N
Chỉ tiêu này cho ta biết số lần vốn từ ngân hàng đến tay khách hàng rồi quay lại đúng thời hạn trong một thời gian nhất định. Tốc độ luân chuyển vốn cao chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng đã tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của DN. Với số lượng vốn nhất định, nhưng do tốc độ vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng không những đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp mà còn thêm nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho các doanh nghiệp khác thực hiện phát triển sản xuất kinh doanh. Vòng quay vốn tín dụng nhanh chứng tỏ tốc độ quay vòng vốn của các DN vay vốn cao, các DN hoạt động có hiệu quả với đồng vốn vay của ngân hàng.
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng =LN từ HĐTD đối với DNV&NTổng lợi nhuận từ HĐTD × 100
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng , một khoản tín dụng
ngắn hạn hay dài hạn không thể xem là có chất lượng cao nếu nó không đem lại lợi nhuận cho NH. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ các khoản cho vay của NH sinh lời và ngược
lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản vay không sinh lời, đồng nghĩa với chất lượng
tín dụng chưa tốt.
1.2.3. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN
Khóa luận tốt nghiệp 1 7 Học viện Ngân hàng
1.2.3.1. Đối với ngân hàng
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNVVN giúp Ngân hàng bảo đảm an toàn cho nguồn vốn, kiểm soát được rủi ro. Mặt khác, nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng tiết kiệm được chi phí phát sinh từ các khoản nợ xấu như chi phí cho các khoản nợ không hoàn trả được,chi phí từ công tác thu hồi nợ.
Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ góp phần cải thiện tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh. Do đó, việc nâng
cao chất lượng tín dụng là một tất yếu khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của
bản thân các NHTM.
1.2.3.2. Đối với DNVVN
Chất lượng tín dụng được nâng cao giúp DN có được khoản vay với thủ tục đơn giản, nhanh chóng với mức lãi suất hợp lý, giúp cho DN tiết kiệm thời gian, nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Bên cạnh đó, nhờ có sự quản lý, giám sát sát sao của ngân hàng cho vay vốn, DNVVN sử dụng vốn vay đúng mục đích và hợp lý hơn. Ngoài ra, sự tư vấn và giúp đỡ về các vấn đề tài chính tiền tệ bởi các chuyên gia ngân hàng giúp cho DN làm ăn hiệu quả, trả nợ,bù đắp chi phí và mang lại lợi nhuận cho mình.
1.2.3.3. Đối với nền kinh tế quốc dân
Chất lượng tín dụng cao giúp cho các DN phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, thu được lợi nhuận lớn từ đó giải quyết công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội, khai thác được các nguồn lực tiềm năng của đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N buộc các Ngân hàng phải có một cơ cấu sử dụng vốn hợp lý, có chính sách tín dụng phù hợp để giải quyết tốt mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế, vốn đầu tư sẽ được sử dụng hiệu quả hơn, tạo ra nhiều lợi nhuận cho các nhà đầu tư, giúp nền kinh tế có những nguồn lực mới.
Nâng cao chất lượng tín dụng còn góp phần thực hiện tốt mục tiêu các chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ, và các chủ trương chính sách khác của Nhà nước về
Khóa luận tốt nghiệp 1 8 Học viện Ngân hàng
phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với DNVVN 1.2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng
- Quy mô và cơ cấu của nguồn vốn:
Để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngân hàng không chỉ cần cố gắng huy động một lượng vốn ngày càng lớn để đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô cho vay và đầu tư tới DNVVN, mà còn không ngừng đa dạng hoá nguồn để tìm kiếm cơ cấu nguồn có chi phí thấp nhất, ổn định nhất. Có thể nói quy mô và cơ cấu nguồn vốn là một trong trong các nhân tố quyết định đến quy mô, thời hạn tài trợ của Ngân hàng đối với khách hàng nói chung và DNVVN nói riêng.
- Chính sách tín dụng:
Chính sách tín dụng của một ngân hàng la hệ thống quan điểm , chủ trương, định hướng, quy định đôi vơi hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng. Chính sách tín dụng của ngân hàng nhằm đạt được sư cân bằng giữa hai mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và hạn chê rủi ro , đảm bảo tăng trưởng tín dụng và đầu tư an toàn , hiệu quả theo đúng định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng . Đưa ra được một chính sách tín dụng hợp lý đối với cac DNNVV , ngân hang vừa thể hiện được vai trò của mình trong việc cung cấp vốn hoat đông cho các doanh nghiệp nay , vừa co thê thu đươc môt nguôi! lơi lơn từ hoạt động cho vay đông thơi quản lý được các hiện tượng nợ xấu, hạn chế rủi ro về tín dụng, góp phần nâng cao chât lương cua công tac tìn dụng dôi vơi DNNVV..
