Quan niệm về hiệu quả cho vay DNVVN của NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP sài gòn hà nội chi nhánh hàng trống khoá luận tốt nghiệp 128 (Trang 25 - 27)

Để hiểu về hiệu quả cho vay DNVVN của NHTM là gì thì trước tiên khóa luận đề cập đến khái niệm “hiệu quả”. Theo P.Samuelson và W.Nordhaus thì “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm được một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn sản xuất của nó”. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Một quan điểm khác của tác giả Manfred Kuhn cho rằng “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chi cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế từ quá trình kinh tế. Ngoài ra, khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm 1909 (giáo trình Kinh tế học công cộng của Joseph E. Stiglit, bản dịch của Nguyễn Thị Hiên và những người khác). Theo Pareto, với một nhóm các cá nhân và nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau cho mỗi cá nhân trong nhóm đó, việc chuyển từ một phân bổ này sang một phân bổ khác mà làm ít nhất một cá nhân có điều kiện tốt hơn nhưng không làm cho bất cứ một cá nhân nào khác có điều kiện xấu đi được gọi là một sự cải thiện Pareto hay một sự tối ưu hóa Pareto. Khi đạt được một phân bổ mà không còn cách nào khác để đạt thêm sự cải thiện Pareto, cách phân bổ đó được gọi là hiệu quả Preto hoặc tối ưu Pareto. Hiệu quả Preto là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị. Tuy nhiên, hạn chế của Pareto là tính địa phương hóa của nó. Nhiều hệ thống đạt hiệu quả Pareto nhưng không phải là hệ thống được mong muốn. Ví dụ một chế độ độc tài trong đó nhà độc tài kiểm soát tất cả mọi nguồn lực là một hệ thống đạt được hiệu quả Pareto vì bất kỳ việc tái phân phối nào cũng làm giảm phúc lợi của nhà độc tài. Thêm nữa, hiệu quả Pareto chỉ xem xét đến thu nhập và tài sản của cá nhân mà không

xem xét đến cộng đồng, môi trường tự nhiên, cũng như ảnh hưởng của một số nhân tố bên ngoài.

Nói chung các quan niệm về hiệu về hiệu quả trên chủ yếu được nhìn nhận ở

góc độ hiệu quả kinh tế, tức là hiệu quả xét về mặt tài chính đạt được cho chủ sản

xuất, kinh doanh với tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và không xem xét đến yếu tố cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, hiệu quả không còn

được nhìn nhận đơn giản như vậy. Chỉ tiêu hiệu quả phụ thuộc lớn vào mục tiêu của

doanh nghiệp, trong mỗi giai đoạn khác nhau thì tính hiệu quả cũng là khác nhau. về mặt lâu dài thì trong suốt quá trình hoạt động, hiệu quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Tuy nhiên về hiệu quả trước mắt thì có thể phụ thuộc vào mục tiêu mà doanh nghiệp đó hướng tới như chất lượng sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng suất lao động hay việc mở rộng thị trường, nâng cao uy tín của doanh nghiệp đó,.. Vận dụng điều này vào hoạt động của NHTM, thì hiệu quả hoạt động cho vay DNVVN cũng cần đáp ứng nhiều tiêu chí của các chủ thể tham gia hoạt động này:

Từ góc nhìn của khách hàng, các khoản vay có hiệu quả phải là các khoản có vốn vay phù hợp với mục đích sử dụng, và khả năng của doanh nghiệp, nghĩa là lãi suất và kỳ hạn phải hợp lý từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay thủ tục đơn giản, thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các quy tắc cho vay của ngân hàng.

Từ góc nhìn của nền kinh tế, hiệu quả cho vay phụ thuộc vào hoạt động cho vay có phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa hay không, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo được sự hài hòa giữa hoạt động cho vay với chính sách của Chính phủ.

Từ góc nhìn của của ngân hàng thương mại, hiệu quả cho vay thể hiện trên hai

mặt: mức độ an toàn của khoản vay và hiệu quả kinh tế của khoản vay. (i), Mức độ an

toàn của khoản vay: được thể hiện qua chỉ tiêu khả năng trả nợ của khách hàng. Một khoản vay chứa đựng nhiều nguy cơ không trả được nợ, mang lại rủi ro cho ngân hàng

thì được gọi là khoản vay kém hiệu quả; (ii), Hiệu quả kinh tế của khoản vay: là khả

ngân hàng. Thông qua hoạt động cho vay này các doanh nghiệp nhận tiền vay sẽ được hỗ trợ về vốn để mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm...đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội.

Tóm lại, hoạt động cho vay được coi là hiệu quả khi nó mang lại lợi ích về kinh tế cho khách hàng, ngân hàng và cho cả xã hội. Tức là vốn đưa vào kinh doanh đủ để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho ngân hàng, có lợi nhuận đóng góp vào sự

phát triển của nền kinh tế đất nước. Và trong khóa luận, người viết tập trung đến hiệu

quả kinh tế của hoạt động cho vay trên góc độ NHTM.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP sài gòn hà nội chi nhánh hàng trống khoá luận tốt nghiệp 128 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w