- Năng lực thẩm định dự án:
Để thực hiện một món tín dụng với DN, NHTM cần tiến hành theo quy trình tín dụng. Một trong các khâu quan trọng để đảm bảo khách hàng sẽ trả được gốc và lãi đúng hạn, đầy đủ, là chất lượng công tác thẩm định trước khi cấp tín dụng. NHTM sẽ tiến hành thẩm định khách hàng cùng dự án, tập trung vào đánh giá tư cách pháp lý của DN, khả năng tài chính, trình độ quản lý, mức độ uy tín trên thương trường, phân tích lại hiệu quả của dự án, dự đoán diễn biến tình hình kinh tế chính trị trong thời gian của dự án...Để thu hút thêm nhiều DN, mở rộng cả quy mô tín dụng và
Khóa luận tốt nghiệp 1 9 Học viện Ngân hàng
nâng cao chất lượng thì các Ngân hàng không ngừng đổi mới, cải tiến công tác thẩm định cho phù hợp với tình hình thực tế của DNVVN của thị trường. Thẩm định tín dụng vừa đơn giản, nhanh chóng, chính xác song vẫn phải chặt chẽ để bảo đảm rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất.
- Công tác kiểm soát khách hàng cùng khoản tín dụng:
Sau khi một khoản tín dụng được cấp, ngân hàng phải luôn chủ động thu thập thông tin, kiểm tra giám sát để nắm rõ tình hình của DN cũng như dự án được cấp, nhằm tìm hiểu xem khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích hay không, tiến trình thực tế theo kịp với kế hoạch không, DN có dấu hiệu lừa đảo không... Thông tin theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ cho thấy chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không
Nắm được thông tin chính xác và kịp thời là cơ sở để Ngân hàng ngăn chặn kịp thời các ý đồ sử dụng khoản tài trợ sai lệch, có các biện pháp ngăn chặn các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro bằng cách như ngừng giải ngân, bổ sung tài sản thế chấp...nhằm đảm bảo an toàn cho vốn tín dụng của ngân hàng
Trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng:
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt thường xuyên thay đổi như hiện nay thì trình độ đội ngũ cán bộ Ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng. Sự mở rộng phát triển của hoạt động tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có hiểu biết rộng cùng với trình độ chuyên môn cao, có như thế mới có khả năng phân tích và nắm bắt tình hình của khách hàng một cách chính xác, qua đó ra quyết định đúng đắn hơn, giảm rủi ro cho Ngân hàng. Mặt khác, Cán bộ tín dụng có khả năng giao tiếp tốt và khả năng marketing giỏi cũng sẽ tạo dựng được hình ảnh, uy tín tốt cho Ngân hàng, góp phần mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng. Ban lãnh đạo ngân hàng với trình độ, năng lực tốt sẽ đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả, chính sách phát triển hợp lý giúp cho ngân hàng nâng cao được năng lực cạnh tranh
Trang thiết bị kỹ thuật:
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin và kỹ thuật hiện đại.
Khóa luận tốt nghiệp 20 Học viện Ngân hàng
Bối cảnh đó buộc các NHTM Việt Nam phải đổi mới công nghệ, máy móc để có thể cạnh tranh, hoà nhập với khu vực và thế giới để tồn tại và phát triển. Máy vi tính cùng các phần mềm về lĩnh vực Ngân hàng, mạng nội bộ và mạng thanh toán điện tử liên Ngân hàng, máy rút tiền tự động...đã giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng chính xác, thủ tục đơn giản hơn, nhân viên tín dụng làm việc thuận tiện hơn, thu thập thông tin kịp thời và đầy đủ, thu hút thêm khách hàng gửi tiền cũng như vay tiền Ngân hàng. Trang thiết bị kỹ thuật vì vậy sẽ ngày càng có ảnh hưởng mạnh hơn tới chất lượng tín dụng.
1.2.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về DNVVN
- Quy mô vốn của các DNNVV
Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả , thu nhiều lợi nhuận sẽ có điều kiện tăng quy mô vốn chủ sở hữu. Do đo, quy mô vốn là nhân tố mà các NHTM